c.Quản lý và sử dụng vườn chim
Vườn chim Ngọc Nhị do gia đình ông Học trực tiếp quản lý với 3 người trong gia đình, 5 lao động thường xuyên và 1 người bảo vệ vườn. Những khi có đột biến về số khách thì có thêm lao động thời vụ. Thực tế vườn chim quản lý mang tính tự phát của cá nhân. Gia đình ông Học cũng biết rằng sự phát triển của gia đình gắn liền với sự tồn tại của vườn chim. Do vậy mấy năm trước, ông chỉ khai thác cò non và chim lúc bắt đầu tập chuyền cành.
Nhưng vườn chim ngày càng thu hút được sự quan tâm của du khách. Thành phần khách cũng rất đa dạng: học sinh, cán bộ, người dân các vùng xung quanh...Du khách đến rất đông vào những ngày cuối tuần, lại càng đông vào những dịp nghỉ lễ. Với số lượng du khách ngày càng tăng, việc khai thác chim non cũng tăng theo. Việc khai thác chim trong vườn liên tục như vậy đã làm giảm đáng kể số lượng cá thể trong vườn. Thậm chí rất có thể đến một lúc nào đó khi bị khai thác quá mức, sẽ dẫn tới đàn chim di chuyển nơi di trú và làm tổ ở nơi khác.
4.3.3. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng 4.3.3.1. Các yếu tố tác động trực tiếp 4.3.3.1. Các yếu tố tác động trực tiếp
- Các loài động vật là địch hoạ
Đây là các loài động vật có những tác động tiêu cực tới các loài chim làm tổ trong vườn như: chúng ăn trứng, chim non và cả chim bố mẹ. Các loài động vật ăn trứng chim có thể kể như : Bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis), Tu hú (Eudynamis scolopacea), Chim khách (Crypsirina temia). Các loại động vật ăn trứng và chim non như: các loại Rắn náo (Ptyas korros), Rắn nước (Natrix piscator), về thú có loài Sóc (Callosciurus erythraeus) ăn trứng chim.
- Chất lượng của thảm thực vật, đặc biệt các loài thực vật chim dùng làm tổ
Cây cho các loài chim làm tổ, cụ thể là các loài trong họ cỏ ( Poaceae) là những loài cây chiếm phần lớn diện tích cũ trong vườn như: tre gai, bương, mai, nứa… và cùng số ít loài cây gỗ. Nhưng trong năm qua các loài này cùng một số loài cây khác đã bị chặt đi nhiều để làm củi đun hoặc xây dựng. Mặc dù phần vườn mở rộng đã được trồng thêm một số loài như tre gai, keo lá tràm.
(Nguồn điều tra: Trần Văn Long, 2010)