Kết quả điều tra và sử dụng phương pháp chồng xếp các loại bản đồ như: lượng mưa, đất, các yếu tố địa hình, đai cao, hiện trạng rừng mới nhất được để tạo bản đồ thảm thực vật. Kết quả phân loại thảm thực vật như sau:
Bảng 4.10: Diện tích các kiểu thảm thực vật rừng VQG Chư Yang Sin
TT Kiểu thảm
Diện tích
Tổng 59.316,1
1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình 31.865,2
1.1. Kiểu phụ nguyên sinh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình 30.184,8
1.2. Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi
trung bình nghèo kiệt 169,0
1.3. Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi
trung bình phục hồi 1.511,4
2. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp 11.294,0
2.1. Kiểu phụ nguyên sinh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp 7.185,9
2.2. Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi
thấp nghèo kiệt 326,8
2.3. Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi
thấp phục hồi 3.781,3
3. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới vùng thấp 2.594,9
3.1. Kiểu phụ nguyên sinh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới vùng thấp 998,8
3.2. Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới vùng
thấp nghèo kiệt 74,3
3.3. Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới vùng
thấp phục hồi 1.521,8
4. Rừng thưa cây lá kim 9.412,0
4.1. Rừng thưa cây lá kim cây lá kim thuần loại 9.362,8 4.2. Rừng thưa cây lá kim hỗn giao cây lá rộng 49,2
5. Rừng thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy 2.586,6
5.1. Kiểu phụ thứ sinh rừng tre nứa phục hồi sau nương rẫy 1.155,8 5.2. Kiểu phụ rừng thứ sinh tre nứa hỗn giao gỗ phục hồi sau nương rẫy 1.430,8
6. Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ giải rác 1.100,5 7. Đất nông nghiệp, đất khác 462,9
Kết quả tổng hợp trên Bảng 4.10 cho thấy: tổng diện tích VQG Chư Yang Sin là 59.316,1 ha, bao gồm các kiểu rừng chính như sau:
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình 31.865,2 ha, chiếm 53,7%;
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp 11.294 ha, chiếm 19%;
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới vùng thấp 2.594,9 ha, chiếm 4,4%;
- Rừng thưa cây lá kim 9.412 ha, chiếm 15,9%;
- Rừng thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy 2.586,6 ha, chiếm 4,4%;
- Trảng cỏ, cây bụi và cây gỗ rải rác 1.100,5, chiếm 1,9%; - Đất nông nghiệp, đất khác 462,9 ha, chiếm 0,8%.
4.5.2. Đặc điểm chính của các kiểu thảm
4.5.2.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình
Kiểu rừng phân bố rộng hầu khắp các tiểu khu trong VQG, từ độ cao > 1.000 m, song tập trung nhiều hơn về phía Tây Bắc, đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá Granit có tầng đất trung bình đến dày. Nhiệt độ không khí trung bình năm luôn trên 15- 200C, lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.000 mm/năm. Tùy vào mức độ tác động của con người mà chúng tôi phân thành các kiểu phụ sau:
a. Kiểu phụ nguyên sinh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình:
Kiểu rừng này đã bị tác động, song vẫn còn giữ được tính nguyên sinh. Thực vật tạo rừng khá phong phú, phổ biến là các loài trong họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Đậu (Caesalpiniaceae, Fabaceae và Mimosaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiacea), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Dẻ
(Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Tử vi (Lythraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Na (Annonaceae), họ Trâm (Myrtaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Thị (Eberaceae), họ Bứa (Clusiaceae) và nhiều họ khác... Độ che phủ của rừng đạt trên 0.7. Cấu trúc của rừng chia thành 4 - 5 tầng (A1, A2, A3, B và C).
- Tầng vượt tán (A1): cấu trúc tán không phẳng, cấu trúc tổ thành loài chỉ có rất ít cá thể của các loài cây lá rộng vươn lên tầng này.
- Tầng ưu thế sinh thái (tầng tán A2): tán rừng tương đối đồng đều, cao khoảng 20-30m với đa số cây lá rộng: Dẻ, Sồi, Sụ, Giổi, Re, Chẹo, Chắp tay, Xoan nhừ, Tô hạp, Hồng quang... Chiều cao > 15 m, đường kính bình quân 24 - 30 cm, số cây đường kính khai thác > 40 cm khá nhiều.
- Tầng dưới tán (A3): chiều cao 8 - 15m, gồm các loài cây còn nhỏ của tầng A1 và A2. Ngoài ra có các loài cây gỗ nhỏ khác như Ngát (Gironniera subaequalis), Thâu lĩnh (Alphonsea spp.), Chân chim (Scheflera spp.), Thích
(Acer spp).
- Tầng cây bụi (B) cao 2-5m thường là Mua (Melastoma eberhardtii),
Poa lan xẻ (Poilannammia incisa), Chìa vôi (Lasianthus spp.), Trọng đũa
(Ardisia spp.)…
- Tầng thảm tươi (C): khá đa dạng về thành phần loài song phổ biến hơn cả là các loài trong ngành Dương xỉ, Thông đất, họ Ô rô (Acanthaceae), Họ Lan (Orchidaceae), họ Gừng (Zingiberaceae)…
Thực vật ngoại tầng còn có các loài dây leo như Kim cang (Smilax spp.), Bù dẻ (Uvaria spp.), Móng bò (Bauhinia spp), Đậu mèo (Mucuna spp.),
Dây tứ thư (Tetrtastigma spp.), Họ Lan (Orchidaceae), Song đá (Calamus rudentum), Song (Plectocomia spp.), các loài thuộc ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)…
Tái sinh dưới tán rừng khá tốt, trung bình đạt từ > 3.000 cây/ha. Số cây triển vọng (H > 1,5) m đạt 1.000 - 1.500 cây/ha. Tổ thành loài cây tái sinh tương tự như tầng cây mẹ.
b. Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình nghèo kiệt:
Diện tích không đáng kể, tập trung ở những vùng canh tác nông nghiệp của dân cư địa phương. Rừng được hình thành bởi khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn. Rừng vẫn có 3 - 4 tầng, nhưng sự phân tầng không liên tục. Nhìn chung, tổ thành loài cây cũng tương tự như rừng nguyên sinh, tuy nhiên phẩm chất cây và chất lượng rừng kém hơn rất nhiều. Tầng trên còn sót lại tập đoàn cây của quần thụ cũ như các loài của họ Dẻ (Fagaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiacea), họ Dâu tằm (Moraceae)… Chiều cao trung bình thường chỉ đạt từ 8 - 18 m, đường kính bình quân từ 12 - 20 cm. Dây leo bụi rậm xâm lấn khá mạnh, làm cho tái sinh của rừng bị ảnh hưởng rất nhiều.
c. Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình phục hồi:
Kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy, hoặc sau khai thác kiệt, đặc trưng bởi quần thụ các loài cây ưa sáng, đôi khi là phức hợp của cả những cây họ Dầu (Dipterocapaceae), những cây gỗ lớn không ưa sáng… Tán có từ 1 - 2 tầng, tầng trên tán chủ yếu là các cây còn xót lại của quần thụ cũ như: họ Dẻ (Fagaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), họ Re (Lauraceae)… tầng tán chính gồm phần lớn là các loài ưa sáng, và một số loài thuộc Dầu (Dipterocarpaceae), Xoan (Meliaceae), họ Đậu (Caesalpiniaceae, Fabaceae và Mimosaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiacea), họ Dâu tằm (Moraceae)… Tái sinh dưới tán rừng tương đối tốt.
4.5.2.2. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp
Kiểu rừng này phân bố rải rác ở các khu vực vùng biên phía Đông, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc của Vườn. Rừng phân bố trên độ cao từ 701 - 1.000 m, lượng mưa bình quân năm từ 1.500 - 2.000 mm, nhiệt độ không khí trung bình năm luôn trên 15 - 20 0C. Cấu trúc và thành phần các họ thực vật cây gỗ lá rộng tạo rừng cũng tương tự như đối với kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình.
Tùy vào mức độ tác động vào rừng, chúng tôi chia kiểu rừng này thành các kiểu rừng chính như sau:
- Kiểu phụ nguyên sinh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp nghèo kiệt.
- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp phục hồi.
4.5.2.3. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới vùng thấp
Kiểu rừng này phân bố rải rác ở phía Đông Bắc, Tây Bắc, nơi có độ cao < 700 m, có lượng mưa bình quân năm từ 1.500 - 2.000 mm và nhiệt độ trung bình 15 - 20 0C. Nhìn chung về cấu trúc và tổ thành các họ thực vật cây lá rộng tạo rừng cũng tương tự các kiểu rừng đã phân tích.
Tùy vào mức độ bị tác động, chúng tôi phân chia kiểu này thành các kiểu phụ:
- Kiểu phụ nguyên sinh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới vùng thấp.
- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới vùng thấp nghèo kiệt.
- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới vùng thấp phục hồi.
4.5.2.4. Rừng thưa cây lá kim
Kiểu rừng này phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam và Tây Bắc, trên tất cả các đai cao của Vườn, nơi có lượng mưa bình quân năm > 1.500 mm. Căn cứ vào yếu tố tổ thành, chúng tôi phân thành các kiểu phụ sau:
a. Rừng thưa cây lá kim thuần loại
Rừng có cấu trúc 3 tầng rõ rệt: Tầng tán chính (A), tầng cây bụi (B) và tầng thảm tươi (C).
- Tầng tán chính (A): loài cây là Thông ba lá (Pinus kesiya), đường kính bình quân từ 26 - 30 cm, chiều cao bình quân khoảng 20 - 25 m. Bên cạnh đó có một số họ cây lá rộng mọc rải rác như: họ Sim (Myrtaceae), Dẻ (Fagaceae), Hồ đào (Jugrandaceae)… Tuy nhiên phẩm chất không tốt.
- Tầng cây bụi: nhìn chung kém phát triển, tổ thành loài cây bụi thuộc các họ như: Mua (Melastomataceae), Cà phê (Rubitaceae)…
- Tầng thảm tươi: rất phát triển, tổ thảnh loài thuộc các họ Dương xỉ (Cyatheaceae), Hòa thảo (Poaceae)…
- Tái sinh: kém phát triển, chiều cao trung bình cây tái sinh chỉ đạt 2,5 - 3,0 m, mật độ tái sinh khoảng 2.000 - 3.000/ha, tuy nhiên cây triển vọng rất thấp, tổ thành cây tái sinh lại chủ yếu là các loài cây lá rộng như: họ Dung (Symplocaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Sim (Myrtaceae)…
b. Rừng thưa cây lá kim hỗn giao cây lá rộng
Kiểu rừng này có diện tích nhỏ, với tổ thành cây lá kim chiếm 50% và lá rộng chiếm 50%. Kiểu rừng này có diện tích rất ít, phân bố tại tiểu khu 1209, xã Khuê Ngọc Điền. Cấu trúc rừng được chia thành 4 tầng:
- Tầng vượt tán (A1): chủ yếu là cây lá kim (Pinus kesiya) và một số ít các cây thuộc họ Re (Lauraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae)…
- Tầng tán (A2): tầng này chủ yếu gồm các họ lá rộng thường xanh như họ Dẻ (Fagaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), họ Re (Lauraceae), Xoan (Meliaceae), họ Đậu (Caesalpiniaceae, Fabaceae và Mimosaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiacea), họ Dâu tằm (Moraceae)… chiều cao trung bình từ 14 - 18 m, đường kính bình quân 16 - 22 cm. Cây có đường kính khai thác không nhiều.
- Tầng dưới tán (A3): tổ thành các họ thực vật chủ yếu cũng thuần nhất giống như tầng tán, song đang trong thời kỳ phát triển, thêm vào đó là các loài thuộc họ Du (Umaceae), họ Cà phê (Rubiaceae)…
- Tầng cây bụi (B): là các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae)…
- Tầng thảm tươi (C): gồm các loài thuộc họ Dương xỉ (Cyatheaceae), Họ dừa gai (Pandanaceae)…
4.5.2.5. Rừng thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy
Căn cứ vào tổ thành của thực vật tạo rừng chúng tôi chia kiểu rừng này thành các kiểu phụ như sau:
a. Kiểu phụ rừng thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy
Kiểu rừng này được đặc trưng bởi các loài cây tre nứa như: Lồ ô
(Bambusa procera), Nứa (Oxytenanthera nigrociliata)… mọc thành từng mảng thuần loại. Mật độ tre nứa khoảng 5.000 - 6.000 cây/ha. Chiều cao của Nứa 10 m, Lồ ô: 8 m. Tái sinh cây gỗ lá rộng rất yếu, do lớp thảm mục là lá tre nứa rất dày.
b. Kiểu phụ rừng thứ sinh tre nứa hỗn giao cây gỗ phục hồi sau nương rẫy
Kiểu rừng này được hình thành bởi tổ thành tre nứa mọc xen kẽ với cây lá rộng thường xanh. Cấu trúc rừng được chia thành 2 tầng chính: tầng trên là lớp cây gỗ thuộc các họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), Cà phê (Rubiaceae),
Hồ đào (Jugrandaceae), Dẻ (Fagaceae)... Nhìn chung, lớp cây gỗ ít có giá trị và phẩm chất không tốt.
4.5.2.6. Trảng cỏ, cây bụi và cây gỗ rải rác
Kiểu thảm này được bởi các loài cây như: Cỏ tranh (Imperata cylindrinca), Đót (Thysanolaena maxima) và các loài thuộc các họ như: Cúc (Asteraceae), Ô rô (Acanthaceae), Cà phê (Runbiaceae), các loài điển hình như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Chè vè (Miscanthus floribunda), Sầm
(Memecylon spp.), Mua (Melastoma spp.), Đom đóm (Alchornea tiliaefolia),
Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ lào
(Eupatorium odoratum), Lách (Saccharum spontaneum)...
4.5.2.7. Đất nông nghiệp, đất khác
- Đất nông nghiệp chủ yếu là đất nương rẫy của dân, diện tích này nằm rải rác quanh Vườn tại những khu vực gần các khu dân cư là hậu quả của hiện tượng xâm canh lấy đất sản xuất, mà trên thực tế không phát hiện hết được, chỉ bằng công nghệ ảnh viễn thám mới khẳng định được. Thảm cây nông nghiệp gồm rất nhiều loài như: bắp, mì, lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp...
- Các loại đất khác bao gồm núi đá không cây, đất mặt nước...