Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến các loài chim làm tổ ở vườn chim ngọc nhị, xã cẩm lĩnh, ba vì, hà nội​ (Trang 25 - 28)

Địa hình, thổ nhưỡng

Xã Cẩm Lĩnh là một xã miền trung du của huyện Ba Vì, có độ cao và độ dốc trung bình. Diện tích gò đồi chiếm khoảng 45% tổng diện tích tự nhiên. Ngoài những cánh đồng lúa trải rộng về phía Bắc, Đông và Đông Nam xen kẽ nhiều đầm hồ và đồi gò thấp [26]. Một cách tổng quan có thể đánh giá hiện trạng đất đai trong khu vực như sau:

+ Đất đồi gò: chủ yếu là đất feralite nâu vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Chất đất từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, kết cấu viên hạt rất thích hợp cho cây rừng sinh trưởng và phát triển.

+ Đất trồng lúa: có thành phần cơ giới thay đổi, song phổ biến nhất là đất thịt nhẹ.

+ Đất ngập nước: chủ yếu là đất phù sa Glay bao gồm các ao, hồ, đầm trong khu vực.

Vườn chim Ngọc Nhị nằm trên một quả đồi thấp, độc lập, xung quanh được bao bọc bởi những thửa ruộng có xu thế thấp dần. Độ cao của quả đồi là 23,5m so với mực nước biển, nhưng độ chênh cao không lớn nên đồi có độ dốc nhỏ, mặt đồi thoai thoải hạn chế sự xói mòn tầng mặt. Tầng đất ở đây khá dày (> 90cm), tầng thảm mục > 3cm ở dưới rừng tre hỗn giao cây gỗ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để thảm thực vật ở đây phát triển tốt.

Khí hậu, thuỷ văn

Theo số liệu của Phòng dự báo Đài khí tượng thuỷ văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ tại khu vực Ba Vì hai năm 2008, 2009, các số liệu đo được ở Đài trình bày trong bảng sau.

Bảng 2.1: Số liệu khí tượng thuỷ văn khu vực Ba Vì năm 2008 – 2009 Tháng Nhiệt độ trung Tháng Nhiệt độ trung bình(oC ) Độ ẩm trung bình(%) Lượng mưa (mm ) Số giờ

nắng Số ngày mưa Bốc hơi

(mm) 01/2008 14. 4 83 40. 5 61. 0 13 42. 6 02/2008 13. 1 82 32. 1 23. 0 13 31. 5 03/2008 20. 7 86 20. 0 66. 0 14 33. 0 04/2008 24. 2 90 53. 5 52. 0 14 40. 2 05/2008 26. 7 85 267. 1 140. 0 17 61. 2 06/2008 27. 9 87 217. 2 122. 0 16 71. 9 07/2008 29. 2 81 245. 5 149. 0 18 55. 1 08/2008 28. 3 88 248. 0 142. 0 15 51. 8 09/2008 27. 8 86 160. 7 147. 0 14 52. 7 10/2008 26. 9 88 219. 3 112. 0 15 49. 6 11/2008 28. 3 88 248. 0 154. 0 15 60. 7 12/2008 16. 9 82 14. 3 98. 0 6 46. 0 01/2009 14. 7 82 23. 0 89. 0 6 48. 7 02/2009 21. 9 88 4. 5 68. 0 7 43. 0 03/2009 20. 4 87 50. 3 43. 0 19 32. 4 04/2009 24. 2 88 83. 0 97. 8 15 46. 1 05/2009 26. 4 86 264. 7 129. 4 19 57. 9 06/2009 29. 8 85 93. 0 191. 4 16 75. 1 07/2009 28. 6 88 374. 2 139. 5 20 53. 5 08/2009 28. 7 86 274. 9 201. 6 14 60. 7 09/2009 27. 9 84 240. 6 160. 1 10 59. 4 10/2009 25. 2 86 88. 2 141. 3 10 51. 5 11/2009 24. 8 83 7. 5 54. 7 7 16. 5 12/2009 20. 4 84 11. 8 91. 8 6 45. 9

( Nguồn: phòng dự báo Đài khí tượng thuỷ văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ)

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, khí hậu ở đây là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu trong năm phân biệt thành bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Mùa đông lạnh đôi khi có sương muối và ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa dông và mưa bão. Lượng mưa trong năm tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 và rất ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Chế độ bức xạ của vùng nội chí tuyến,

hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh. Lần thứ nhất vào hạ tuần tháng 5, lần thứ hai vào trung tuần tháng 7. Nhờ thời gian chiếu sáng của mặt trời trong ngày đồng đều, nên hàng năm ở đây có khả năng thu được một lượng bức xạ mặt trời khá lớn, cân bằng bức xạ của các tháng đều dương.

+ Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm tại khu vực nghiên cứu dao động quanh trị số trung bình 240C, tháng có nhiệt độ không khí cao nhất là tháng 6, trung bình là 29,80C. Nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, trung bình là 14,40C.

+ Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí dao động quanh trị số trung bình là 85%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 4, độ ẩm trung bình lên tới 90%. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 1, độ ẩm trung bình là 82%.

+ Lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1515,7 – 1766,2 mm, nhưng phân bổ không đều trong năm mà tập trung vào mùa mưa. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80% - 93% lượng mưa của cả năm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 là 374,2 mm và cũng có số ngày mưa nhiều nhất là 20 ngày. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 và cũng có số ngày mưa ít nhất là 6 ngày.

+ Lượng bốc hơi nước

Lượng bốc hơi nước trung bình năm là 49,7 mm. Lượng bốc hơi nước lớn nhất thường xuất hiện vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 6, lượng bốc hơi lên tới 75,1 mm.

+ Chế độ gió

Mùa mưa và mùa khô ở khu vực chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính: gió đông nam và gió đông bắc. Gió đông nam vào mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10, mang nhiều hơi nước và gây mưa lớn. Gió mùa đông bắc có kèm

theo mưa phùn gió rét thổi về từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Ngoài ra, đầu mùa hạ có gió mùa tây nam khô nóng thổi từng đợt vào các tháng 5, 6,7. Đặc biệt, đây cũng là khu vực thường xẩy ra dông lớn, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão mỗi khi có bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ.

+ Thuỷ văn

Khu vực có dòng sông Đà chảy ở phía Bắc, sau đó gặp với sông Hồng cách khu vực không xa. Ngoài ra, khu vực còn có rất nhiều đầm, hồ tự nhiên và nhân tạo như đầm La Phú, đầm Phú Cường thuộc tỉnh Phú Thọ ở phía Bắc, đầm Long, đầm Yên Thịnh ở phía Tây và hồ Suối Hai, Đồng Mô- Ngải Sơn ở phía Nam. Hệ thống đầm hồ này cùng với sông suối và các cánh đồng lúa nước tạo nên một hệ thống các khu đất ngập nước, nơi có các loài động vật thuỷ sinh là thức ăn của các loài chim làm tổ tập đoàn ở vườn chim ở đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến các loài chim làm tổ ở vườn chim ngọc nhị, xã cẩm lĩnh, ba vì, hà nội​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)