Cơ sở lựa chọn phương pháp xác định M, G, dg.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập một số mô hình sản lượng cho rừng trồng thông 3 lá (pinus kesiya royle ex cordon) tại tỉnh gia lai​ (Trang 53 - 55)

2) Huyện Mang Yang

4.2.6. Cơ sở lựa chọn phương pháp xác định M, G, dg.

Trữ lượng (M), tổng diện ngang (G) và đường kính bình quân theo tiết diện (dg) là một tổng thể thống nhất và có quan hệ qua lại lẫn nhau. Do đó, không nên xác định 3 đại lượng này từ 3 mô hình độc lập, mà cần được xác định theo một phương pháp thống nhất.

 Phương pháp thứ nhất: Lấy mô hình trữ lượng làm cơ sở

 Trữ lượng được xác định theo phương trình (4-17) hoặc (4-18), ký hiệu là M(1) hoặc M’(1).

 Tổng tiết diện ngang được xác định theo công thức (4-22), ký hiệu là G(1), G’(1). Trong đó, HF được xác định theo phương trình (4-11).

 Đường kính bình quân được xác định theo công thức (4-25), ký hiệu là dg(1), dg’(1).

 Phương pháp thứ hai: Lấy mô hình tổng diện ngang làm cơ sở

 Tổng diện ngang được xác định theo phương trình (4-23) hoặc (4-24), ký hiệu G(2) hoặc G’(2).

 Trữ lượng được xác định theo (4-19), ký hiệu là M(2), M’(2). Trong đó HF được tính xác định theo phương trình (4-11).

 Đường kính bình quân theo tiết diện được xác định theo công thức (4-25), ký hiệu dg(2), dg’(2).

Cơ sở để lựa chọn một trong 2 phương pháp trên là dựa vào kết quả kiểm nghiệm ở các ô tiêu chuẩn không tham gia tính toán thiết lập mô hình. Phương trình được lựa chọn phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

 Sai số tương đối trung bình % nhỏ nhất trong giới hạn cho phép.  Phạm vi sai số tương đối nhỏ.

 ứng dụng mô hình xác định các chỉ tiêu sản lượng cho các lâm phần ngoài thực tế đơn giản.

Kết quả tính toán sai số được tổng hợp ở Biểu (4.5)

Biểu 4.5: Kết quả tính sai số xác định trữ lượng, tổng tiết diện ngang, đường kính

Chỉ tiêu Lấy M làm cơ sở Chỉ tiêu Lấy G làm cơ sở %  max % %  max % M(1) theo PT (4-17) -16,6 9,6 G(2) theo PT (4-23) 13,4 8,9 M’(1) theo PT (4-18) 13,3 9,8 G’(2) theo PT (4-24) 15,1 9,2 G(1) theo M(1) 12,6 9,0 M(2) theo G(2) -19,1 9,6 G’(1) theo M’(1) 13,9 9,3 M’(2) theo G’(2) 14,6 9,8 dg(1) theo G(1) 11,8 6,1 dg(2) theo G(2) 11,8 6,1 dg’(1) theo G’(1) 11,8 6,2 dg’(2) theo G’(2) 11,8 6,2

Từ biểu (4.5) và phụ biểu (4.30) cho thấy:

+ Dự đoán G dựa vào ho, N, A có sai số tương đối trung bình nhỏ hơn 0,3% so với dự đoán G từ ho, N. Dự đoán M thông qua ho, N, A chỉ giảm sai số tương đối trung bình 0,2%, phạm vi sai số lại lớn hơn so với dự đoán M từ h và N (-16,6%/13,3%

nếu lấy M làm cơ sở và -19,1%/14,6% nếu lấy G làm cơ sở). Sai số tương đối trung bình và phạm vi sai số trong dự đoán dgtương đương nhau.

+ Để đơn giản khi ứng dụng vào thực tiễn, có thể dự đoán G, M, dg lâm phần thông qua ho và N. Trong trường hợp đó, việc chọn M làm cơ sở phù hợp hơn, vì chọn M làm mô hình xuất phát cho sai số tương đối trung bình về M, G tương đương chọn G làm cơ sở, nhưng có phạm vi sai số nhỏ hơn. Hơn nữa, dự đoán các chỉ tiêu sản lượng thông qua trữ lượng là phương pháp phù hợp nhất, vì mô hình trữ lượng là mô hình cơ bản nhất.

Từ phân tích trên, đề tài chọn phương trình (4-18) làm xuất phát cho việc dự đoán các chỉ tiêu sản lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập một số mô hình sản lượng cho rừng trồng thông 3 lá (pinus kesiya royle ex cordon) tại tỉnh gia lai​ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)