Địa chất, đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học khu hệ thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên nam nung, tỉnh đăk nông (Trang 36 - 38)

Địa chất

- Đá mẹ tạo lập đất Nam Nung gồm: Đá mácma a xít và đá phiến thạch sét (Đá Sét).

Đá mácma a xít có các loại đá nhƣ đá Granit, đá gneiss, đá bazan, đá syenite, và đá Sa thạch khối.

+ Đá Granit, gneiss, syenite, Sa thạch khối có tỷ lệ silic cao trong thành phần nên sản phẩm phong hố có cấp hạt cát chiếm đa số.

+ Đá Bazan, Đá sét (phiến thạch sét) có cấu tạo cấp hạt sét chiếm tỷ lệ lớn nên sản phẩm phong hố cho ra có cấp hạt mịn, nhiều hạt sét.

- Mẫu chất nền lập địa Khu BTTN gồm 3 loại: Tàn tích, sƣờn tích và một phần nhỏ lũ tích. Mẫu chất tàn tích cịn mang nhiều đặc tính của đá mẹ mác ma. Mẫu chất lũ tích và sƣờn tích đã bị nƣớc, nhiệt độ, sinh vật và thời gian làm biến đổi đi nhiều nên tính chất có khác với tính chất của đá gốc nhƣ tạo ra vùng quặng Bơ xít ở dƣới thảm rừng phía nam khu bảo tồn. Do q trình laterit hóa chỉ diễn ra trong điều kiện nhiệt đới trên nền đá mẹ là các loại đá silicat:granit, gneiss, bazan, syenite và đá sét. Khác với quá trình hình thành laterit sắt, sự hình thành bauxite địi hỏi điều kiện phong hóa mạnh mẽ hơn và điều kiện thủy văn thoát nƣớc rất tốt cho

phép hòa tan và rửa trơi kaolinite và hình thành tầng lắng đọng nên gibbsit. Đới giàu hàm lƣợng nhôm nhất thƣờng nằm ngay dƣới lớp mũ sắt. Dạng tồn tại chủ yếu của hydroxit nhôm trong bauxit laterit chủ yếu là gibbsit. Tại Việt Nam, bauxit Tây Nguyên đƣợc hình thành theo phƣơng thức này trên nền đá bazan”.

Đất đai

Khu BTTN có các nhóm đất chính sau:

+ Đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi cao (cao hơn 1000m).

Đặc điểm chung của lớp đất Feralít mùn vàng nhạt là: Tầng thảm mục dày, q trình Feralít kém điển hình, q trình mùn hố tƣơng đối mạnh. Ngun nhân chính là do trên đai cao của núi trung bình (>1000m) có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao.

+ Đất feralít đỏ vàng hay vàng đỏ phát triển trên đá Granit, gneiss, syenite, Sa thạch khối, núi thấp (dƣới 1000m).

Màu sắc đất tƣơng đối rực rỡ. Khoáng sét Kaolinit bị rửa trôi nhiều. Thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình. Đất rất ít chứa khống vật ngun sinh (trừ khống vật bền nhƣ thạch anh).

Đất có phản ứng chua.Tỉ số Si02/R203 ≤ 2,0; Fe203> Al203, nhôm tự do không thiếu. Chất hữu cơ phân giải mạnh, a xít fulvic > a xit humic. Nơi còn rừng tỉ lệ mùn khá, mới mất rừng tỉ lệ mùn trung bình. Đất nghèo Lân , Kali.

Phân bố trên sƣờn núi Nam Jer Bri, đỉnh dông dãy núi Nam Nung.

+ Đất feralít đỏ vàng hay vàng đỏ phát triển trên đá Sa thạch, đá Sét (Phiến thạch sét), núi thấp (dƣới 1000m).

Màu sắc đất tƣơng đối rực rỡ đến rực rỡ. Khoáng sét Kaolinit chiếm đa số. Thành phần cơ giới trung bình đến nặng. Đất rất ít chứa khoáng vật nguyên sinh (trừ khoáng vật bền nhƣ thạch anh).

Đất có phản ứng chua. Tỉ số Si02/R203 ≤ 2,0; Fe203 = Al203, nhôm tự do khơng thiếu. Chất hữu cơ phân giải mạnh, nơi cịn rừng tỉ lệ mùn khá, nơi mất rừng tỉ lệ mùn trung bình và thấp.

Phân bố trên sƣờn bắc và đông bắc dãy núi Nam Nung và đỉnh các dông núi phụ, thuộc địa phận xã Nam Nung, Nâm N’Đir, Đức Xuyên, Đăk Hòa, Nâm N’Jiang, Đăk Mol.

+ Đất đỏ nâu hay đỏ vàng phát triển trên đá Bazan vùng đồi núi thấp (dƣới 1000m) = Đất đỏ Ba Zan.

Đất có q trình laterít rất điển hình đó là q trình laterít hóa tích tụ hydroxit nhơm trong đất tạo ra tầng khống sản bauxit laterit. Tỉ số Si02/R203< 2,0; Fe203<Al203, nhôm tự do khá nhiều. Dƣới tầng đất mặt dày 1-9m thƣờng có tầng quặng bauxit laterit dày (Tầng tích tụ hydroxit nhôm trong bauxit laterit gọi là gibbsit). Nơi có rửa trơi bề mặt mạnh, tầng bauxit ở rất nơng và có thể lộ vỉa lên mặt đất (Cây cối ở đây phát triển kém).

Do q trình phong hố đá mẹ rất triệt để, nên thành phần khoáng sét chủ yếu của đất đỏ Bazan là Kaolinít. Đất đỏ Bazan có thành phần cơ giới đất thịt trung bình đến đất thịt nặng. Màu sắc đất đỏ từ nâu đến đỏ vàng. Chất hữu cơ phân giải mạnh, a xít fulvic >a xit humic. Đất có phản ứng chua (pHKCl: 3,8 - 4,5), hàm lƣợng mùn tổng số thấp. Hàm lƣợng đạm tổng số ở tầng mặt trung bình, hàm lƣợng lân, kali tổng số từ trung bình đến thấp. Hàm lƣợng các yếu tố dễ tiêu đều thấp.

Đất đỏ Bazan phân bố ở phía Tây Nam Khu BTTN, trên địa phận xã Quảng Sơn. + Tổ hợp đất thung lũng vùng thấp

Tổ hợp đất thung lũng rất nhỏ và rất rải rác, bao gồm đất dốc tụ chân núi, đất do lũ tích và đất do các sản phẩm hỗn hợp dồn tích nơi trũng, thƣờng phân bố theo đám và dải hẹp ven khe suối, trong các thung lũng hẹp hay chân núi. Tổ hợp đất thung lũng có thành phần cơ giới nhẹ, thƣờng là đất cát pha, thịt nhẹ, có màu xám hay vàng nhạt, lẫn nhiều sỏi sạn và các cấp hạt thô nhƣ cát, sỏi, đá vụn nằm rải rác khắp các xã trong Khu BTTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học khu hệ thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên nam nung, tỉnh đăk nông (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)