Tác động của động đất lên nhà cao tầng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ lệch tim trục cột đến phản ứng phi tuyến nhà cao tầng chịu động đất luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng (Trang 33 - 34)

Trung tâm của các chuyển động địa chấn, nơi phát ra năng lượng về mặt lý thuyết, được quy về một điểm gọi là chấn tiêu. Hình chiếu của chấn tiêu lên bề mặt quả đất được gọi là chấn tâm. Khoảng cách từ chấn tiêu đến chấn tâm được gọi là độ sâu chấn tiêu (H). Khoảng cách từ chấn tiêu và chấn tâm đến điểm quan trắc được gọi tương ứng là tiêu cự hoặc khoảng cách chấn tiêu (D) và tâm cự hoặc khoảng cách chấn tâm (L).

(Nguồn Nguyễn Lê Ninh, 2011) [5]

Hình 1.7 Vị trí phát sinh động đất.

Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Đông đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng về tài sản và nhân mạng bằng nhiều cách.

Riêng đối với nhà cao tầng, ảnh hưởng của động đất đến sự rung chuyển của tòa nhà là rất nguy hiểm. Không giống như tải trọng gió, gió tác động chủ yếu vào phạm vi phía trên của tòa nhà, làm biến dạng khung và gây chuyển vị đỉnh trong nhà cao tầng. Động đất khi xảy ra sẽ tạo các dạng sóng năng lượng hay còn gọi là sóng địa chấn, sẽ trải dài trong một diện tích lớn và tác động trực tiếp vào phần kết cấu chính của toàn nhà là phần móng.

Vì thế tác động của động đất đến nhà cao tầng là tác động từ dưới lên và dễ dàng phá hoại kết cấu chịu lực của công trình. Đối với những công trình nhà cao tầng càng cao thì ảnh hưởng của động đất đến nhà cao tầng càng, lớn hơn tác động của tải trọng gió gây ra gấp nhiều lần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ lệch tim trục cột đến phản ứng phi tuyến nhà cao tầng chịu động đất luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w