Phân bố của một số loài thực vật có giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại vườn quốc gia chư yang sin tỉnh đăk lăk (Trang 63)

Việc xác định phân bố của các đối tượng có giá trị về bảo tồn và kinh tế rất quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng và đa dạng sinh học của tất cả các cấp quản lý. Kết quả này cho phép các nhà quy hoạch xây dựng được các chiến lược bảo vệ rừng và đa dạng sinh học với những biện pháp hữu hiệu trong điều kiện thực tế để đạt được các mục tiêu bảo tồn.

Trong giới hạn về thời gian, chúng tôi mới chỉ thống kê và ghi nhận vị trí của các loài thực vật cần xây dựng bản đồ phân bố đã gặp trong quá trình điều tra, trên cơ sở đó ước lượng mở những khu vực phân bố của chúng. Kết quả tổng hợp được thể hiện trong bảng 4.11.

Bảng 4.11: Tọa độ ghi nhận sự phân bố của một số loài thực vật có giá trị

TT Tên cây Tọa độ khu vực

X Y

1 Pơ mu, Thông lá dẹt, Thông 2 lá 859.420 1.379.596

2 Cẩm lai vú, Muồng đen, Giáng hương, Gõ đỏ, Trầm

hương, Kim giao 862.654 1.382.080

3 Bách xanh, Thông tre, Lan vẩy rồng 862.691 1.379.101

4 Thông 2 lá, Bách xanh 867.494 1.380.009

5 Thông tre, Thông đà lạt 862.911 1.375.878

6 Du sam 860.457 1.370.530

7 Pơ mu, Du sam 863.064 1.371.651

8 Du sam 878.899 1.382.278

9 Pơ mu, Du sam 865.474 1.373.868

10 Du sam, Thông đà lạt 867.021 1.363.432

11 Pơ mu, Thông 5 lá 870.268 1.365.774

12 Trầm hương, Tuế lá xẻ 881.136 1.365.047

13 Lát lông, Tuế lá xẻ 884.950 1.365.768

14 Dẻ lang bian, Sồi lông nhung, Thông lá dẹt 875.293 1.366.244

15 Trầm hương 867.815 1.382.447

16 Thông lá dẹt 869.184 1.372.210

Căn cứ vào điểm tọa độ của các loài đã gặp trên, khi đưa lên bản đồ của của Vườn được kết quả như sau:

- Pơ mu: có phân bố tại các xã Hòa sơn (tiểu khu1203), xã Bông Krang (tiểu khu 1359, 1397, 1351).

- Thông lá dẹt: có phân bố tại xã Hòa sơn (tiểu khu 1203), xã Bông Krang (tiểu khu 1396,1378).

- Thông hai lá: có phân bố tại xã Hòa Sơn (tiểu khu 1203), Khuê Ngọc Điền (tiểu khu 1209), Bông Krang (tiểu khu 1383).

- Cẩm lai vú: có phân bố tại xã Khuê Ngọc Điền (tiểu khu 1187). - Muồng đen: có phân bố tại xã Khuê Ngọc Điền (tiểu khu 1187). - Giáng hương: có phân bố tại xã Khuê Ngọc Điền (tiểu khu 1187). - Gõ đỏ: có phân bố tại xã Khuê Ngọc Điền (tiểu khu 1187).

- Trầm hương: có phân bố tại xã Khuê Ngọc Điền (tiểu khu 1187), xã Yang Mao (tiểu khu 1233), xã Hòa Lễ (tiểu khu 1179).

- Kim giao: có phân bố tại xã Khuê Ngọc Điền (tiểu khu 1187). - Bách xanh: có phân bố tại xã Khuê Ngọc Điền (tiểu khu 1209). - Thông tre: có phân bố tại xã Bông Krang (tiểu khu 1350).

- Lan vẩy rồng: có phân bố tại xã Khuê Ngọc Điền (tiểu khu 1209). - Du sam: có phân bố tại xã Bông Krang (tiểu khu 1351, 1396), xã Cư Đrăm (tiểu khu 1199).

- Dẻ lang bi ang: có phân bố tại xã Yang Mao (tiểu khu 1221). - Sồi lông nhung: có phân bố tại xã Yang Mao (tiểu khu 1283).

- Thông đà lạt: có phân bố tại xã Hòa Sơn (tiểu khu 1203), Bông Krang (tiểu khu 1350).

- Tuế lá xẻ: có phân bố tại xã Yang Mao (tiểu khu 1234). - Lát lông: có phân bố tại xã Yang Mao (tiểu khu 1234).

4.7. Giải pháp bảo tồn một số loài có giá trị tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Căn cứ vào danh lục và phân bố của một số loài quý hiếm, đặc hữu chúng tôi đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ như sau:

- Vườn quốc gia Chư Yang Sin nơi có hệ thực vật phong phú với 860 được ghi nhận một cách đầy đủ, trong đó tập trung tới 6,4% số loài có trong danh sách thực vật qúy hiếm, có 13,0% số loài là đặc hữu của Việt Nam, rất

nhiều loài rất có giá trị về kinh tế và thương mại… rất cần được bảo vệ. Để công tác bảo tồn thật sự có hiệu quả cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về khu phân bố, đặc trưng cấu trúc quần xã.

- Nơi đây còn lưu giữ diện tích rừng giàu khá lớn, môi trường sinh thái rừng còn khá nguyên vẹn, nên đây là điều kiện tốt để xây dựng và áp dụng các phương pháp bảo tồn nguyên vị (in situ) cho các loài động thực vật rừng.

- Bên cạnh đó, có một số loài tái sinh rất kém hiệu quả trong điều kiện sinh thái tự nhiên như Du sam, Pơ mu… nhưng lại đang chịu sức ép rất lớn từ việc khai thác trái phép, nên cần nghiên cứu các biện pháp bảo tồn ngoại vi (ex situ) như ươm cây và trồng làm giàu rừng… làm tăng khả năng bảo tồn của các loài quy hiếm.

- Như đã phân tích ở những phần trên, diện tích rừng giàu còn tương đối nhiều và sinh thái rừng còn khá nguyên vẹn, là môi trường rất tốt cho các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae) phát triển. Do đó, đây sẽ là điều kiện rất tốt cho việc bảo vệ và phát triển các loài cây có giá trị cả về bảo tồn và kinh tế này. Để có các biện pháp bảo tồn hữu hiệu cần có các nghiên cứu sâu theo họ, theo chi để nắm được số lượng, phân bố và giá trị của chúng để có các giải pháp giám sát hợp lý. Nếu điều kiện có thể, nên thành lập vườn Lan để phục vụ mục đích trưng bày, thưởng ngoạn, học tập và thương mại.

- Tài nguyên thực vật nơi đây rất đa dạng, tuy nhiên việc điều tra khảo sát vẫn còn đang trong giai đoạn phát hiện bổ sung và hoàn chỉnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chưa xây dựng được bộ mẫu tiêu bản thực vật là rất quan trọng, thiếu bằng chứng khẳng định chính xác các loài thực vật đã công bố. Do đó số loài đợt điều tra lần sau thường có sự sai khác so với đợt điều tra trước. Để khắc phục tình trạng trên cần sớm đầu tư tài chính để có những công trình nghiên cứu xác định chính xác tên loài và thành

lập hệ thống mẫu tiêu bản thực vật để phục vụ cho việc trưng bày, học tập và nghiên cứu khoa học trong tương lai.

- Tăng cường nhân lực, vật lực và tài chính cho công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, làm giàu rừng. Làm tốt công tác lâm nghiệp xã hội với nhân dân quanh vườn như tuyên truyền vận động nhằm nâng cao hiểu biết về vai trò của rừng và những lợi ích của việc bảo vệ đa dạng sinh học… Vườn Quốc gia Chư Yang Sin cần tham mưu có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế bền vững bằng sản xuất nông lâm nghiệp và dịch vụ cho các cấp hành chính và nhân dân quanh Vườn, làm tăng hiệu quả kinh tế, từ đó giảm sức ép đối với rừng, làm tăng hiệu quả của công tác bảovệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Chương 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Xây dựng danh lục thực vật VQG Chư Yang Sin gồm 860 loài (Trong đó có 67 loài bổ sung), 474 chi, 140 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch: Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Mộc lan (Magnoliophyta), Trong đó, ngành Mộc lan (Magnoliophyta) đa dạng nhất với 811 loài (94,3%), 442 chi (93,2%), 120 họ (85,7%).

Hệ thực vật Chư Yang Sin chiếm 7,56 % số loài; 18,74 %số chi; 36,77% số họ của hệ thực vật Việt Nam.

Tỷ trọng của lớp Mộc lan (Magnoliopsida) so với lớp Hành (Liliopsida) trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta) ở cả 3 cấp họ, chi và loài lần lượt là: 7 (105/15); 3,33 (340/102); 3,055 (611/200) đều lớn hơn 3, như vậy hệ thực vật Chư Yang Sin đặc trưng cho hệ thực vật nhiệt đới điển hình.

- 10 họ giàu loài nhất chỉ bằng 7,1 % tổng số họ, nhưng có tới 147 chi (31,14% tổng số chi) và 320 loài (37,21% tổng số loài). Các họ giàu loài: Lan (Orchidaceae) 105 loài (12,21%); Re (Lauraceae) 33 loài (3,84%); Dẻ (Fagaceae) 31 loài (3,60%); Thầu dầu (Euphorbiaceae) 26 loài (3,02%); Cà phê (Rubiaceae) 25 loài (2,91%), họ Na (Annonaceae) 22 loài (2,56%); 3 họ: Cau dừa (Arecaceae), Cúc (Asteraceae) và Hòa thảo (Poaceae) cùng có 20 loài (2,33%); Dâu tằm (Moraceae) 18 loài (chiếm 2,09%).

- 15 chi đa dạng nhất (6 – 25 loài): Dendrobium, Lithocarpus, Eria, Ficus, Elaeocapus, Litsea, Castanopsis, Syzygium, Ardisia, Calamus, Cinnamomum, Garcinia, Quercus, Symplocos, Smilax.

- Phổ dạng sống của hệ thực vật Chư Yang Sin: SB = 80,23 Ph + 0,58 Ch + 6,86 Hm + 5,35 Cr + 6,98 Th

Ph = 9,3 Mg + 31,16 Me + 14,42 Mi + 4,19 Na + 5,23 Lp +12,33 Ep + 3,6 Hp - Đa dạng nguồn gen đang bị đe dọa: 68 loài chiếm 7,9%.

Sách đỏ Việt Nam: 48 loài (EN: 24 loài; VU: 24 loài) Danh lục đỏ của IUCN: 57 loài (EN: 28 loài; VU: 29 loài) Nghị định 32 CP: 10 loài (IA: 1 loài; IIA: 9 loài)

Danh sách quy định của Cites: 9 loài

- Đa dạng giá trị tài nguyên thực vật: tổng số loài được ghi nhận là có công dụng là 535 loài, trong đó nhóm một công dụng là 308 loài, chiếm 57,6%, các loài đa công dụng 227 loài chiếm 42,4%. Nhóm loài chưa xác định được công dụng 325 loài, chiếm 37,8% tổng số loài của hệ. Đáng chú ý nhất là các nhóm cây lấy gỗ (LGO) 229 loài (26,63%), cây làm cảnh 212 loài (24,65%), nhóm cây dược liệu 208 loài (24,19%).

- Xây dựng bản đồ và xác định diện tích các kiểu thảm thực vật rừng Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, cụ thể như sau:

Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi trung bình: 31.865,2 ha; Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp: 11.294,0 ha; Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới vùng thấp: 2.594,9 ha; Rừng thưa cây lá kim: 9.412,0 ha;

Rừng thứ sinh tre nứa phục hồi sau nương rẫy: 2.586,6 ha; Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ giải rác: 1.100,5 ha;

Đất nông nghiệp, đất khác: 462,9 ha.

- Xây dựng bản đồ phân bố của một số loài thực vật có giá trị bảo tồn và kinh tế.

- Giải pháp bảo tồn tài nguyên thực vật tại VQG Chư Yang Sin: Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sâu hơn nữa về khu phân bố và cấu trúc quần xã và thành phân loài, chi, họ thực vật; xây dựng và áp dụng bảo tồn Insitu cho các loài thực vật; Áp dụng giải pháp bảo tồn Exsitu cho các

loài có khả nẳng tái sinh kém và chịu sức ép cao; tăng cường nhân lực, vật lực và tài chính cho công tác bảo tồn; VQG Chư Yang Sin cùng với Chính quyền địa phương làm tốt hơn nữa công tác phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học.

5.2. Tồn tại và kiến nghị

Vì thời gian có hạn và với khối lượng nghiên cứu nhiều, thêm vào đó là việc điều tra gặp nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi, việc tra cứu xác định tên của một số loài mới không kịp... nên số loài mà chúng tôi đưa ra trong Luận văn còn chưa đủ so với số liệu đã điều tra thực tế. Trong thời gian tới chúng tôi vẫn tiếp tục điều tra và nghiên cứu thêm để hoàn thiện hơn nữa bản danh lục theo yêu cầu của Vườn.

Cần đầu tư xây dựng hệ thống mẫu tiêu bản thực vật cho tất cả các loài hiện có trong Vườn nhằm mục đích thống kê, trưng bày, nghiên cứu và học tập của nhân viên và các nhà khoa học. Bên cạnh đó cần xây dựng vườn thực vật trong đó sưu tầm và gây trồng các loài thực vật hiện có nhằm mô phỏng theo cấu trúc của hệ sinh thái rừng tự nhiên nơi đây... Phục vụ cho nhu cầu trưng bầy, nghiên cứu, học tập và giải trí.

Tài nguyên cây thuốc và cây làm cảnh nơi đây theo chúng tôi thì vẫn còn đa dạng hơn những kết luận đã nêu trên vì trong điều kiện khách quan vì thiếu tài liệu, mưa bão và thời gian ngắn.... nên chưa kịp thống kê đầy đủ trong Luận văn này. Do đó cần tiến hành các công trình nghiên cứu để xác định đầy đủ các thông tin về trữ lượng, phân bố, sinhh thái, khả năng phát triển, kỹ thuật nuôi trồng... của thực vật theo nhóm công dụng để có các biện pháp quản lý giám sát và bảo tồn có hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1 Nguyễn Tiến Bân (2000), Thực vật trí Việt Nam, Tập I. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

2 Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

3 Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam; tập II. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

4 Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam; tập III. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

5 Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần II – Thực vật. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 2007.

6 Bộ Lâm nghiệp, (1971 - 1988), Cây gỗ rừng Việt Nam, Tập 1-7, Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

7 Bộ NN&PTNT, (2003), Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Chư Yang Sin - tỉnh Đắc LắK. Đăk Lăk

8 Bộ NN&PTNT, (2004), Dự án đầu tư Vườn quốc gia Kon Ka Kinh - Tỉnh Gia Lai. Gia Lai

9 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

10 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2006), Quyết định số 54 /2006/QĐ-BNN Về việc công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã

quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Hà Nội

11 Lê Văn Chẩm và cộng sự, (2007), Thành Phần Cây Hạt Trần

(Gymnospermae) Tại Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin, Tỉnh Đăk Lăk. Đăk Lăk

12 Chính phủ Việt Nam và Dự án của Quĩ Môi trường toàn cầu -

VIE/95/G31 (1995), Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam, Hà Nội. 13 Chính phủ Việt Nam, (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý

thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Hà Nội

14 Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III. Nxb. Trẻ

15 Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (Chủ biên) (2008), Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Nxb. Giáo dục.

16 IUCN, UNEP, WWF (1996), Cứu lấy Trái đất - Chiến lược cho cuộc sống bền vững, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội.

17 Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ (1996), Đa dạng thực vật ở Cúc Phương. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 185tr.

18 Phan Kế Lộc (1985), Thử vận dụng khung phân loại của UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 1 - 5.

19 Phan kế Lộc (1998), Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam, Kết quả kiểm kê thành phần loài. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số II, 10 - 15.

20 Đỗ Tất Lợi (2009), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y Học và Thời Đại

21 Bộ NN&PTNT và Birdlife International in Indochina với sự hỗ trợ tài chính của Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan, Hà Nội và Ngân hàng Thế giới (2004). Thông tin các khu bảo vệ và đề xuất ở Việt Nam, tập 1, tập 2, miền Bắc Việt Nam. Hà Nội.

22 Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), Bảo tồn đa dạng sinh học, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.

23 Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật.

Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

24 Nguyễn Nghĩa Thìn (2000), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

25 Nguyễn Nghĩa Thìn (2006), Đa dạng thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Nxb. Nông nghiệp.

26 Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007, Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB Đại học quốc gia Hà Nội

27 Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998), Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa – Phan Si Pan. Nxb Đại học quốc gia Hà Hà 28 Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb. Khoa học

và Kỹ thuật. Hà Nội.

29 Thái Văn Trừng (2001), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

30 Viện Điều tra Quy hoạch rừng (2007), Biện pháp kỹ thuật điều tra ô định vị nghiên cứu sinh thái -Ban hành theo Quyết định số

67/ĐTQHR/TCHC-QĐ Ngày 05 tháng 03 năm 2007 của Viện Điều tra Quy hoạch rừng. Hà Nội.

31 Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, (2008), Báo cáo đa dạng sinh học Vườn quốc gia Chư Yang Sin - tỉnh Đắc Lắk. Đăk Lăk

32 Hoàng Chung, (2000), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật.

NXB. Giáo dục Hà Nội

II. Tiếng Anh

33 Anutschin N.P, (1961), "Forest mensuration". Moscow. USSR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại vườn quốc gia chư yang sin tỉnh đăk lăk (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)