Huyện Tên xã Nhân
khẩu Ê đê M'nông Nùng H'mông Mường Tày Kinh
Dtộc khác Tổng 85.267 13.148 22.942 298 1.615 1.209 764 39.067 6.224 Huyện Krông Bông Cư pui 9.885 1.678 1.654 1.847 4.706 KN. Điền 8.753 64 8.689 Hoà sơn 11.708 769 423 103 10.413 Hoà hong 8.661 1.423 711 1.305 4.982 240 Hoà lễ 8.919 15 60 12 126 8.706 Yangmao 5.064 792 2.975 1.229 68 Cư đrăm 5.439 3.483 310 247 206 1.036 157 Huyện Lắk Đắc phơi 5.981 104 4.851 174 301 492 59 Yang tao 8.298 7.731 28 466 73 Krông nô 5.624 2.938 2.421 48 217 Bông rang 6.935 1.946 2.599 527 1.159 704 Tỉ lệ 100,00 15,42 26,91 0,35 1,89 1,42 0,90 45,82 7,30
Kết quả thống kê trên bảng 3.1 cho thấy, xã trong vùng có nhiều dân tộc với tập quán và văn hóa khác nhau. Trong đó, dân tộc kinh chiếm tỉ lệ cao nhất với 45,82%, tiếp đó là dân tộc M’Nông 26,91%, Ê đê 15,42% và các dân tộc khác 11,86%. Người dân nơi đây sống tập trung tại các buôn, thôn dọc các tuyến đường chính vùng ven của VQG.
Trong số các dân tộc thiểu số trên, dân tộc Ê đê và dân tộc M' Nông vẫn còn giữ được nhiều phong tục tập quán và truyền thống đặc trưng của Tây
Nguyên. Chế độ mẫu hệ là đặc trưng cơ bản còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần của cộng đồng trong vùng, một số phong tục như: Lễ hội, ma chay, cưới hỏi, quan hệ cộng đồng, họ tộc… vẫn được duy trì và góp phần làm đậm đà bản sắc văn hoá của người Tây Nguyên. Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp đó, thì tập quán canh tác nông nghiệp lạc hậu như đốt nương làm rẫy vẫn chưa chấm dứt, khai thác lâm sản, buôn bán động vật hoang dã… vẫn còn. Ở một số vùng còn diễn ra khá phức tạp, đặc biệt là nạn khai thác gỗ Pơ mu (Fokienia hodginsii), Du sam (Keteleeria evelyniana), Bách xanh (Calocedrus maeracapis), Trắc (Dalbergia nigrescens )…
Các dân tốc H' Mông, Tày, Thái, Nùng từ các tỉnh phía Bắc chuyển vào theo con đường di dân tự do. Việc di dân tự do của các đồng bào người H' Mông, Tày, Nùng tuy có gây khó khăn cho người dân địa phương vì phải chia sẻ đất canh tác và một số nguồn lợi khác, song bù lại họ cũng học tập được một số kỹ thuật canh tác nông - lâm nghiệp truyền thống và rất có hiệu quả nơi đất dốc. Hiện tượng di dân tự do vẫn đang diễn ra, mặc dù với cường độ thấp hơn, chủ yếu là người làm thuê tự do, họ hàng bà con của các hộ di dân trước đây. Người H' Mông, Tày, Nùng có kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc rất tốt và cũng có khả năng khai thác tài nguyên rừng rất hiệu quả, đây cũng là những nhân tố gây khó khăn cho việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Vườn.
Dân số:
Kết quả tổng hợp trên Bảng 04 cho thấy, tổng dân số của các xã xung quanh Vườn là 85.267, trong đó dân số nam 39.326 chiếm 46,1% và nữ 45.941, chiếm 53,9%. Mật độ dân số dao động từ 4 - 8 người/km2 tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng.