Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại vườn quốc gia chư yang sin tỉnh đăk lăk (Trang 31 - 32)

Tình hình sản xuất - thu nhập:

Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vị thế quan trọng trong việc tạo thu nhập của người dân các xã quanh Vườn. Trình độ văn hóa và canh tác còn thấp, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất là những nguyên nhân chủ yếu làm cho đời sống của nhân dân nơi đây gặp những khó khăn.

Tổng giá trị sản phẩm các ngành ở vùng đệm trong năm 2009 ước đạt 265.079 triệu đồng, trong đó:

+ Nông lâm nghiệp: 195.149 triệu đồng, chiếm 73,6% - Trồng trọt: 135.576 triệu đồng, chiếm 51,6% - Chăn nuôi: 41.642 triệu đồng, chiếm 15,7% - Lâm nghiệp: 17.931 triệu đồng, chiếm 6,8%

+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 32.058 triệu đồng, chiếm 12,1%. + Dịch vụ, du lịch: 37.872 triệu đồng, chiếm 14,3%.

Kết quả trên cho thấy cơ cấu các ngành sản xuất đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỉ trọng của các ngành trong nhóm nông lâm nghiệp và tăng dần tỉ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu đóng góp vào tổng thu nhập của các xã quanh VQG.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 3,1 triệu/người/năm và không đều giữa các vùng. Khoảng cách giữa những người có thu nhập cao và thu nhập thấp ngày càng gia tăng.

Cơ sở hạ tầng:

+ Giáo dục: Các xã trong vùng đều có trường mầm non, cấp I và II với trang thiết bị giảng dạy luôn được nâng cấp hàng năm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy của các thày cô và học tập của học sinh. Số lượng

học sinh theo học cấp III tại trung tâm các huyện ngày càng tăng. Điều đó cho thấy ý thức học tập trong nhân dân nơi đây đã được thay đổi cơ bản.

+ Giao thông: tất cả các xã trong vùng đều đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã, hệ thống đường liên thôn cũng đã được nâng cấp và mở rộng, đảm bảo cho lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng.

+ Hệ thống điện: 100% số xã trong vùng đã được cung cấp điện lưới quốc gia.

+ Hệ thống thông tin liên lạc: tất cả các xã trong vùng đều đã có trạm bưu chính viễn thông, đã đảm bảo được nhu cầu trao đổi thông tin văn hóa của người dân.

+ Nước sạch: hầu hết người dân trong vùng sử dụng nước giếng. Tại một số thôn buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được một số dự án tài trợ đầu tư chương trình nước sạch cho dân. Tại một số trung tâm xã người dân cũng đã được sử dụng nước sạch tự chảy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại vườn quốc gia chư yang sin tỉnh đăk lăk (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)