Qua kết quả đã đạt được về kinh tế xã hội ở phần trên cho thấy, nhìn chung đời sống và điều kiện sinh hoạt, giao lưu kinh tế, văn hóa… đã được cải thiện rất nhiều sau vài năm so với trước đó. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của xã hội thì đời sống của nhân trong vùng vẫn còn nhiều khó khăn. Đây là thách thức lớn đối với công tác bảo tồn của vườn trong những năm tới. Để khắc phục tình trạng khó khăn này, cần có những dự án hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông lâm nghiệp.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đa dạng về thành phần loài
4.1.1. Đa dạng về số lượng taxon
Theo số liệu thống kê trong Báo cáo đa dạng sinh học Vườn quốc gia Chư Yang Sin, năm 2009 và hiện nay đang được Vườn sử dụng để báo cáo các quan chức năng thì hệ thực vật Vườn Quốc gia Chư Yang Sin có 793 loài, 459 chi thuộc 142 họ thuộc 4 ngành: Thông đất - Lycopodiophyta, Dương xỉ - Polypodiophyta, Thông - Pinophyta, Mộc lan Magnoliophyta. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã bổ sung thêm 67 loài thuộc 32 họ, 55 chi. Như vậy, hệ thực vật Chư Yang Sin đã được ghi nhận là 860 loài thuộc 474 chi, 140 họ, 4 ngành. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Phân bố của các taxon theo các ngành của HTV Chư Yang Sin
TT
Ngành Họ Chi Loài
La tinh Việt Nam Số
lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Lycopodiophyta Thông đất 2 1,4 2 0,42 3 0,349 2 Polypodiophyta Dương xỉ 13 9,3 19 4,01 31 3,605 3 Pinophyta Thông 5 3,6 11 2,32 15 1,744 4 Magnoliophyta Mộc lan 120 85,7 442 93,25 811 94,302 - Magnoliopsida Lớp Ngọc lan 105 75,0 340 71,73 611 71,047 - Liliopsida Lớp Hành 15 10,7 102 21,52 200 23,256 Tổng số 140 100 474 100 860 100
Kết quả tổng hợp trên bảng 4.1 cho thấy sự phân bố của các taxon theo từng ngành thực vật như sau:
- Ngành Thông đất - Lycopodiophyta có 2 họ, 2 chi, 3 loài; - Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta có 13 họ, 19 chi, 31 loài; - Ngành Thông - Pinophyta có 5 họ 11 chi 15 loài;
- Ngành Mộc Lan - Magnoliophyta có 120 họ, 442 chi 811 loài, gồm: + Lớp Ngọc lan - Magnoliopsida có 105 họ, 340 chi 611 loài.
+ Lớp Hành - Liliopsida có 15 họ, 102 chi, 200 loài.
So sánh với các hệ thực vật Việt Nam và một số khu vực khác, số liệu trong bảng 4.2 cho thấy, sự đa dạng của hệ thực vật Chư Yang Sin là khá cao. Với diện tích chỉ bằng 0,18% so với diện tích cả nước nhưng số họ thực vật đã chiếm tới 36,77%, số chi chiếm 18,74% và số loài chiếm 7,56%. Mặc dù có diện tích nhỏ hơn nhưng số lượng các taxon (họ, chi, loài) của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin không khác biệt nhiều so với Vườn Quốc gia York Đôn. Diện tích của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin là 59.316 ha nhưng có số lượng họ - chi - loài tương ứng là 140 - 474 - 860, trong khi diện tích của Vườn Quốc gia York Đôn là 115.545 ha (rộng gấp gần 2 lần) nhưng số lượng họ - chi - loài tương ứng chỉ là 129 - 478 - 854. Và khi so sánh với hệ thực vật rất đa dạng của Kon Ka Kinh cũng cho thấy, hệ thực vật Chư Yang Sin cũng có các chỉ số tương đồng.
Bảng 4.2: So sánh các dẫn liệu của hệ thực vật Chư Yang Sin với các hệ thực vật York Đôn, Kon Ka Kinh và Việt Nam
Các chỉ tiêu so sánh
Chư Yang
Sin Yok Đôn(1) Kon Ka
Kinh(2) Việt Nam(3) Tỉ lệ %
CYS Tỉ lệ % YĐ Tỉ lệ % KKK Diện tích 59.316 115.545 41.780 33.000.000 0,18 0,35 0,127 Số họ 140 129 140 378 37,04 34,13 37,037 Số chi 474 478 459 2.524 18,78 18,94 18,185 Số loài 860 854 687 11.373 7,56 7,51 6,041
Ghi chú: 1: Chuyên đề “Đa dạng thực vật Vườn quốc gia York Đôn - 2005” 2: Dự án đầu tư Vườn quốc gia Kon Ka Kinh - Tỉnh Gia Lai (2004). 3: Tính đa dạng thực vật ở Cúc phương (1996).
Để khẳng định thêm sự đa dạng của hệ thực vật, chúng tôi đã sử dụng chỉ số taxon/km2 để so sánh với hệ thực vật Vườn Quốc gia York Đôn, Kon Ka Kinh và hệ thực vật Việt Nam. Kết quả được trình bày trong bảng 4.3 và hình 4.1.
Số liệu bảng 4.3 và hình 4.1 cho thấy do có khí hậu và địa hình phức tạp hơn nên tính đa dạng về loài, chi và họ của hệ thực vật Chư Yang Sin và Kon Ka Kinh cao hơn so với hệ thực vật York Đôn.
Ở đây, chúng tôi đưa hệ thực vật Việt Nam để làm đối chứng mô phỏng, chứ không thể so sánh, bởi diện tích của đất nước chúng ta không thuần túy là rừng, mà bao gồm rất nhiều loại đất khác, mà ở đó sự đa dạng thực vật rất thấp như: đất thổ cư, đất nông nghiệp... Mặc dù cao hơn so với một số khu đặc dụng trong khu vực, song sự đa dạng thực vật của Chư Yang Sin vẫn thấp hơn nhiều so với một số khu khác của phía Bắc như Cúc Phương, Ba Bể, Pà Cò...
Bảng 4.3: Chỉ số họ, chi và loài theo đơn vị diện tích
Các chỉ tiêu so sánh Chư Yang Sin Yok Đôn Kon Ka Kinh Việt Nam
Diện tích 593 1.155 418 330.000 Số họ 140 129 140 378 Số họ/km2 0,2360 0,1116 0,3351 0,0011 Số chi 474 478 459 2.524 Số chi/km2 0,7991 0,4137 1,0986 0,0076 Số loài 860 854 687 11.373 Số loài/km2 1,4499 0,7391 1,6443 0,0345
Hình 4.1: Biểu đồ chỉ số họ, chi và loài trên đơn vị diện tích km24.1.2. Đa dạng ở mức độ ngành 4.1.2. Đa dạng ở mức độ ngành
Tính đa dạng ở mức độ ngành được thể hiện ở số lượng các taxon (họ, chi, loài) của các ngành trong hệ thực vật đã thể hiện rõ trên bảng 4.1.
Số liệu thống kê trong bảng 4.1 cho thấy số lượng các taxon (loài, chi và họ) phân bố không đều theo các ngành. Số lượng loài tập trung nhiều nhất là trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 811 loài, chiếm tới 94,30% và các ngành khác chỉ với 49 loài, chiếm 5,70% tổng số loài thực vật của Vườn. Số lượng chi cũng tập chung chủ yếu ở ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 442 chi, chiếm 93,2% và các ngành còn lại chỉ với 32 chi, chiếm 6,8%. Cũng tương tự như vậy, số họ cũng tập trung chủ yếu trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 120 họ, chiếm 85,7% và các ngành còn lại 20 họ, chỉ chiếm 14,3%.
Sự phân bố không đều của các taxon trong các ngành được thể hiện bằng hình 4.2.
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố của các họ, chi và loài theo ngành thực vật
Khi so sánh sự phân bố của các loài trong từng ngành của hệ thực vật Chư Yang Sin với một số khu đặc dụng khác, ta cũng thấy rõ sự phân bố không đều này mang tính tương đồng. Kết quả so sánh được thể hiện trên bảng 4.4 và hình 4.3.
Bảng 4.4: So sánh tỉ lệ % phân bố của các loài theo các ngành của VQG Chư Yang Sin với VQG York Đôn và VQG Kon Ka Kinh VQG Chư Yang Sin với VQG York Đôn và VQG Kon Ka Kinh
TT
Ngành Chư Yang Sin York Đôn Kon Ka Kinh
La tinh Việt Nam Số loài Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%) 1 Lycopodiophyta Thông đất 3 0,35 2 0,23 4 0,58 2 Polypodiophyta Dương xỉ 31 3,61 18 2,11 35 5,10 3 Equisetophyta Tháp bút 0,00 0,00 1 0,15 4 Pinophyta Thông 15 1,74 3 0,35 8 1,16 5 Magnoliophyta Mộc lan 811 94,30 831 97,31 639 93,01 Tổng số 860 100,00 854 100,00 687 100,00
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố của các loài theo ngành thực vật và VQG
Như vậy, từ những kết quả tổng hợp và phân tích trên có thể khẳng định đối với sự đa dạng thực vật của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin có vai trò đặc biệt lớn của các taxon trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Sự phân bố của các taxon không đều theo các ngành thực vật như vậy là phù hợp với quy luật cấu thành của hệ thực vật vùng nhiệt đới nói chung cũng như của Việt Nam nói riêng.
4.1.3. Đa dạng ở mức độ họ
Để đánh giá đa dạng ở mức độ họ, chúng tôi đã thống kê và phân tích 10 họ có nhiều loài nhất. Đây là một chỉ tiêu được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng khi đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật tại một vùng cụ thể. Vì thông qua 10 họ giàu loài nhất thể hiện những đặc trưng cơ bản nhất của hệ thực vật.
Kết quả tổng hợp về số lượng chi, số lượng loài của 10 họ giàu loài nhất được trình bày trong bảng 4.5.
Số liệu bảng 4.5 cho thấy, với 10 họ chỉ bằng 7,1% tổng số họ của cả hệ thực vật, nhưng có tới 147 chi (chiếm 31,14% tổng số chi) và 320 loài (chiếm 37,21% tổng số loài). Họ có loài nhiều nhất là họ Lan (Orchidaceae) với 105 loài, chiếm 12,21% tổng số loài; tiếp theo là họ Re (Lauraceae) 33 loài, chiếm 3,84%; sau đó là họ Dẻ (Fagaceae) 31 loài, chiếm 3,60%; họ Thầu
dầu (Euphorbiaceae) có 26 loài, chiếm 3,02%; họ Cà phê (Rubiaceae) có 25 loài, chiếm 2,91%, họ Na (Annonaceae) có 22 loài, chiếm 2,56%; 3 họ gồm họ Cau dừa (Arecaceae), họ Cúc (Asteraceae) và họ Hòa thảo (Poaceae) cùng có 20 loài (chiếm 2,33%), họ Dâu tằm (Moraceae) có số lượng ít nhất, chỉ có 18 loài (chiếm 2,09%).
Đặc biệt, họ Lan (Orchidaceae) có 105 loài (chiếm hơn 12,21% tổng số loài) là điều rất ít gặp của hệ thực vật nhiệt đới (Tolmachop A.L 1974). Cũng theo Tolmachop A. L 1974, thì tổng tỉ lệ của 10 họ giàu loài nhất tối đa cũng chỉ đạt 40 - 50% so với tổng hệ. Như vậy, tại Chư Yang Sin tỉ lệ này là 37,21%. Điều đó càng chứng tỏ sự đa dạng của thực vật nơi đây là khá cao.
Số liệu trình bày trong bảng 4.5 và mô phỏng trong hình 4.4 một lần nữa cho thấy sự độc tôn của ngành Mộc lan (Magnoliophyta) trong hệ thực vật nơi đây, vì 10 họ nhiều loài nhất đều thuộc ngành này.
Bảng 4.5: Thống kê 10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật Chư Yang Sin
Họ Loài Chi Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Orchidaceae 105 12,21 42 8,86 Lauraceae 33 3,84 9 1,90 Fagaceae 31 3,60 3 0,63 Euphorbiaceae 26 3,02 16 3,38 Rubiaceae 25 2,91 18 3,80 Annonaceae 22 2,56 13 2,74 Arecaceae 20 2,33 10 2,11 Asteraceae 20 2,33 18 3,80 Poaceae 20 2,33 14 2,95 Moraceae 18 2,09 4 0,84 Tổng 10 loài 320 37,21 147 31,01 Tổng hệ 860 100,00 474 100,00
Hình 4.4: Biểu đồ tỉ lệ 10 họ giàu loài nhất so với tổng hệ
4.1.4. Đa dạng ở mức độ chi
Tính đa dạng của hệ thực vật ở mức độ chi được thể hiện ở tỉ lệ của 15 chi giàu loài nhất (những chi có từ 6 loài trở lên). Số lượng loài của các chi giàu loài được trình bày trong bảng 4.6, và mô phỏng bằng hình 4.5.
Kết quả tổng hợp trên bảng 4.6 cho thấy, với 15 chi (chiếm 3,16% tổng số chi), thuộc 11 họ (chiếm 7,91% tổng số họ) đã có 155 loài, chiếm 18,0% tổng số loài của toàn hệ thực vật. Trong đó, chi Dendrobium (họ Lan - Orchidaceae) có số lượng nhiều nhất với 25 loài, chiếm 2,91% tổng số loài; sau đó là chi Lithocarpus (họ Dẻ - Fagaceae) có 15 loài, chiếm 1,74%; tiếp theo là Eria (họ Lan - Orchidaceae) 14 loài, chiếm 1,63%; chi Elaeocarpus
(họ Côm - Elaeocarpaceae) 12 loài, chiếm 1,40%; chi Litsea (họ Re - Lauraceae) 11 loài, chiếm 1,28%; chi Castanopsis (họ Dẻ - Fagaceae) 9 loài, chiếm 1,05%; chi Syzygium (họ Sim - Myrtaceae) 8 loài, chiếm 0,93%; 6 chi gồm: Ardisia (họ Đơn nem - Myrsinaceae), Calamus (họ Cau dừa -
Arecaceae), Cinnamomum (họ Re - Lauraceae), Garcinia (họ Bứa - Clusiaceae), Quercus (họ Dẻ - Fagaceae) và Symplocos (họ Dung - Symplocaceae) đều có 7 loài, chiếm 8,81%; chi Smilax (họ Khúc khắc - Smilacaceae) có số lượng loài ít nhất trong số 15 chi đã thống kê, chỉ có 6 loài, chiếm 0,7%.
Từ kết quả tổng hợp và phân tích trên cho thấy trong số 11 họ có chi giàu loài thì họ Dẻ - Fagaceae có số lượng nhiều nhất 3 chi (Lithocarpus, Castanopsis, Quercus), họ Lan - Orchidaceae 2 chi (Dendrobium, Eria), họ Re
- Lauraceae cũng có 2 chi (Litsea, Cinnamomum), các họ còn lại chỉ có 1 chi.
Bảng 4.6: Thống kê 15 chi giàu loài nhất của hệ thực vật Chư Yang Sin
TT Chi Họ Số loài Tỉ lệ (%) 1 Dendrobium Orchidaceae 25 2,91 2 Lithocarpus Fagaceae 15 1,74 3 Eria Orchidaceae 14 1,63 4 Ficus Moraceae 13 1,51 5 Elaeocarpus Elaeocarpaceae 12 1,40 6 Litsea Lauraceae 11 1,28 7 Castanopsis Fagaceae 9 1,05 8 Syzygium Myrtaceae 8 0,93 9 Ardisia Myrsinaceae 7 0,81 10 Calamus Arecaceae 7 0,81 11 Cinnamomum Lauraceae 7 0,81 12 Garcinia Clusiaceae 7 0,81 13 Quercus Fagaceae 7 0,81 14 Symplocos Symplocaceae 7 0,81 15 Smilax Smilacaceae 6 0,70 Tổng 15 chi 15 11 155 18,02 Tổng hệ 474 139 860 100,00 Tỉ lệ 3,16 7,91 18,02
Hình 4.5: Biểu đồ tỉ lệ 15 chi giàu loài nhất so với tổng hệ
Từ những kết quả đạt được chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Hệ thực vật của Chư Yang Sin là khá đa dạng, thể hiện ở số lượng các taxon (họ, chi, loài), nhất là số lượng taxon/km2 so với hệ thực vật ở vùng lân cận (Vườn quốc gia York Đôn và Kon Ka Kinh).
- Hệ thực vật được cấu thành chủ yếu bởi các loài cây thuộc ngành Mộc lan (Magnoliophyta).
- Ngoài họ Lan (Orchidaceae) và Hòa thảo (Poaceae), những họ giàu loài phần lớn đều là các họ cây gỗ. Điều đó cho thấy thảm thực vật rừng ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin có chất lượng tốt và sinh khối lớn.
- Sự phong phú của Họ Lan (Orchidaceae) là một chỉ tiêu cho thấy hệ sinh thái rừng nguyên sinh vùng nghiên cứu vẫn còn được lưu giữ, bởi các loài thuộc họ này đều cần điều kiện sinh thái đặc biệt mà chỉ rừng nguyên sinh mới có được.
- Số lượng loài ưu thế tại Vườn Quốc gia Chư Yan Sin chủ yếu là các họ và chi giàu loài như họ Lan (Orchidaceae), họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae)… Những dẫn liệu này là cơ sở khoa học trong việc xây dựng chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn trong thời gian tới.
4.2. Đa dạng về dạng sống của hệ thực vật
Phổ dạng sống được phân loại theo khả năng thích nghi của thực vật trong những điều kiện bất lợi của môi trường trong năm. Trong quá trình tiến hóa của thực vật, để tồn tại được qua những thời gian khắc nghiệt của môi trường cũng như cạnh tranh sinh tồn, mỗi loài thực vật đều có những biến thái cho phù hợp và tận dụng không gian sống tốt nhất cho mình. Do vậy đã tạo nên sự đa dạng về các dạng sống khác nhau và tạo nên cấu trúc không gian sống đa dạng của hệ sinh thái rừng. Khi nghiên cứu phổ dạng sống có thể đánh giá được tính chất sinh thái của vùng địa lý và sự tiến hóa của thực vật.
Sử dụng bảng phân loại của Raunkiaer (Thái Văn Trừng, 2000), để phân tích dạng sống thực vật. Kết quả được trình bày trong bảng 4.7 và hình 4.6.
Bảng 4.7: Dạng sống của hệ thực vật VQG Chư Yang Sin
TT Ký hiệu Dạng sống Số loài Tỉ lệ (%)
1 Ph Cây chồi trên 690 80,23
1.1 Mg Cây chồi trên (> 30 m) 80 9,3
1.2 Me Cây chồi trên đất (8-30 m) 268 31,16
1.3 Mi Cây chồi trên đất (2-8 m) 124 14,42
1.4 Na Cây chồi trên lùn (< 2 m) 36 4,19
1.5 Lp Cây chồi trên dạng leo quấn 45 5,23
1.6 EP Cây chồi trên dạng phụ sinh 106 12,33
1.7 Hp Cây chồi trên thân thảo 31 3,6
2 Ch Cây chồi ngang đất 5 0,58
3 Hm Cây chồi mặt đất 59 6,86
4 Cr Cây chồi dưới đất 46 5,35
5 Th Cây chồi một năm 60 6,98
Hình 4.6: Biểu đồ tỉ lệ số loài thực vật phân theo các dạng sống
Số liệu bảng 4.7 cho thấy sự thích nghi với điều kiện sống của thực vật nơi đây khá phức tạp bởi chúng sống trên hầu khắp các dạng sống từ gỗ lớn, gỗ nhỏ, cây bụi, dây leo phụ sinh và dưới mặt đất. Điều đó đã tạo nên sự phức tạp về thành phần dạng sống của hệ thực vật. Sự phân bố của các loài thực vật theo các nhóm dạng sống cụ thể như sau:
Nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm vị trí chủ đạo trong hệ thực vật với 690 loài (chiếm 80,23%), thuộc 351 chi và 104 họ thực vật. Trong đó: