Tải trọng gió

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ lệch tim trục cột đến phản ứng phi tuyến nhà cao tầng chịu động đất luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng (Trang 26 - 27)

Gió là một hiện tượng trong tự nhiên hình thành do sự chuyển động của không khí. Các khối khí sẽ di chuyển từ những vùng có khí áp cao đến những vùng có khí áp thấp, sự di chuyển này tác động đến mọi vật thể nằm trên đường đi của nó. Đặc trưng của sự ảnh hưởng bởi gió lên các vật thể là áp lực gió.

Thông thường vận tốc gió tăng theo chiều cao tòa nhà. Mức đô tăng của nó phụ thuộc vào đặc điềm bề mặt mặt đất, càng gần mặt đất do ảnh hưởng của ma sát nên gió bị tắt dần. Gió được xem là nguồn năng lượng sạch và mang lại nhiều lợi cho con người cũng như các động, thực vật khác. Nhưng bên cạnh đó, khi gió tác động quá lớn thì trở thành thảm họa như hiện tượng bão, lốc xoáy …v.v… dễ làm ngã đổ cây cối, cột đèn, làm tốc mái nhà… gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cơ sở vật chất, sức khỏe và tính mạng của con người.

Trong thiết kế kết cấu chịu lực của nhà cao tầng việc xác định tác động của gió đến công trình hết sức quan trọng.Theo TCVN 2737 1995 [2] tính toán tải trọng gió được phân làm hai thành phần là thành phần tĩnh và thành phần động. Lãnh thổ Việt Nam được chia ra làm 3 dạng địa hình công trình được xem là thuộc dạng địa

hình nào nếu tính chất dạng địa hình đó không thay đổi tính từ mặt đón gió của công trình, với h là chiều cao công trình.

Dưới tác dụng của tải trọng gió, các công trình cao tầng có độ thanh mảnh lớn sẽ phát sinh dao động. Tuỳ theo phân bố độ cứng của công trình mà dao động này có thể theo phương bất kỳ trong không gian.

Nhà cao tầng với đặc tính cao vượt trội nên gió sẽ tác động trực tiếp và hoàn toàn tác dụng vào bề mặt tòa nhà. Tác động của gió đến nhà cao tầng tỷ lệ với chiều cao tòa nhà, nhà có chiều cao càng lớn thì ảnh hưởng của gió đến công trình càng mạnh và càng phức tạp. Vì vậy dẫn đến việc phân tích thiết kế công trình cao tầng sẽ trở nên khó khăn hơn.

Thông thường chúng được phân tích thành hai phương chính Phương dọc và Phương ngang luồng gió, trong đó dao động theo phương dọc luồng gió là chủ yếu. Với các công trình thấp, dao động này là không đáng kể, nhưng với các công trình cao tầng khi dao động sẽ phát sinh lực quán tính làm tăng thêm tác dụng của tải trọng gió.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ lệch tim trục cột đến phản ứng phi tuyến nhà cao tầng chịu động đất luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w