Đánh giá các mối đe dọa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 72 - 74)

Sau thời gian nghiên cứu thực địa tại Vườn Quốc gia Cát Bà, tôi đã ghi nhận và xác định được tổng số 5 mối đe dọa chính tới quần thể Voọc Cát Bà và như sinh cảnh của chúng. Việc đánh giá mức độ đe dọa tới loài cũng như sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp của Margoluis và Salafsky (2001), trên cơ sở việc xếp hạng và cho điểm từ 1 đến 5, sau đó sắp xếp giảm dần theo mức độ ảnh hưởng của mối đe dọa theo 3 tiêu chí: Diện tích, cường độ và tính cấp thiết của mối đe dọa.

Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: Tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi

mối đe dọa trong khu vực nghiên cứu. Ở đây chúng tôi xem xét liệu mối đe dọa đó ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực nghiên cứu hay chỉ là một phần. cho điểm 5 với những mối đe dọa có diện tích bị ảnh hưởng lớn nhất và giảm dần cho tới điểm 1 tương ứng diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa nhỏ nhất.

Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: Mức độ phá hủy của mối đe dọa

đối với sinh cảnh. Cường độ mạnh, yếu của mối đe dọa sẽ tương ứng với sự phá hủy hoàn toàn sinh cảnh hay chỉ là ảnh hưởng cục bộ tới một phần nhỏ nào đó. Tiến hành cho điểm từ cáo xuống thấp tùy thuộc cường độ tác động.

Tính cấp thiết của mối đe dọa: Được hiểu là tầm ảnh hưởng của mối đe

dọa theo thời gian, liệu mối đe dọa này chỉ ảnh hưởng ở thời điểm hiện tại hay nó sẽ xảy ra cả trong tương lai. Tương tự như trên, chúng ta cũng cho điểm từ cao xuống thấp tương ứng với tính cấp thiết của mối đe dọa.

Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa tới loài và sinh cảnh được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 4.12: Tổng hợp các mối đe dọa theo mức độ tác động khác nhau

TT Các mối đe dọa Tiêu chí xếp hạng Tổng

điểm hạng Xếp Diện tích Cường độ Tính cấp thiết 1 Săn bắt 5 5 4 14 I 2 Chia cắt quần thể 4 3 5 12 II 3 Buôn bán và sử dụng 2 4 3 9 III 4 KT gỗ và LSNG 3 2 1 6 IV 5 Phát triển du lịch 1 1 2 4 V Tổng 15 15 15

Như vậy, thông qua kết quả đánh giá xếp hạng từ bảng 4.10 cho phép tôi đi đến một vài kết luận sau:

Săn bắt là một những mối đe dọa nghiêm trọng nhất tới sự tồn tại của loài Voọc, động vật hoang dã nói chung và sinh cảnh trên đảo Cát Bà. Có thể nói hoạt động săn bắt động vật hoang dã vẫn còn xẩy ra trong khu vực nghiên cứu. Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã phá 1 lán trại của thợ săn trong vùng lõi của khu bảo tồn Voọc, nơi trú ngụ của tiểu quần thể vọoc lớn nhất trên đảo Cát Bà hiện nay.

Phân mảnh quần thể là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn tại của loài và sinh cảnh. Hiện tại, các tiểu quần thể Voọc sống thành các đàn nhỏ ở các khu vực khác nhau. Các đàn còn lại là nhỏ và có những đàn chỉ có toàn cái hoặc đàn chỉ có các cá thể đực và bị cô lập không thể đáp ứng chức năng sinh sản, góp phần vào tăng kích thước quần thể.

Bên cạnh, các mối đe dọa nghiêm trọng trên, tại khu vực nghiên cứu vẫn còn một vài mối đe dọa khác như: Buôn bán và sử dụng, phát triển du lịch và hoạt động khai thác gỗ, lâm sản phi gỗ,... Đây cũng là những mối đe dọa tiềm tàng đối sự tồn tại của quần thể Voọc Cát Bà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 72 - 74)