TT Ký hiệu Dạng sống Số loài Tỉ lệ (%)
1 Ph Cây chồi trên 690 80,23
1.1 Mg Cây chồi trên (> 30 m) 80 9,3
1.2 Me Cây chồi trên đất (8-30 m) 268 31,16
1.3 Mi Cây chồi trên đất (2-8 m) 124 14,42
1.4 Na Cây chồi trên lùn (< 2 m) 36 4,19
1.5 Lp Cây chồi trên dạng leo quấn 45 5,23
1.6 EP Cây chồi trên dạng phụ sinh 106 12,33
1.7 Hp Cây chồi trên thân thảo 31 3,6
2 Ch Cây chồi ngang đất 5 0,58
3 Hm Cây chồi mặt đất 59 6,86
4 Cr Cây chồi dưới đất 46 5,35
5 Th Cây chồi một năm 60 6,98
Hình 4.6: Biểu đồ tỉ lệ số loài thực vật phân theo các dạng sống
Số liệu bảng 4.7 cho thấy sự thích nghi với điều kiện sống của thực vật nơi đây khá phức tạp bởi chúng sống trên hầu khắp các dạng sống từ gỗ lớn, gỗ nhỏ, cây bụi, dây leo phụ sinh và dưới mặt đất. Điều đó đã tạo nên sự phức tạp về thành phần dạng sống của hệ thực vật. Sự phân bố của các loài thực vật theo các nhóm dạng sống cụ thể như sau:
Nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm vị trí chủ đạo trong hệ thực vật với 690 loài (chiếm 80,23%), thuộc 351 chi và 104 họ thực vật. Trong đó:
- Nhóm cây chồi trên lớn (Mg - cao > 30 m) có 80 loài (chiếm 9,3 % tổng số loài). Tổ thành những loài cây này sẽ tạo nên tầng trội trong cấu trúc đứng của rừng. Nhóm này bao gồm các loài cây thuộc các họ như Dầu (Dipterocarpaceae), Thông (Pinaceae), Xoài (Anacardiaceae)…
- Nhóm cây chồi trên nhỡ (Me - cao 8 - 30 m) có 286 loài, chiếm 31,16% tổng số loài. Nhóm này gồm có nhiều họ khác nhau, nhưng để tạo nên tầng tán chính của rừng chủ yếu là các họ có nhiều loài như Dẻ (Fagaceae) 31 loài, họ Re (Lauraceae) 30 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) 13 loài…
- Nhóm cây chồi trên nhỏ (Mi - cao 2 - 8m) có 124 loài, chiếm 14,42% tổng số loài. Nhóm cây này kết hợp với những cây gỗ của tầng trên tạo nên tầng dưới tán trong cấu trúc đứng của rừng, bao gồm một số họ có nhiều loài như Cà phê (Rubiaceae) 15 loài, Thầu dầu (Euphorbiaceae) 12 loài, Chè (Theaceae) 7 loài, Na (Annonaceae) 6 loài…
- Nhóm cây chồi trên lùn (Na - cao < 2 m) có 36 loài, chiếm 4,19% tổng số loài. Nhóm này chủ yếu là các loài cây dạng gỗ bụi thuộc các họ như Sim (Myrsinaceae) 9 loài, Mua (Melastomataceae) 6 loài, Cà phê (Rubiaceae) 6 loài…
- Nhóm cây chồi trên dạng leo quấn (Lp): 45 loài, chiếm 5,23% tổng số loài, bao gồm nhiều họ khác nhau, trong đó có một số họ nhiều loài như họ Cau dừa (Arecaceae) loài 12, họ Na (Annonaceae) 7 loài, họ Tiết dê (Menispermaceae) 4 loài, họ Nho (Vitaceae) 4 loài…
- Nhóm cây chồi trên phụ sinh (Ep) có 106 loài, chiếm 12,33% tổng số loài. Nhóm này bao gồm các họ có nhiều loài như họ Lan (Orchidaceae) 80 loài, họ Dương xỉ (Polypodiaceae) 6 loài, họ Thiên lý (Asclepiadaceae) 5…
- Nhóm cây chồi trên thân thảo (Hp) có 31 loài chiếm 3,6% tổng số loài. Nhóm này bao gồm các họ nhiều loài như họ Lan (Orchidaceae) 23, họ Dương xỉ (Cyatheaceae) 3 loài, họ Dứa gai (Pandanaceae) 3 loài…
Nhóm cây chồi một năm (Th): nhóm này có 60 loài chiếm 6,98% tổng số loài gồm một số họ có nhiều loài như họ Cúc (Asteraceae) 20 loài, họ Ô rô (Acanthaceae) 17 loài, họ Bóng nước (Balsaminaceae) 5 loài… Nhóm cây này là yếu tố chính cấu thành nên tầng thảm tươi của rừng. Với tỉ lệ 6,98% trong tổng số loài của hệ là ở mức trung bình, nên có thể thấy là điều kiện sinh thái của nơi đây là tương đối thuận lợi cho sự phát triển của thực vật, bởi tỉ lệ các loài thuộc nhóm này càng cao thì chứng tỏ tính khắc nghiệt của môi trường làng lớn.
Nhóm cây chồi mặt đất (Hm) có 59 loài chiếm 6,86% tổng số loài của hệ. Nhóm cây này cũng là những yếu tố tạo nên tầng thảm tươi của rừng. Bao gồm một số họ nhiều loài như Hòa thảo (Poaceae) 19 loài, Thài lài (Commelinaceae) 7 loài, Hoa chuông (Campanulaceae) 6 loài…
Nhóm cây chồi dưới đất (Cr) có 46 loài chiếm 5,35% tổng số loài của hệ, bao gồm các họ nhiều loài như họ Khúc khắc (Smilacaceae) 6 loài, họ Gừng (Zingiberaceae) 6 loài, họ Thiên môn (Asparagaceae) 4 loài, họ Chân xỉ (Pteridiaceae) 4 loài…
Nhóm cây chồi ngang đất (Ch) có 5 loài chiếm 0,58% tổng số loài của hệ. Bao gồm các họ như họ Bòng bong (Lygodiaceae) 3 loài, họ Trinh nữ (Mimosaceae) 2 loài.
Từ những số liệu bảng 4.7, phổ dạng sống của hệ thực vật Chư Yang Sin được viết như sau:
SB = 80,23 Ph + 0,58 Ch + 6,86 Hm + 5,35 Cr + 6,98 Th
Ph = 9,3 Mg + 31,1 Me + 14,42 Mi + 4,19 Na + 5,23 Lp +12,33 Ep + 3,6 Hp
Phổ dạng sống trên cho thấy cây chồi trên chiếm vị trí độc tôn với 690 loài chiếm 80,23 % tổng số loài. Đây là nhóm chính tạo nên cấu trúc của rừng. Điều đó chứng tỏ rằng chất lượng rừng ở Chư Yang Sin còn khá tốt, cấu trúc rừng gồm nhiều tầng khác nhau. Sự tập trung nhiều loài trong nhóm này sẽ tạo nên tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Các yếu tố phụ sinh cho thấy môi trường sinh thái của rừng khá thuận lợi cho thực vật nhiệt đới phát triển.
Nhóm cây chồi một năm chiếm tỉ lệ không cao 6,98 % tổng số loài của hệ cũng khẳng định thêm những kết luận trên rằng sinh thái nơi đây là khá phù hợp cho thực vật nhiệt đới phát triển.
4.3. Đa dạng về nguồn gen quý hiếm
Sử dụng Sách đỏ của Việt Nam năm 2007 [5] và Danh sách các loài trong Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Ban hành kèm theo Quyết định số 74 /2008/QĐ-BNN ngày 20 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) [10], Nghị định 32 của Chính phủ [13]và Danh lục đỏ để thiết lập thông tin về giá trị bảo tồn cho các loài thực vật của Vườn quốc gia Chư Yang Sin. Kết quả tổng hợp trên bảng 4.8.
Theo kết quả tổng hợp trên bảng 4.8 cho thấy tổng số loài được liệt kê vào danh sách các loài cần được bảo vệ là 68 loài chiếm 7,9% tổng số loài đã được ghi nhận. Trong đó:
- Sách đỏ Việt Nam: có 48 loài thuộc 35 chi, 27 họ. Phân chia theo cấp qúy hiếm như sau:
Cấp EN: có 24 loài thuộc 18 chi, 13 họ Cấp VU: có 24 loài thuộc 17 chi, 14 họ
- Danh lục đỏ của IUCN: có 57 loài thuộc 44 chi, 31 họ. Trong đó: Cấp EN: có 28 loài thuộc 22 chi, 15 họ
Cấp VU: có 29 loài thuộc 22 chi, 16 họ
- Nghị định 32 CP: có 10 loài thuộc 10 chi, 6 họ. Trong đó: Nhóm IA: có 1 loài thuộc 1 chi, 1 họ
Nhóm IIA: có 9 loài thuộc 9 chi, 6 họ