Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 39 - 40)

Giáo dục và đào tạo

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục được quan tâm và phát triển theo tinh thần NQTW 2 (khoá VIII), NQTW6 (khoá IX). Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy học đã được trang bị tốt hơn theo chương trình “Chuẩn hoá”. Các ngành học được duy trì và mở rộng, công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa được đặc biệt quan tâm, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.

Kết quả điều tra cho thấy số lượng học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường ở cấp tiểu học và trung học phổ thông đạt 100%. Số lượng học sinh thi tốt nghiệp qua các kỳ thi đạt khá cao, đối với bậc tiểu học, trung học cơ sở đạt tốt nghiệp 100%, bậc trung học phổ thông đạt 99,7%. Đây là kết quả cao không chỉ đối với huyện đảo mà còn là kết quả cao so với thành phố Hải Phòng và so với cả nước nói chung.

Dịch vụ y tế

Mạng lưới y tế đang được nâng cấp đáp ứng bước đầu yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu của nhân dân trên đảo. Các xã đã có trạm y tế xã riêng, mỗi

trạm có từ 3 đến 7 cán bộ y tế. Trạm thường thực hiện chữa trị các bệnh thông thường cho người dân trong vùng, còn bệnh nặng cán bộ trạm trực tiếp thực hiện sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân sau đó gửi lên tuyến trên chữa trị.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có một Trung tâm y tế huyện đóng tại thị trấn Cát Bà và một số cơ sở y tế tư nhân là dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai và thực hiện tốt, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện. Các dịch bệnh lớn được kiểm soát tương đối hiệu quả.

Đặc điểm giao thông

Giao thông đường bộ: Các đường giao thông trên đảo được tu sửa và mở mới. Đường giao thông qua các xã, thị trấn đều là đường nhựa hoặc bê tông. Đặc biệt đã hoàn thành con đường nhựa chạy xuyên đảo nối với thị trấn Cát Hải qua Phà Cái Viềng. Đây là con đường huyết mạch của đảo nối với đất liền. Ngoài ra, còn có một số đường dân sinh đi trong nội bộ từng xã, đường mòn du lịch sinh thái khá thuận tiện.

Giao thông đường thuỷ: Tính đến năm 2004, xuất phát từ đảo Cát Bà đi các nơi có hai tuyến đường thuỷ chính: Tuyến Cát Bà - Cát Hải – Hải Phòng dài 55km và tuyến Cát Bà Hòn Gai (Quảng Ninh) dài 35km. Giao thông thuỷ là một lợi thế của khu vực đảo Cát Bà nhưng cho đến nay chưa được khai thác nhiều. Trong tương lai, khi quan hệ giao lưu kinh tế và thương mại giữa khu vực (huyện) với các địa phương khác được mở rộng thì cần khai thác hiệu quả loại hình giao thông này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 39 - 40)