Khí hậu thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại vườn quốc gia chư yang sin tỉnh đăk lăk (Trang 25 - 27)

trung ở phía Bắc, Tây và phía Tây Nam VQG, phổ biến cấp ở độ dốc III và cấp IV, trong khoảng từ (22 - 280).

- Đặc điểm: có màu đỏ vàng, khá chặt, chua pHkcl < 4,5, tỉ lệ chất hữu cơ đạt bình quân từ 3 - 4 %, những diện tích còn rừng tỉ lệ chất hữu cơ còn cao hơn.

+ Nhóm đất Feralit vàng nhạt núi thấp trên đá cát (Fc)

- Diện tích: 4826,8 ha, chiếm 8,2 % diện tích tự nhiên.

- Phân bố: phân bố ở đai cao < 900 m, trên kiểu địa hình núi thấp (N3). Tập trung chủ yếu ở xã Yang Mao huyện Krông Bông.

- Đặc điểm: thành phần cơ giới nhẹ, đất chặt, tỉ lệ đá lẫn cao từ 20 - 40%. Đất có màu vàng nhạt, có phản ứng chua pHkcl. Hàm lượng mùn đất mặt từ nghèo đến trung bình đạt 1,8 - 2,8 %, các tầng đất dưới nghèo.

3.1.4. Khí hậu thủy văn Khí hậu Khí hậu

Chư Yang Sin nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thể hiện bởi sự phân mùa trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 12, mùa khô từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm 22 0C. Nhiệt độ tháng nóng nhất vào tháng 4 là 23,7 0C và tháng lạnh nhất là tháng 1 dưới 12 0C.

Đặc điểm nổi bật trong chế độ nhiệt của khu vực này là biên độ nhiệt giữa ngày và đêm dao động từ 10 - 110C, biên độ nhiệt giữa tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất dao động trong khoảng 4 - 50C. Như vậy, chế độ nhiệt trong khu vực khá điều hoà.

- Lượng bốc hơi: nằm trong vùng có lượng bức xạ lớn nên lượng bốc hơi cũng khá cao, phổ biến từ 1.000 - 1.200 mm/năm.

- Lượng mưa: đây là khu vực có lượng mưa tương đối lớn, với tổng lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.800 - 2.000mm và phân bố chủ yếu vào mùa mưa là chủ yếu chiếm 90 - 95% lượng mưa/năm, lượng mưa trong mùa khô chiếm từ 5 - 10% lượng mưa/năm.

- Độ ẩm tương đối trung bình năm là 84%.

Thủy văn

Do sự chia cắt của địa hình đã tạo cho Vườn quốc gia Chư Yang Sin có một hệ thống thủy văn tương đối dày, mật độ sông suối khoảng 0,35 km/km2. Phần lớn các sông suối trong VQG có dòng chảy quanh năm. Độ nghiêng dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, tốc độ dòng chảy mặt cao… kết hợp với sự kiến tạo địa chất đã tạo nên nhiều phong cảnh đẹp, đây là những tiềm năng lớn trong công tác phát triển du lịch sinh thái.

Phía Bắc và phía Đông của Vườn có suối Krông Kmap, Đăk Liêng và các suối nhỏ như Đăk Kliên, Đăk Vil, Đăk Sất, Đăk Trop Tai, Ea K’Tour, Ya Tong, Ya Sobla, Ya R’mau, Ya Knoa, Ya Bro, Ya Korko. Các suối này đều là thượng nguồn của lưu vực sông Ea Krông Ana.

Phía Nam và Tây có các suối Đăk Kao, Đăk Pair, Ya Mal, Đăk Gui, Đăk Mé, Đăk Yang Klam, Đăk Knar. Các suối này đều là lưu vực thượng nguồn của sông Krông Knô. Sông Krông Knô là ranh giới phía nam của

VQG, dài khoảng 42 km và cũng là ranh giới giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Đăk Lăk.

Cả 2 sông Krông Knô và Ea Krông Ana cùng chảy về sông Sêrêpôk, hoà nhập vào hệ thống sông Mê Kông ở Vương Quốc Căm Phu Chia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại vườn quốc gia chư yang sin tỉnh đăk lăk (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)