Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến các loài chim làm tổ ở vườn chim ngọc nhị, xã cẩm lĩnh, ba vì, hà nội​ (Trang 35)

Để thực hiện tốt các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Cách tiếp cận để nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu đa dạng sinh học mang tính tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực. Do vậy, mặc dù phạm vi đề tài này là các loài chim và các yếu tố sinh thái nhưng các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường vẫn được quan tâm.

+ Phương pháp kế thừa

Phương pháp kế thừa được nhiều nhà nghiên cứu chim thực hiện, đặc biệt đối với chim là những động vật nhạy cảm và có khả năng vận động nhanh. Do thời gian thực thực hiện đề tài có hạn, nên việc điều tra thực địa không thể có được đầy đủ thông tin về các loài chim. Vì vậy, chúng tôi đã áp dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc những tài liệu, số liệu và các báo cáo đã được công bố của các nhà khoa học về tính đa dạng thành phần loài của khu hệ chim ở vườn chim Ngọc Nhị. Các số liệu, kết luận tham khảo sẽ được kiểm chứng trong quá trình điều tra thực địa để có được kết luận chính xác. + Phương pháp điều tra trao đổi thông tin với nhân dân

Đây là công việc được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Nội dung phỏng vấn bao gồm các vấn đề: các loài chim có trong khu vực, tên địa phương, đặc điểm bên ngoài, nơi thường kiếm ăn, mùa sinh sản...

Phỏng vấn là hoạt động rất quan trọng đối với việc điều tra chim vì ngưòi dân địa phưong là những người biết rõ khu mình đang sống cũng như các sản phẩm họ khai thác được. Qua phỏng vấn ta có cái nhìn nhanh, khái quát về khu hệ chim ở đây.

Nguyên tắc nhất quán của việc phỏng vấn đó là phải tôn trọng ý kiến của người dân đưa ra, không được phản bác hoặc tỏ thái độ không vừa lòng. Trước khi phỏng vấn chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi với những câu hỏi đơn giản, rõ ràng, có mục tiêu nhất định. Trong khi phỏng vấn cần giao tiếp nhẹ nhàng, thoải mái để tạo không khí thân mật thuận lợi cho việc phỏng vấn. Câu hỏi cần được lặp lại với nhiều người khác nhau đảm bảo thông tin thu được là tương đối chính xác.

Chuẩn bị các hình vẽ, ảnh màu các loại chim, các sách nhận dạng chim có màu. Các hình và ảnh màu này được sử dụng khi phỏng vấn người dân ở khu vực vườn chim.

Quá trình phỏng vấn được chia làm các bước:

Bước 1: Để người dân địa phương tự kể tên các loài chim mà họ đã nhìn thấy hoặc biết được trong vùng, trong đó gợi ý để người được phỏng vấn mô tả đặc điểm nhận dạng của từng loài.

Bước 2: Đưa người được phỏng vấn xem các ảnh hoặc hình vẽ màu trong tài liệu.

Bước 3: Phân tích mẫu vật, tiến hành thu thập số liệu hoặc mẫu vật còn lưu giữ ở các gia đình như: loài chim được nuôi, lông, mỏ, chân. Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu sau:

Mẫu biểu: Phiếu điều tra qua nhân dân

STT Người được phỏng

Những thông tin mà người dân cung cấp là một phần quan trọng trong nghiên cứu khu hệ chim. Thông tin của nhân dân ban đầu giúp chúng ta biết được lịch sử hình thành vườn chim, thành phần loài, tập tính sinh hoạt, mùa sinh sản. Các thông tin này là cơ sở giúp chúng ta xây dựng lịch thời gian quan sát vào các thời điểm khác nhau trong ngày sao cho phù hợp nhất.

+ Phương pháp quan sát chim ngoài thiên nhiên

Đây là phương pháp nghiên cứu cơ bản truyền thống và cho kết quả chính xác nhất trong nghiên cứu chim. Các kỹ năng cơ bản trong phương pháp này được chúng tôi tham khảo các hướng dẫn trong một số tài liệu ở trong và ngoài nước.

Việc nghiên cứu chim ngoài thiên nhiên đòi hỏi người quan sát phải có những kiến thức nhất định về phân loại thông qua quá trình tìm hiểu, tích lũy kiến thức từ các tài liệu tham khảo, các mẫu lưu giữ trong bảo tàng và qua thực tế quan sát, đối chiếu thông qua các mẫu sống tại các cửa hàng chim cảnh, tập dượt định loại trong thiên nhiên tại những địa điểm dễ quan sát thông qua hướng dẫn của các chuyên gia nghiên cứu chim giàu kinh nghiệm...

Quan sát nhận biết chim ngoài thiên nhiên được thực hiện như sau: Quan sát trực tiếp bằng mắt thường khi tiếp cận được chim ở cự ly gần. Khi đi quan sát, cần ngụy trang quần áo, mũ và các dụng cụ phụ trợ có màu phù hợp với màu sắc của thảm thực vật. Đi lại nhẹ nhàng, không gây tiếng động mạnh. Chọn những điểm thuận lợi để quan sát, hạn chế tối đa việc làm chim sợ hãi khiến trứng rơi vỡ hoặc chim non rời tổ và hoảng sợ và rơi xuống đất có thể chết.

Quan sát bằng ống nhòm ở cự ly xa. Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng máy ảnh để chụp hình chim từ xa. Để định loại chính xác các loài chim, cần

quan sát kỹ đặc điểm của từng loài về màu sắc lông, màu mỏ, màu mắt, màu chân...

Có thể nhận biết chim qua tiếng kêu, tiếng hót. Trước khi ra thực địa, nghe tiếng kêu, tiếng hót của các loài chim dự kiến có thể gặp qua băng ghi âm, ghi nhớ đặc điểm phân biệt và nhận dạng. Nhờ đó, những lúc ở ngoài thực địa, trong những thời điểm ánh sáng không đảm bảo cho việc quan sát được rõ ràng thì việc nhận dạng tiếng kêu, tiếng hót của các loài chim sẽ hỗ trợ rất tốt bổ sung thông tin cho việc định loại được chính xác.

Mật độ các loài được đánh giá theo chỉ số phong phú, dựa vào tần suất bắt gặp trên thực địa (theo phương pháp của Trịnh Tác Tân,1973). Mật độ được đánh giá theo 4 cấp:

- Cấp hiếm: ( + ) loài tần suất bắt gặp nhỏ hơn 10%, hoặc không gặp trong quá trình điều tra, chỉ còn lại dấu vết hoặc nghe được từ thông tin của người dân địa phương.

- Cấp ít: ( ++ ) loài ít gặp trong quá trình điểu tra, tần suất bắt gặp từ 10% - 20% .

- Cấp trung bình: ( +++ ) loài trong quá trình điều tra có tần suất bắt gặp từ 20% - 30%.

- Cấp nhiều: ( ++++ ) loài trong quá trình điều tra có tần suất bắt gặp lớn hơn 30%.

+ Phương pháp xác định thức ăn

Để xác định thành phần thức ăn của các loài chim nước làm tổ tập đoàn tại vườn, chúng tôi tiến hành như sau:

- Quan sát trực tiếp các loài chim nước kiếm ăn ngoài tự nhiên. - Thu thập thức ăn do chim tha về và làm rơi vãi ở trong vườn.

- Gây nôn với chim non để xác định các loại thức ăn mới được mớm mồi từ chim bố mẹ.

- Phân tích thức ăn từ diều các cá thể bị chết.

+ Phương pháp phân tích, định loại tên chim trong phòng thí nghiệm

Việc định loại chim chúng tôi sử dụng các sách hướng dẫn nhận dạng chim có ảnh màu minh hoạ chim Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Việc phân tích định loại các loài chim chi tiết trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã sử dụng một số sách định loại mô tả chi tiết hình thái của các loài chim hiện biết ở Việt Nam và một số đặc điểm sinh học, sinh thái hiện biết về các loài chim.

Xây dựng danh lục theo hệ thống học của Richard Howard và Alick Moore, 1991.

Tên phổ thông của các loài chúng tôi theo tài liệu của Võ Quý, Nguyễn Cử [17].

+ Phương pháp nghiên cứu tính đa dạng thực vật

Ở đây chúng tôi chỉ dừng lại ở nghiên cứu tính đa dạng loài. Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu tính đa dạng loài là kết quả điều tra thống kê loài. Để có tài liệu tương đối chính xác về số lượng loài, kế thừa kết quả nghiên cứu của Lê Mạnh Tuấn (2001) thể hiện bằng danh lục thực vật vườn chim Ngọc Nhị, nhiều loài thực vật khác do chúng tôi thu mẫu ở vườn chim. Những mẫu này đã được các chuyên gia thực vật phân loại và định tên.

Để xác định các loài cây chim làm tổ, chúng tôi tiến hành quan sát trực tiếp các cây trong vườn vào mùa sinh sản. Căn cứ vào số lượng và thành phần loài chim làm tổ trên từng loài cây mà phân loại cây chim ưa thích làm tổ nhất, hoặc ít được dùng làm tổ.

+ Xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được ngoài thực địa ghi chép cẩn thận vào sổ thực địa. Sau đó khi đưa về phòng thí nghiệm chúng tôi tiến hành nhập vào máy tính và sử dụng chương trình Microsoft Excel để xử lý thống kê sinh học.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thành phần loài chim, các loài làm tổ ở vườn chim

4.1.1. Thành phần loài

Từ kết quả nghiên cứu tại thực địa kết hợp kết quả phỏng vấn người dân và kế thừa có chọn lọc các tư liệu trong các công trình nghiên cứu chim ở khu vực đã công bố, chúng tôi đã thống kê được tại vườn chim Ngọc Nhị có 67 loài chim, thuộc 27 họ và 9 bộ (Bảng 4.1).

Bảng 4.1: Danh lục chim ở vườn chim Ngọc Nhị

TT Tên loài Tư liệu Độ phong phú Ghi chú Tên Việt Nam Tên khoa học

(1) (2) (3) (5) (6) (7)

I. BỘ HẠC CICONIFORMES 1. Họ Diệc Ardeidae

1 Diệc xám Ardea cinerea Linnaeus, 1758 QS, TL ++ ĐC

2 Cò bợ Ardeola bacchus (Bonaparte, 1855) QS, TL ++++ ĐC, LT

3 Cò ruồi Bubulcus ibis (Linnaeus, 1758) QS, TL ++++ ĐC, LT

4 Cò ngàng lớn Casmerodius albus (Linnaeus, 1758) QS, TL ++ ĐC

5 Cò hương Dupetor flavicollis (Latham, 1790) TL + ĐC

6 Cò trắng Egretta garzetta (Linnaeus, 1766) QS, TL ++++ ĐC, LT

7 Cò ngàng nhỏ Mesophoyx intermedia (Wagler, 1829) QS, TL ++++ ĐC, LT

8 Cò lửa Ixobrychus cinamomeus (Gmelin, 1789) TL + ĐC

9 Vạc Nycticorax nycticorax (Linnaeus, 1758) QS, TL ++++ ĐC

II. BỘ CẮT FALCONIFORMES 2. Họ Ưng Accipitridae

10 Diều mướp Circus melanoleucos (Pennant, 1769) QS, TL ++ DC

3. Họ Cắt Falconidae

11 Cắt lưng xám Falco columbarius Linnaeus, 1758 QS, TL ++ DC

12 Cắt nhỏ bụng trắng Microhierax melanoleucos (Blyth, 1843) QS, TL ++ ĐC

III. BỘ SẾU GRUIFORMES 4. Họ Gà Nước Rallidae

14 Gà nước vằn Gallirallus striatus (Linnaeus, 1766) MV, TL + ĐC

IV. BỘ BỒ CÂU COLUMBIFORMES 5. Họ Bồ Câu Columbidae

15 Cu gáy Streptopelia chinensis (Scopoli, 1786) QS, TL ++ ĐC

16 Cu ngói Streptopelia tranquebarica (Hermann, 1804) QS, TL ++ ĐC

17 Cu sen Streptopelia orientalis (Latham, 1790) QS, TL + ĐC

V. BỘ CU CU CUCULIFORMES 6. Họ Cu cu Cuculidae

18 Tu hú Eudynamis scolopacea (Linnaeus, 1758) DH, TL ++ ĐC

19 Tìm vịt Cacomantis merulinus (Scopoli, 1786) TL ++ ĐC

20 Bìm bịp nhỏ Centropus bengalensis (Gmelin, 1788) QS, TL + ĐC

21 Bìm bịp lớn Centropus sinensis (Stephens, 1815) QS, TL ++ ĐC

VI. BỘ CÚ STRIGIFORMES 7. Họ Cú lợn Tytonidae

22 Cú lợn Tyto alba (Scopoli, 1769) QS, TL ++ ĐC

8. Họ Cú mèo Strigidae

23 Cú mèo khoang cổ Otus bakkamoena Pennant, 1769 MV, TL + ĐC

24 Cú mèo nhỏ Otus sunia (Hodgson, 1836) QS, TL + ĐC

VII. BỘ SẢ CORACIFORMES 9. Họ Bói Cá Alcedinidae

25 Bồng chanh Alcedo atthis (Linnaeus, 1758) QS, TL +++ ĐC

26 Sả đầu nâu Halcyon smyrnensis (Linnaeus, 1758) QS, TL ++ ĐC

VIII. BỘ GÕ KIẾN PICIFORMES 10. Họ Gõ kiến Picidae

27 Gõ kiến xanh gáy đen Picus canus Gmelin, 1788 QS, TL + ĐC

IX. BỘ SẺ PASSERIFORMES 11. Họ Chìa vôi Motacillidae

28 Chìa vôi trắng Motacilla alba Linnaeus, 1758 QS, TL ++++ DC

29 Chìa vôi vàng Motacilla flava Linnaeus, 1758 QS, TL +++ DC

30 Chim manh lớn Anthus richardi Vieillot, 1818 QS, TL ++ DC

31 Chim manh vân nam Anthus hodgsoni Richmond, 1907 QS +++ DC

32 Chim manh lưng xám Anthus rubescen (Tunstall, 1771) QS +++ DC

12. Họ Chào mào Pycnonotidae

33 Chào mào Pycnonnotus jocosus (Linnaeus, 1758) QS, TL ++++ ĐC, LT

34 Bông lau Trung quốc Pycnonotus sinensis (Gmelin, 1789) QS, TL ++++ ĐC, LT

35 Bông lau tai trắng Pycnonotus aurigaster (Vieillot, 1818) QS +++ ĐC, LT

13. Họ bách thanh Laniidae

36 Bách thanh đầu đen Lanius schach Linnaeus, 1758 QS ++++ ĐC

14. Họ Chích choè Turdidae

37 Chích choè Copsychus saularis (Linnaeus, 1758) QS, TL ++++ ĐC

39 Hoét đầu xám Turdus pallidus J. F. Gmelin, 1789 QS, TL + DC

15. Họ Chim chích Sylviidae

40 Chích vàng mày đen Seicercus burkii (E. Burton, 1836) QS, TL + ĐC

41 Chích ngực hung Cettia diphone (Kittlitz, 1830) QS, TL + ĐC

42 Chích phương bắc Phylloscopus borealis (Blasius, 1858) QS, TL + DC

43 Chích hai vạch Phylloscopus trochiloides (Sundevall, 1837) QS, TL ++ DC

44 Chiền chiện đồng hung Cisticola juncidis (Rafinesque, 1810) QS, TL + ĐC

45 Chiền chiền bụng vàng Prinia flaviventris (Delessert, 1840) QS, TL + ĐC

16. Họ Khướu Timaniidae

46 Bồ chao, liếu điếu Garrulax perspicillatus (Gmelin, 1789) QS, TL ++ ĐC, LT

47 Chích chạch má vàng Macronus gularis (Horsfield, 1822) QS +++ ĐC

17. Họ Đớp ruồi Muscicapidae

48 Đớp ruồi đầu xám Culicicapa ceylonensis (Swainson, 1820) QS, TL ++ ĐC

49 Đớp ruồi hải nam Cyornis hainanus (Ogilvie-Grant, 1900) QS, TL + ĐC

50 Đớp ruồi họng đỏ Ficedula parva (Bechstein, 1792) QS ++ ĐC

51 Đớp ruồi mu gi Ficedula mugimaki (Temminck, 1835) QS +++ ĐC

52 Đớp ruồi xanh xám Eumyias thalassina Swainson, 1838 QS ++ ĐC

18. Họ Rẽ quạt Monarchidae

53 Rẻ quạt họng trắng Rhipidura albicollis (Vieillot, 1818) QS +++ ĐC, LT

19. Họ Chim sâu Dicaeidae

54 Chim sâu vàng lục Dicaeum concolor Jerdon, 1840 QS, TL +++ ĐC

20. Họ Vành khuyên

Zosteropidae

55 Vành khuyên nhật

bản

Zosterops japonicus Temminck & Schlegel, 1847

QS, TL ++ ĐC,LT

21. Họ Chim Di Estrildidae

56 Di đá Lonchura punctulata (Linnaeus, 1758) QS, TL +++ ĐC,LT

57 Di cam Lonchura striata (Linnaus, 1766) QS +++ ĐC, LT

22. Họ Sẻ Passeridae

57 Sẻ Passer montanus (Linnaeus, 1758) QS, TL ++++ ĐC,LT

23. Họ Sáo Sturnidae

59 Sáo mỏ vàng Acridotheres grandis Moore, 1858 QS, TL + ĐC, LT

60 Sáo đá má trắng Sturnus cineraceus Temminck, 1835 QS, TL + DC ,LT

24.Họ bạc má Paridae

61 Bạc má Parus major Linnaeus, 1758 QS +++ ĐC, LT

25.Họ nhạn rừng Artamidae

62 Nhạn rừng Artamus fuscus Vieillot, 1817 QS ++ ĐC

26. Họ Chèo bẻo Dicruridae

63 Chèo bẻo bờm Dicrurus hottentottus (Linnaeus, 1766) QS, TL + DC

64 Chèo bẻo Dicruus macrocercus Vieillot, 1817 QS +++ ĐC

65 Chèo bẻo mỏ quạ Dicrurus annectans (Hodgson, 1836) QS, TL + DC

66 Quạ đen Corvus macrorhynchos Wagler, 1827 QS, TL + ĐC

67 Chim khách Crysirina temia (Daudin, 1800) QS, TL ++ ĐC

(Sắp xếp theo hệ thống học của Richard Howard và Alick Moore, 1991)

Ghi chú: Tư liệu n/c: Độ phong phú:

QS : Quan sát + : Hiếm

DH : Dấu hiệu ++ : It

MV : Mẫu vật +++: Trung bình

TL : Tài liệu ++++: Nhiều

DC : Di cư, ĐC: Định cư, LT: Làm tổ

Trên đây là kết quả điều tra bước đầu của chúng tôi, do thời gian và năng lực hạn chế, chắc chắn chưa ghi nhận hết các loài chim có mặt ở khu vực, nhưng với kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có một số nhận xét.

So với các kết quả điều tra trước đây tại khu vực, bản danh lục của chúng tôi có một số khác biệt:

+ Về quan điểm phân loại

Theo Danh lục chim của Nguyễn Lân Hùng Sơn (1999) và Lê Mạnh Tuấn (2001), họ Cu cu (Cuculidae) được chia làm 2 họ (Họ Cu cu - Cuculidae và Họ Bìm bịp - Centropodidae). Tuy nhiên theo Võ Quý và Nguyễn Cử (1999), Họ Cu cu là họ duy nhất và chia 3 phân họ (Phân họ Cu cu - Cuculinae, phân họ Bìm bịp - Centropodinae và phân họ Phướn - Phaenicophaeinae).

Theo Danh lục chim của Lê Mạnh Tuấn (2001), tách riêng Họ Chiền chiện đồng (Cistilidae). Tuy nhiên theo Võ Quý và Nguyễn Cử (1999), Nguyễn Cử và nnk (2000), nhóm này là phân họ thuộc họ chim chích (Sylviidae).

Trong danh lục này, chúng tôi xây dựng theo quan điểm của Võ Quý và Nguyễn Cử (1999), Nguyễn Cử và nnk (2000).

So với danh lục của Nguyễn Lân Hùng Sơn (1999), khu vực có 55 loài chim thuộc 30 họ, 10 bộ, danh lục của chúng tôi ghi nhận 67 loài thuộc 27 họ và 9 bộ, như vậy: Ít hơn 1 bộ (Bộ cú muỗi), không có 5 họ (Cú muỗi- Caprimulgidae, Cun cút- Turnicidae, Sơn ca-Alaudidae , Trảu- Meropidae và Nhạn- Hirundinidae), tăng thêm 2 họ (Nhạn rừng, và Đớp ruồi) và đặc biệt ghi nhận 12 loài mới cho khu vực.

So với danh lục của Lê Mạnh Tuấn (2001), khu vực có 57 loài chim thuộc 27 họ, 9 bộ, danh lục của chúng tôi ghi nhận 67 loài thuộc 27 họ và 9 bộ. Như vậy thì về số bộ không thay đổi. Về số họ là tương đương (27 họ), tuy nhiên như phân tích ở trên, theo Lê Mạnh Tuấn (2001), họ Cu cu (Cuculidae) được chia làm 2 họ (Họ Cu cu - Cuculidae và Họ Bìm bịp -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến các loài chim làm tổ ở vườn chim ngọc nhị, xã cẩm lĩnh, ba vì, hà nội​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)