Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 32 - 33)

Đảo Cát Bà có độ cao phổ biến trong vùng là 100m, những đỉnh có độ cao trên 200m không nhiều, cao nhất có đỉnh Cao Vọng 322m. Các đảo nhỏ có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập nước biển. Nhìn chung Cát Bà có các kiểu địa hình chính như sau:

Kiểu địa hình núi đá vôi

Đây là vùng địa hình của một miền karst ngập nước biển khá điển hình, bị quá trình karst chia cắt từ lâu đời thành các chóp, các đỉnh có nhiều dáng vẻ khác nhau đã tạo nên địa hình muôn vẻ và cũng khá hiểm trở với nhiều bề mặt lởm chởm đá tai mèo sắc nhọn. Địa hình lại dốc đứng, độ cao từ 100m- 300m. Trên vùng này, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật diễn ra rất chậm chạp và vô cùng khó khăn.

Kiểu địa hình đồi đá phiến

Địa hình đồi đá phiến chiếm một diện tích nhỏ. So với địa hình núi đá vôi thì địa hình đồi đá phiến mềm mại hơn nhiều, sườn thoải, đỉnh tròn và thấp hơn núi đá vôi, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật cũng khả quan hơn.

Kiểu địa hình thung lũng giữa núi

Thung lũng giữa núi là những vùng trũng với nhiều hình dạng khác nhau thường kéo dài theo vỉa đá vôi và nối với nhau qua sống đá thấp tạo thành máng trũng dài. Thung lũng trong vùng có dáng khá bằng phẳng và được phủ bởi tàn tích của đá vôi. Như thung lũng Trung trang, thung lũng Việt Hải, thung lũng Khe Sâu…đất đai ở các thung nhìn chung khá tốt có thể sử dụng trồng cây ăn quả, rau xanh, và trồng các loài cây màu, lúa.

Kiểu địa hình bồi tích ven biển

Đây là kiểu đồng bằng bồi tụ do sông, biển có độ dốc tuyệt đối thấp, địa hình bằng phẳng và luôn chịu ảnh hưởng của nước mặn và ngập Triều thường xuyên hay gián đoạn theo con nước và độ cao địa hình. Vùng này là

nơi có điều kiện rất thuận lợi cho các loài cây rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)