Phương pháp điều tra theo tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 25 - 28)

Do đặc thù của khu vực nghiên cứu là đảo bao gồm hệ sinh thái rừng trên cạn và hệ sinh thái biển. Chính vì vậy, hai hệ hệ thống tuyến điều tra được thiết lập: (1) Tuyến điều tra trên rừng và (2) Tuyến điều tra trên biển, được thể hiện như hình dưới đây

Hình 2.2: Hệ thống tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu

Hệ thống tuyến điều tra rừng trên cạn (rừng): Tuyến điều tra được sử

dụng để xác định vùng sống của hai cá thể Voọc trong khu vực nghiên cứu. Nguyên tắc lập tuyến: Dựa trên bản đồ địa hình, tỉ lệ: 1/25.000, bản đồ phân bố thảm thực vật và kết hợp khảo sát thực tế, tôi đã xác lập hệ thống tuyến điều tra. Tuyến điều tra được thiết lập dựa trên các lối mòn có sẵn hoặc tạo mới đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau. Đặc biệt, các tuyến đi qua các khu vực có sự xuất hiện của hai cá thể Voọc Cát Bà. Chiều dài của mỗi tuyến trong khoảng 2,5 - 3,5 km tùy thuộc vào địa hình của mỗi tuyến.

Trong quá trình điều tra trên tuyến, các yêu cầu và nguyên tắc trong điều tra ngoại nghiệp luôn được tuân thủ như: di chuyển nhẹ nhàng, không nói chuyện, không hút thuốc và di chuyển với tốc độ 1,5 - 2,5 km/giờ [11].

Hệ thống tuyến điều tra trên biển: Dựa trên bản đồ địa hình và kết hợp

khảo sát thực tế, tôi đã xác lập hệ thống tuyến điều tra trên biển. Tuyến điều tra được thiết lập đi qua các khu vực có khả năng xuất hiện của hai cá thể Voọc Cát Bà. Xuồng cao tốc được sử dụng trong quá trình điều tra tuyến, di chuyển trên tuyến với tốc độ 5 - 10 km/h, chiều dài mỗi tuyến 4 - 10km, có thể phải di chuyển lặp lại nhiều lần trên tuyến trong ngày điều tra.

Ngoài ra, có thể kết hợp cả tuyến trên biển và tuyến trên rừng, sau khi đã điều tra tuyến trên biển lặp lại nhiều lần nhưng không phát hiện được hai cá thể Voọc Cát Bà (không tải được dự liệu về máy).

Trên tuyến điều tra sử dụng hệ thống radio để dò tìm tín hiệu hai cá thể Voọc Cát Bà đã được gắn thiết bị phát tần số và GPS đeo cổ, khi hệ thống radio nhận tín hiệu và phát ra tiếng kêu, đồng nghĩa với Voọc ở gần khu vực quan sát, di chuyển chậm, dò tìm và quan sát cẩn thận, tránh gây tiếng ồn hoặc làm ảnh hưởng đến chúng. Sử dụng Antenna di chuyển các hướng khác nhau để tìm tín hiệu radio lớn nhất, khi đó chúng ta xác định được hướng xuất hiện của Voọc. Lúc này chúng ta lắp hệ thống máy BaseStation với antenna để tải dữ liệu từ thiết bị GPS đeo cổ Voọc (ngay cả chúng ta không quan sát trực tiếp chúng ngoài hiện trường bằng mắt thường hoặc bằng ống nhòm).

Nếu có thể quan sát bằng mắt thường hoặc bằng ống nhòm, chú ý quan sát các dấu hiệu nhận biết, các cá thể đặc biệt trong đàn như cá thể được gắn thiết bị GPS đeo cổ, điều này sẽ giúp cho việc nhận dạng và phân biệt với các đàn khác, đồng thời cũng cho biết hai cá thể có thiết bị GPS đeo cổ có đi cùng nhau hay không cũng như khả năng tách và gia nhập đàn mới của chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể voọc cát bà (trachypithecus poliocephalus trouessart, 1911) tại vườn quốc gia cát bà, hải phòng​ (Trang 25 - 28)