Xuất một số giải pháp bảo tồn tài nguyên rừng của Khu BTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học khu hệ thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên nam nung, tỉnh đăk nông (Trang 80)

4.4.1 Cơ sở c a c ng tác o t n và p c i tài nguy n rừng

+ Phần lớn diện tích rừng tự nhiên trong Khu BTTN nằm trên núi đất và núi đất lẫn đá ít hiểm trở, độ chênh cao không lớn, độ dốc trung bình thấp, thuận lợi cho cây rừng tự tái sinh phục hồi, và có thể trồng lại rừng ở dƣới thấp.

+ Rừng nguyên sinh tự nhiên bị tác động nhẹ ít đa phần là rừng thứ sinh đã qua khai thác mạnh, đang phục hồi tốt, sau 10 năm bảo vệ. Rừng thứ sinh đã qua khai thác kiệt (Quyết định số 413/QĐ-UBND, Về việc thu hồi đất của các tổ chức trên địa bàn các huyện Krông Nô, Đăk Glong, Đắk Song giao cho Khu BTTN Nam Nung quản l ” ngày 31/03/2016 UBND tỉnh Đắk Nông, nhằm mở rộng diện tích khu bảo tồn quản lý thêm 9415,67 Ha. Nâng diện tích khu bảo tồn hiện tại có diện tích 21.865,87 Ha. Phần diện tích bổ xung năm 2016 chƣa đƣợc điều tra và đánh giá trong luận văn này).

+ Vùng dân cƣ tuy nằm ngoài khu bảo tồn nhƣng vùng rừng núi thấp xung quanh là rừng sx của các CT Lâm nghiệp và đồng ruộng, nƣơng rãy cùng rừng trồng của dân bản sống sát rừng. Do nằm liền kề và đan xen với rừng khu bảo tồn nên rất khó quản lý.các hoạt động trái phép. Nạn chặt cây, ken cây lấn đất rừng, nạn phát rừng, đốt nƣơng làm rẫy đang có xu hƣớng tăng. Nạn lâm tặc khai thác trộm gỗ vẫn thƣờng xuyên xảy ra.

+ Có 88 loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng cần đƣợc bảo tồn gens, đòi hỏi có nhiều công trình, chi phí lớn, vốn cho công tác bảo tồn khó đáp ứng.

+ Diện tích đất đai rộng, ít bị chia cắt, khá bằng phẳng, Khí hậu khá tốt, cây rừng trong khu nghiên cứu đang còn khả năng tự phục hồi tốt.

+ Nhân lực cho các khâu công ông tác quan trọng là Bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học quá thiếu không đủ sức làm tròn nhiệm vụ.

+ Thực vật Khu BTTN có nhiều công dụng khác nhau nhƣng nhóm cho gỗ và cho thuốc nam là 2 nhóm công dụng quan trọng nhất. Khu BTTN có các loài đặc trƣng

4.4.2 ịn ướng các gi i p áp o v và p át triển tài nguy n t c v t rừng

Nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trong khu bảo tồn cần thực hiện các giải pháp sau đây:

(1)Giải pháp tổ chức:

a, Đƣa khu hành chính trung tâm của Khu BTTN Nam Nung vào sát rừng hơn, Xây dựng ổn định khu làm việc khu trung tâm.

b, Kiện toàn bộ máy quản l và 3 đơn vị chức năng để hoạt động quản lý tài nguyên rừng và đất rừng đi vào chiều sâu có hiệu quả (Kiểm lâm, Kỹ thuật-Khoa học-Bảo tồn, Hành chính-Dịch vụ: Kế toán, Địa chính địa giới--Du lịch, đời sống).

c, Xây dựng một hạt kiểm lâm của Khu BTTN có một tổ cơ động. (Cơ quan hạt; Tổ chức gọn nhẹ, không chia tổ mà phân công trách nhiệm cá nhân cho mảng công việc (Pháp chế, Phòng chống sâu bệnh, phòng chông cháy rừng, kỹ Thuật lâm sinh). Mỗi cán bộ ở cơ quan hạt phải có trình độ đại học QLBVTN rừng trở lên và làm đƣợc từ 2 công việc trở lên để hỗ trợ nhau khi cần. Hạt kiểm lâm cần 1 hạt trƣởng, 1 hạt phó. Từng bƣớc cán bộ hạt phải đƣợc đào tạo ở cấp thạc sỹ, Biết sử dụng vũ khí, ô tô, ).

d, Tổ chức 6 trạm KL (Nâm N ‘Jang, Quảng Sơn, Đăk Hòa, Nam Nung, Nâm N’ Đir, Đức Xuyên) thay cho 3 trạm hiện nay nhằm quản lý bảo vệ rừng Khu BTTN tốt hơn. Cung cấp đầy đủ quân số, đủ phƣơng tiện, thiết bị cho các trạm KL làm nhiệm vụ chống chặt trộm, lấn chiếm đất rừng, phòng chống cháy rừng, và các loài gia súc chăn thả tự nhiên phá hoại rừng Khu BTTN. ( Phƣơng tiện: Mỗi trạm nhất thiết phải có có 1 điện thoại cố định nối dài tốt (Nếu cần) để liên lạc trong phạm vi công tác, có 1 súng quân dụng, 1 bình xịt gây mê, 1 roi điên, 1-2 khoá. Mỗi

trạm có 1 bộ dụng cụ chống cháy rừng tối thiểu 15 dao phát, 10 xẻng, 10 cuốc, 1 kẻng báo cháy, 1 bình cứu hoả phòng cứu ngƣời, Mỗi trạm có 1 tủ thuốc chữa bệnh thông thƣờng. Mỗi trạm phải có bộ bản đồ khu vực, có 1 địa bàn, 1ống nhòm, 1 thƣớc dây vải, 1 thƣớc kẹp kính, 1GPS, 1 sổ tay điều tra, 1 quyển nhật ký giao ban hàng ngày).

(2)Giải pháp quản lý bảo vệ rừng:

a, Hoạch định mốc giới Khu BTTN có đại diện Địa chính của Tỉnh, Huyện, Xã, Thôn và khi cần có cả chủ rừng ở những nơi đã giao rừng và nơi bị lấn chiếm. Tổ chức cắm mốc ranh giới.

b, Tổ chức lại mạng lƣới bảo vệ rừng trong nhân dân ở các xã, bảo đảm cho những nơi có nguy cơ bị tàn phá từ bên ngoài cần có ngƣời bảo vệ chuyên trách hợp lý chú ý vùng mới đƣợc bổ xung..

c, Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và các loài động, thực vật quý hiếm nói riêng.

d, Tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ kỹ thuật, Kiểm lâm về kỹ thuật điều tra, ghi nhận, giám sát, tổ chức tuần tra thực thi pháp luật có hiệu quả để bảo tồn các loài động vật hoang dã.

e, Tăng cƣờng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, tuần tra bảo vệ rừng. f, Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả các loại đất, các loại rừng ở vùng đệm, tạo điều kiện cho quá trình sử dụng đất, giúp cho việc phân cấp quản lý các loại đất, loại rừng; tạo điều kiện cho việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng bền vững trong tƣơng lai.

g, Cấm và ngăn chặn kịp thời dân di cƣ tự do lấn chiếm rừng và đất rừng ra khỏi ranh giới Khu BTTN Nam Nung.

h, Thu hút đƣợc sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý tài nguyên rừng thông qua các quy ƣớc và hƣơng ƣớc giữa Ban quản lý Khu BTTN và cộng đồng dân địa phƣơng.

i, Thu hồi toàn bộ đất rừng bị lấn chiếm đặc biệt là đất rừng bị lấn chiếm trên diện tích của các công trình lâm nghiệp mới bàn giao cho Khu BTTN, cần có hỗ trợ

kinh phí thu hồi cho dân. Để rừng tự tái sinh hay tổ chức trồng phục hồi rừng cây bản địa trên đất thu hồi.

k, Hoàn thiện hệ thống bảng, biển hƣớng dẫn, nhắc nhở, ngăn cấm ( Xây hay đổ bằng bê tông) thông báo nội quy ra vào Khu BTTN ở các đƣờng chính lên rừng (Mỗi bản 1- 2 bảng). Làm các biển báo nhắc nhở cấm chặt phá, phòng lửa rừng (200 biển tôn).

l, Hạt kiểm lâm Khu BTTN chủ động phối hợp với hạt kiểm lâm các huyện xung quanh và chính quyền địa phƣơng các xã, các bản sát Khu BTTN để phối hợp địa bàn cùng bảo vệ rừng trên khu vực.

(3)Giải pháp ph c hồi rừng:

Thực hiện các chƣơng trình phục hồi rừng có kiểm soát trên các đối tƣợng rừng cụ thể, cây trồng là cây bản địa.

a, Khoanh nuôi tích cực có xúc tiến tái sinh 20 Ha/ năm trên các đối tƣợng rừng phục hồi sau nƣơng rãy và khai thác (rừng nghèo hay chƣa có trữ lƣợng IIA, IIB cũ). Cần trồng bổ xung cục bộ 500 cây bản địa tái sinh nhân tạo có bầu to, cao 1m/ 1 Ha. (Giáng hƣơng, Gõ Gụ, Dầu nƣớc, Dầu mít, Sao đen, Sao xanh, Đinh lá bẹ, Lim xẹt, Re hƣơng, Gội nếp, Giổi xanh, Giổi Găng, Giổi xƣơng, Sƣa bắc bộ, …) khâu trồng cây và chăm sóc cây trồng bổ xung, có thể khoán cho dân.

b, Trồng rừng mới trên các đối tƣợng đất mới thu hồi, hay trên các đƣờng vận chuyển sau khai thác nay hết nhiệm vụ ở diện tích rừng mới đƣợc bổ xung, không có tái sinh bằng cây bản địa tại chỗ.

Trồng 1000-1200 cây bản địa /Ha Chọn 15 loài cây bản địa thuộc nhóm cây gỗ ƣu thế của rừng Nam Nung để trồng cho 1 Ha. Tuyệt đối không trồng Thông vĩ không phải là cây bản địa Nam Nung và rất dễ gây cháy rừng sau này.

c, Giao khoán bảo vệ rừng cho dân, hƣớng dẫn nhân dân về kỹ thuật LN, đôn đốc, giám sát việc trồng dặm và chăm sóc cây trên phần đất đƣợc giao.

d, Xác định các chƣơng trình Bảo tồn ƣu tiên cho những nguồn gen thực vật quý, hiếm đƣợc lựa chọn trong số các loài có tên trong SĐVN và thế giới của Nam Nung có.

(4) Giải pháp xây dựng vƣờn cây mẫu và vƣờn sƣu tập.

a, Xây dựng vƣờn cây mẫu và vƣờn sƣu tập 50 Ha theo mục tiêu làm phong phú thành phần loài cây cho khu vực với phƣơng châm lợi dụng tối đa cây có tại chỗ, dẫn giống, sƣu tập cây các vùng khác.

b, Xây dựng phòng bảo tàng thực vật.

(5) Giải pháp về nghiên cứu khoa học và bảo tồn nguồn gen

a, Xác định chƣơng trình điều tra cơ bản các loài cây quý hiếm, lấp kế hoạch bảo tồn cho các loài trọng điểm.

b, Thu thập các mẫu gen thực vật quý hiếm trong khu BTTN.

c, Lƣu trữ các mẫu gen trong ngân hàng gen. Sử dụng nguồn gen để gây trồng và phát triển các loài quý hiếm bản địa.

(6) Giải pháp Đối với vùng đệm.

a, Hỗ trợ giống cây bản địa qu và hƣớng dẫn kỹ thuật cho các hộ gia đình cho các xóm sát rừng để dân trồng trong gia đình nhằm góp phần cho công tác bảo tồn.

b, Tạo mối quan hệ thân thiết với các hộ gia đình ở các xóm sát rừng, hợp đồng một số hộ dân đƣợc sự tín nhiệm của xóm trong công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng bảo vệ rừng, cũng nhƣ thu thập thông tin nếu có xảy ra khai thác hay cháy rừng.

c, Việc ngƣời dân tác động vào rừng cũng chỉ vì đói nghèo, vậy nên các giải pháp giúp ổn định sinh kế (nhƣ hỗ trợ vay vốn, tập huấn kỹ thuật nông lâm ngƣ, hỗ trợ giống…) sẽ giúp các hộ dân ổn định cuộc sống và dần dần sẽ ít tác động vào và lệ thuộc vào rừng bảo tồn.

d, Tăng cƣờng công tác giao khoán đất rừng cho các hộ dân, gắn trách nhiệm quản lý bảo vệ cho họ, để ngƣời dân tự nâng cao ý thức trong bảo vệ tài nguyên rừng, hạn chế việc khai thác và rừng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

(1) Đặc điểm hệ sinh thái rừng Khu BTTN Nam Nung có 10 đặc điểm:

- Hệ sinh thái rừng Nam Nung là hệ sinh thái chủ đạo của vùng: Chiếm 95% diện tích Khu BTTN

- Thực vật rừng Khu BTTN phong phú về thành phần loài: Có 1.085 loài thực vật bậc cao có mạch đã điều tra đƣợc.

- Có nhiều họ thực vật điển hình cho khu hệ thực vật nhiệt đới Việt Nam: Nhƣ Họ Dâu tằm (Moraceae), Họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), Họ Cà phê (Rubiaceae), Họ Đậu (Fabaceae)…

- Nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc di cƣ từ các hệ thực vật lân cận xâm nhập vào: Họ Dầu (Dipterocarpaceae), Họ Tử vi (Lythraceae), Họ Gạo (Bombacaceae), Họ Hoa hồng (Rosaceae), Họ Dẻ (Fagaceae)…

- Rừng Nam Nung còn có cấu trúc rõ ràng: Rừng ở đây còn có kết cấu 2-3 tầng tán cây lớn, Độ tàn che cao, thƣờng từ 0,7 tới 0,9. Mật độ cây lớn còn khá, từ 500-1000cây/Ha, mật độ cây tái sinh 5600cây/Ha là bảo đảm đủ số cây cho rừng tự phục hồi và phát trển tốt.

- Không còn rừng nguyên sinh nhiệt đới nguyên vẹn: Rừng nhiệt đới có phân bố ở độ cao dƣới 1000m. Tất cả diện tích rừng này đều đã trải qua khai thác chọn thô những loài gỗ tốt phục vụ xây dựng và dân sinh kinh tế từ khi các lâm trƣờng còn hoạt động.

- Rừng nguyên sinh á nhiêt đới núi thấp còn khá nhiều nhƣng trữ lƣợng không cao: Một số diên tích dƣới 1300m đã qua một, hai lần khai thác chọn đến nay đang phục hồi, còn tuyệt đại diện tích trên 1300m chƣa bị khai thác gỗ, nhƣng bị ngƣời dân khai thác các loại LSNG quý

- Có ít loài cây lá kim phân bố ở Nam Nung.

- Chất lƣợng rừng Nam Nung còn khá tốt nhƣng đang suy giảm:

- Giá trị kinh tế- sinh thái cao nhƣng đang bị đe dọa: Rừng Nam Nung đang dự trữ một khối lƣợng lớn gỗ cây đứng, lâm sản ngoài gỗ, Khả năng phòng hộ, giữ đất, giữ nƣớc của rừng cho các hồ thủy lợi, thủy điện. Tuy nhiên Sự

xuất hiện nhiều vùng khô hạn, úng ngập quanh Nam Nung và có nhiều trận lũ ống, lũ quét, sau mƣa to xảy ra ngay trong Khu BTTN và xung quanh khu bảo tôn mà trƣớc đây không có là báo hiệu khả năng phòng hộ đang bị suy giảm.

(2) Tính đa d ng khu hệ thực vật của Khu BTTN Nam Nung

a, a ng về th m th c v t rừng trong Khu BTTN

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (độ cao dưới 1000m).

Có 6 trạng thái:

+ Rừng kín, thƣờng xanh, nguyên sinh bị tác động nhẹ, có trữ lƣợng trung bình.

+ Rừng kín, thƣờng xanh, nguyên sinh bị tác động mạnh, trữ lƣợng nghèo. + Rừng kín thƣờng xanh thứ sinh phục hồi sau nƣơng rãy chƣa có trữ lƣợng. + Rừng kín thƣờng xanh thứ sinh nghèo, gỗ xen tre nứa hay Tre nứa xen gỗ. + Rừng kín bán thƣờng xanh,cây lá rộng xen cây nửa rụng lá mùa khô. + Đất chƣa có rừng

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (Độ cao 1000-1578m)

Có 2 kiểu phụ:

+ Rừng nguyên sinh cây lá rộng xen cây lá kim giầu và trung bình. + Rừng nguyên sinh cây lá rộng xen cây lá kim trữ lƣợng nghèo.

- Hệ sinh thái rừng trong Khu BTTN có 35 ƣu hợp cây điển hình, phân bố trong các kiểu rừng và các trạng thái rừng. Số lƣợng ƣu hợp nhiều đã chứng tỏ quá trình phục hồi và phát triển mạnh trong rừng Nam Nung.

- Số lƣợng các loài cây thuộc ngành hạt trần ở Khu BTTN Nam Nung ít.

Thông Nàng, Rau bép là 2 loài cây có số lƣợng đáng kể, còn Thông tre, Kim giao, Thiên tuế, Dây gắm, Du sam, Hồng tùng, Đỉnh tùng có số lƣợng không đáng kể.

b, a ng thành phần và s ượng loài th c v t trong Khu BTTN Nam Nung

Đã ghi nhận tại Khu BTTN Nam Nung có 1.085 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 646 chi của 178 họ ở 6 ngành thực vật, khẳng định đây là khu hệ thực

vật có sự đa dạng về loài cây, đa dạng về các chi thực vật, đa dạng về các họ thực vật. Mức độ tập hợp đạt 96 loài cây/ 1Ha rừng, đây là chỉ số khá cao so với các vùng khác của Tây Nguyên.

(3) Thực vật quý hiếm và phân bố của chúng trong Khu BTTN

Khu hệ thực vật KBTTN Nam Nung có 88 loài cây quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Trong đó chỉ có 65 loài thực vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng có tên trong sách đỏ Việt Nam năm 2007, Có 38 loài, có tên trong danh lục đỏ thế giới.

Trong tổng số 88 loài thực vật quý hiếm, có tới ba phần tƣ số loài có phân bố thƣa thớt, rải rác, trải rộng khắp địa bàn khu bảo tồn. Một số loài cây quý hiếm ở Nam Nung nhƣ: Giổi xanh, Giổi găng, Giôi xƣơng, Vù hƣơng, Thủy tiên, Sồi ba cạnh, Kim tuyến, Du sam núi đất, Bổ béo đen, Ngải rợm, Tổ kiến gai…. . Đây là những loài quý hiếm có số lƣợng lớn hơn và phân bố khá tập trung theo địa hình và theo vùng so với các loài khác nhƣng không hoàn toàn rõ rệt.

(4) Đã đề xuất đƣ c sáu giải pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên thực vật rừng

Bao gồm các giải pháp: - Giải pháp tổ chức

- Giải pháp quản lý bảo vệ rừng - Giải pháp phục hồi rừng

- Giải pháp xây dựng vƣờn cây mẫu và vƣờn sƣu tập - Giải pháp về nghiên cứu khoa học và bảo tồn nguồn gen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học khu hệ thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên nam nung, tỉnh đăk nông (Trang 80)