Cường độ sử dụng sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 59 - 65)

Cường độ sử dụng sinh cảnh của hai cá thể Voọc Cát Bà được xác định trên cơ sở tổng hợp số lần ghi nhận Voọc xuất hiện (tọa độ ghi nhận được từ thiết bị GPS đeo cổ Voọc) trên mỗi ô lưới kích thước 250x250m theo từng ngày của từng tháng, sau đó sử dụng phần mền MapInfo 10.0 tiến hành chồng xếp hệ thống ô lưới và bản đồ thảm thực vật rừng. Theo đó, cường độ sử dụng

sinh cảnh của mỗi cá thể Voọc sẽ được chia thành 5 cấp khác nhau, tương ứng với số lần xuất hiện.

Sự khác nhau về số lần ghi nhận Voọc xuất hiện là tiêu chí phản ánh mức độ ưa thích của chúng với từng dạng sinh cảnh, khu vực sống khác nhau. Sự khác nhau này có thể là tiêu chí để đánh giá tầm quan trọng và chất lượng sinh cảnh sống của Voọc Cát Bà.

Trong quá trình điều tra thực địa và kết hợp bản đồ phân bố thảm thực vật rừng 4 dạng sinh cảnh chính trong khu vực nghiên cứu đã được xác định bao gồm: (1) Sinh cảnh rừng thứ sinh thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi, (2) Sinh cảnh rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi, (3) Sinh cảnh cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi và (4) Sinh cảnh núi đá trọc.

(1) Sinh cảnh rừng thứ sinh thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi: Đây là kiểu rừng khá phổ biến và chiếm diện ưu thế, không chỉ có trên núi đá vôi mà có cả trên các thung lũng. Kiểu rừng này, có trữ lượng thấp do bị khai thác. Sinh cảnh này, phân bố thành từng mảng tương đối lớn, rải rác ở các độ cao từ 100 - 200m. Thành phần thực vật tạo rừng không chỉ là các loài thực vật nhiệt đới mà còn thể hiện tính chỉ thị cao cho loại hình rừng này, đó là: nghiến (Excentrodendron tonkinensis), Trai (Garcnia fagraeoides), Mạy tèo, Ô rô, Teo nông (Streblus spp), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sâng (Pometia

pinnata), Cà lồ (Caryodaphne tonkinensis), Đinh (Fernandoa spp.), Vàng anh

(Saraca dives),...

(2) Sinh cảnh rừng thường xanh mưa ẩm phục hồi trên núi đá vôi: Dạng sinh cảnh này chiếm tỷ lệ nhỏ trong khu vực nghiên cứu, chiều cao cây gỗ trong sinh cảnh này trung bình khoảng 8 - 15m, đường kính trung bình khoảng 15 - 20cm, độ tàn che trung bình 50 - 60%. Đây là kiểu rừng phục hồi sau khai thác trên núi đá vôi, với diện tích nhỏ. Sinh cảnh rừng này chủ yếu phân bố trên những khu vực sườn hay đỉnh núi đá vôi, nên thực vật rừng

ở đây sinh trưởng và phát triển rất kém. Do được phục hồi sau khai thác nên tán rừng bị phá vỡ mạnh đã tạo điều kiện cho các loài cây ưa sáng tái sinh như Ba soi (Mallotus barbatus), Ba bét nam bộ (Mallotus cochinchineis),

Ba bét San gi (Mallotus tsangii), Lá nến (Macaranga denticulata), Thẩu tấu

(Aporosa dioica), Lộc mại (Claoxilon polot)... họ Ba mảnh vỏ, Lòng trứng

(Lindera racemosa), Bời lời Ba vì (Litsea baviensis), Màng tang (Litsea

cubeba)... họ Re, Lõi thọ (Gmelia arborea).... Tuy nhiên, trong lâm phần còn

có nhiều loài cây tái sinh của các loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác và các loài cây tầng trên như Côm (Elaeocarpus. spp),Gội (Aphanamixis. spp), Dẻ

(Quecus. spp), Trám (Canarium. spp),...

(3) Sinh cảnh cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi: Đây là kiểu thảm thực vật chủ yếu phân bố trên trên các khu vực có núi đá vôi, do vậy khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài cây khó khăn và rất chậm chạp. Thực vật bao gồm chủ yếu các loài cây gỗ nhỏ, có khả năng chịu gió mạnh, chịu hạn và chịu nhiệt độ cao như: Ô rô (Streblus iliciflia), Ruối (Streblus

laciflorus), Mạy tèo (Streblus maciophylus), Thị đá (diospyros sp), Táu ruối

(Vatica odorata), Thôi ba (Alangium chinesis), Nhãn rừng (Euphoria

frugifera),(Xerospermum honhianum), Trâm (Syzygium sp), Mán đỉa

(archiodendron clypearia), một số loài khác như Bưởi bung, Giẻ, Trám,

Chẹo,... và còn có nhiều loài cây bụi khác với độ cao trung bình 5 - 6m. Tuy độ che phủ không cao (khoảng 30%) nhưng đây cũng là nơi sinh sống của các loài động vật quý hiếm trong khu vực.

(4) Sinh cảnh núi đá trọc: Tại khu vực nghiên cứu ngoài các kiểu thảm thực vật như được nên trên, còn có một diện tích núi đá trọc không cây hoặc còn lại rất ít cây. Sinh cảnh núi đá trọc phân bố chủ yếu trên các đỉnh, hoặc là các phiến đá lớn xương xẩu, các loài thực vật đa số không thể tồn tại lâu dài được, chỉ có một số ít cây bụi, cây cỏ mọc, nhưng rất thưa thớt.

Hình 4.10: Sinh cảnh sống của Voọc Cát Bà

Trên cơ sở tổng hợp các vị trí ghi nhận Voọc trong thời gian nghiên cứu tại thực địa, đã ghi nhận và thống kê được cá thể Voọc Cát Bà mang số hiệu 1696 xuất hiện ở 120 ô lưới và cá thể Voọc Cát Bà mang số hiệu 1833 xuất hiện ở 127 ô lưới (kích thước 250x250m). Cường độ sử dụng sinh cảnh của hai cá thể Voọc Cát Bà từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 được thể hiện ở hình dưới đây.

Hình 4.12: Cường độ sử dụng sinh cảnh của Voọc mang số hiệu 1833

Từ kết quả trên cho thấy, có sự khác nhau về mức độ ưa thích sử dụng các dạng sinh cảnh của hai cá thể Voọc Cát Bà. Khu tập trung nhiều gam màu tối là nơi chúng dành nhiều thời gian nhất trong ngày cho việc di chuyển, kiếm ăn và nghỉ ngơi.

Qua kết quả hình 4.11, hình 4.12 và chồng xếp bản đồ thảm thực vật rừng cho thấy, cả hai cá thể Voọc Cát Bà đều sử dụng cả bốn dạng sinh cảnh nêu trên trong vùng sống của chúng. Tuy nhiên, khu vực được Voọc sử dụng nhiều, có thể coi là vùng sống ưa thích của chúng là sinh cảnh rừng thứ sinh thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi. Trên thực tế, khu vực này là nơi phân bố

của nhiều loài cây gỗ lớn, nguồn thức ăn phong phú và ít bị tác động của con người.

Do địa hình núi đá hiểm trở, vị trí Voọc ngoài tự nhiên, độ mạnh yếu của vệ tinh nên thiết bị GPS đeo cổ không thể bắt được tất cả các điểm trong từng ngày. Tuy nhiên, đây là phương pháp tối ưu về nghiên cứu cường độ sử dụng sinh cảnh của động vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 59 - 65)