Phương pháp phổ phản ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ lệch tim trục cột đến phản ứng phi tuyến nhà cao tầng chịu động đất luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng (Trang 43 - 44)

Chuyển động động đất tại một điểm cho trước trên bề mặt được biểu diễn bằng phổ phản ứng gia tốc đàn hồi, được gọi tắt là phổ phản ứng đàn hồi.

Phổ phản ứng đàn hồi là tên gọi tắt của phổ phản ứng gia tốc đàn hồi, phổ này biểu diễn chuyển động đất tại một điểm cho trước trên bề mặt.

Dạng của phổ phản ứng đàn hồi được lấy như nhau đối với hai mức tác động động đất với yêu cầu không sụp đổ (Trạng thái cực hạn – tác động động đất thiết kế) và đối với yêu cầu hạn chế hư hỏng.

Dạng cong phổ Trong Eurocode 8 kiến nghị dùng hai loại đường cong phổ, đường cong phổ dạng 1 dùng co những vùng có cường độ chấn động Ms5.5, đường cong phổ dạng 2 dùng cho những vùng có cường độ chấn động Ms<5.5. trong tiêu chuẩn TCVN 9386 2012 sử dụng đường cong phổ dạng 1 vì phần lớn vùng phát sinh động đất của Việt Nam có cường độ chấn Động Ms5.5.

Tác động động đất nằm theo phương ngang được mô tả bằng hai thành phần vuông góc được xem là độc lập và biểu diễn bằng cùng một phổ phản ứng.

Đối với ba thành phần của tác động động đất, có thể chấp nhận một hoặc nhiều dạng khác nhau của phổ phản ứng, phụ thuộc vào các vùng nguồn và độ lớn động đất phát sinh từ chúng.

Ở những nơi chịu ảnh hưởng động đất phát sinh từ các nguồn rất khác nhau, khả năng sử dụng nhiều hơn một dạng phổ phản ứng phải được xem xét để có thể thể hiện đúng tác động động đất thiết kế. Trong những trường hợp như vậy, thông thường giá trị của ag cho từng loại phổ phản ứng và từng trận động đất sẽ khác nhau.

địa hình.

Có thể biểu diễn chuyển động động đất theo hàm của thời gian.

Đối với một số loại công trình, có thể xét sự biến thiên của chuyển động nền đất trong không gian cũng như theo thời gian.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ lệch tim trục cột đến phản ứng phi tuyến nhà cao tầng chịu động đất luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng (Trang 43 - 44)