2) Huyện Mang Yang
4.5.1. Lập biểu tra một số chỉ tiêu sản lượng và biện pháp tác động cho lâm phần Thông 3 lá.
phần Thông 3 lá.
Để thuận tiện cho việc điều tra và dự đoán sản lượng, đề tài đã ứng dụng kết quả nghiên cứu để lập biểu tra một số chỉ tiêu sản lượng, biện pháp tác động thông qua chiều cao bình quân tầng trội và mật độ. Các nội dung tính toán trong biểu gồm:
Trữ lượng bộ phận trước tỉa thưa (M1/ha): Xác định từ quan hệ (4-18)
Tiết diện ngang bộ phận trước tỉa thưa (G1/ha): Xác định từ công thức (4-22) Với: HF xác định từ quan hệ (4-11)
Đường kính bình quân theo tiết diện bộ phận trước tỉa thưa (dg1): Xác định từ công thức (4-25) tương ứng G1, N1.
Chiều cao bình quân theo tiết diện bộ phận trước tỉa thưa (hg1): Xác định từ quan hệ (4-28)
Số cây nuôi dưỡng (N2): Xác định bằng công thức (4-12), trong đó St2 được xác định từ phương trình (4-13).
Biện pháp tác động: Tỉa thưa hoặc nuôi dưỡng trên cơ sở mật độ hiện tại và (N2).
Xác định số cây tỉa thưa Nc= N1- N2
Trữ lượng bộ phận tỉa thưa (Mc): Xác định từ M1 và cường độ tỉa thưa theo trữ lượng (Mc%) 100 % . 1 C C M M M
Tiết diện ngang bộ phận tỉa thưa (Gc/ha): Xác định từ G1và cường độ tỉa thưa theo tiết diện (Gc%).
100% % . 1 C C G G G
Với: Gc% được xác định thông qua Nc% từ quan hệ (4-47)
Đường kính bình quân theo tiết diện của bộ phận tỉa thưa (dgc): Xác định từ công thức (4-25) tương ứng Gc, Nc.
Tiết diện ngang bộ phận nuôi dưỡng (G2): Hiệu số của G1và Gc. Trữ lượng bộ phận nuôi dưỡng (M2): Hiệu số của M1và Mc.
Đường kính bình quân theo tiết diện của bộ phận nuôi dưỡng (dg2): xác định từ công thức (4-25) tương ứng G2, N2.
Chiều cao bình quân của bộ phận nuôi dưỡng (hg2): Xác định từ công thức (4- 37), với Khđược xác định từ quan hệ (4-39)
Khi sử dụng biểu, cần xác định chiều cao bình quân tầng trội và mật độ lâm phần.
(Biểu 4.7: Biểu tra một số chỉ tiêu sản lượng và biện pháp tác động lâm phần Thông 3 lá vùng Gia Lai)
Tuy nhiên, nếu áp dụng biểu tra này thì cường độ tỉa thưa của các lâm phần Thông 3 lá rất cao.
Với các lâm phần Thông 3 lá hiện có trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhiều lâm phần mật độ và tổng diện tích tán rất cao, nếu áp dụng biểu (4.6) thì tỉa thưa sẽ diễn ra với cường độ lớn, trong đó cường độ tỉa thưa theo số cây từ 29,4 - 73%, theo tiết diện ngang 17,9 - 56,3%, theo trữ lượng từ 17,2 - 55,2%. Nếu tỉa thưa với cường độ như vậy, sẽ làm cho cấu trúc lâm phần thay đổi lớn, ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng lâm phần sau tỉa thưa.
trong khi chưa có những nghiên cứu sâu hơn, đề tài đề nghị tạm thời sử dụng độ giao tán 1,3 cho rừng trồng Thông 3 lá khu vực Gia Lai để xây dựng biểu tra một số chỉ tiêu sản lượng, biện pháp tác động.
(Biểu 4.8: Biểu tra một số chỉ tiêu sản lượng và biện pháp tác động lâm phần Thông 3 lá vùng Gia Lai {độ giao tán 1,3 })
Cách sử dụng biểu.
Khi sử dụng biểu tra để xác định một số chỉ tiêu sản lượng cho lâm phần, cần thực hiện các bước điều tra sau:
Lập ô tiêu chuẩn 500 m2.
Xác định mật độ và chiều cao ho.
Trên cơ sở hovà N, xác định các chỉ tiêu sản lượng cho 3 bộ phận lâm phần: Trước tỉa thưa, tỉa thưa và sau tỉa thưa.
Thực tế cho thấy, nếu sử dụng biểu (4.7) để xác định biện pháp kinh doanh, thì vẫn còn những lâm phần có cường độ tỉa thưa về số cây trên 50%. Do đó, để không làm thay đổi lớn đến hoàn cảnh rừng, với những lâm phần như vậy, nên tiến hành tỉa thưa làm 2 lần và cách quãng với khoảng thời gian 2 - 3 năm. Sản phẩm tỉa thưa chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo. Các lâm phần có tuổi cao, khối lượng nguyên liệu có thể tận dụng làm ván ghép thanh để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.