4.3.3.1. Các yếu tố tác động trực tiếp
- Các loài động vật là địch hoạ
Đây là các loài động vật có những tác động tiêu cực tới các loài chim làm tổ trong vườn như: chúng ăn trứng, chim non và cả chim bố mẹ. Các loài động vật ăn trứng chim có thể kể như : Bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis), Tu hú (Eudynamis scolopacea), Chim khách (Crypsirina temia). Các loại động vật ăn trứng và chim non như: các loại Rắn náo (Ptyas korros), Rắn nước (Natrix piscator), về thú có loài Sóc (Callosciurus erythraeus) ăn trứng chim.
- Chất lượng của thảm thực vật, đặc biệt các loài thực vật chim dùng làm tổ
Cây cho các loài chim làm tổ, cụ thể là các loài trong họ cỏ ( Poaceae) là những loài cây chiếm phần lớn diện tích cũ trong vườn như: tre gai, bương, mai, nứa… và cùng số ít loài cây gỗ. Nhưng trong năm qua các loài này cùng một số loài cây khác đã bị chặt đi nhiều để làm củi đun hoặc xây dựng. Mặc dù phần vườn mở rộng đã được trồng thêm một số loài như tre gai, keo lá tràm.
(Nguồn điều tra: Trần Văn Long, 2010)
Hình 4.7: Một góc của vườn
Nhưng có lẽ do tính bảo thủ nên các loài chim không thấy làm tổ ở đó. Điều này chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích làm tổ của các loài chim trong mùa sinh sản.
- Sự giảm đi về diện tích, hình thức khai thác các vùng đất ngập nước là nơi kiếm ăn của các loài chim ở vườn chim trong và ngoài mùa sinh sản, sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật ở các khu vực này.
Các vùng đất ngập nước là một trong các hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao và là nơi cung cấp năng suất sơ cấp để các loài động vật và thực vật tồn tại. Vì vậy, các vùng đất ngập nước có vai trò rất quan trọng cho nhiều quần thể chim nước trong và ngoài mùa sinh sản. Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những vùng đất ngập nước như ao hồ, đầm hoặc ruộng nước là những bãi ăn của chim đang bị thu hẹp dần diện tích. Chẳng hạn như khu vực xung quanh rừng Bằng Tạ trước đây là vùng đất ngập nước rộng thì nay đều thành ruộng lúa và các loại hoa màu khác. Vùng đất ngập nước gần nhất Đầm Long cũng đang bị thu hẹp diện tích. Nhiều ao ở các thôn trong xã Cẩm Lĩnh và các xã lân cận cũng trong tình trạng đang bị thu hẹp, do bị lấp đi để làm nhà hoặc làm vườn.
Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước tại các vùng đất ngập nước của khu vực nghiên cứu cũng là nguyên nhân gây suy thoái tính đa dạng các loài thuỷ sinh như các loài cá ,ốc, cua.... Đó là do việc sử dụng phân bón và chất bảo vệ thực vật không hợp lý, sử dụng tự phát trong sản xuất nông nghiệp, mà thuốc trừ sâu là nhân tố gây ô nhiễm nặng nề và được khuyến cáo từ năm 1962 (Rachel Carson,1962). Thuốc trừ sâu DDT( Diclorodiphenyltricloro-ethene ) và các loại thuốc trừ sâu có chất Clo hữu cơ khác là những chất không phân huỷ hoàn toàn và được tích luỹ tăng lên theo các bậc tháp của chuỗi thức ăn tự nhiên. Việc sử dụng thuốc trừ sâu để diệt các loài côn trùng gây hại cho cây trồng, diệt ấu trùng của các loài muỗi trong nước đã gây nhiều tổn hại tới các quần thể sinh vật khác cùng sống trong môi trường. Nồng độ thuốc trừ sâu tăng đến một mức cao trong các tế bào cơ thể của nhiều loài chim (đặc biệt là các loài chim ăn thịt thuộc họ Ưng) thì sẽ làm cơ thể của chúng yếu đi và đẻ
ra các quả trứng có vỏ mỏng. Các quả trứng này rất dễ vỡ nên tỉ lệ sinh sản, nở con của các loài chim giảm, quần thể bị suy thoái ở mức độ rộng. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thường phải tăng nồng độ theo thời gian do các sinh vật gây hại bị nhờn hoá chất [10]. Thuốc bảo vệ thực vật không những giết hại nhiều loài sinh vật có ích mà còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm các yếu tố khác trong môi trường sống của con người quanh khu vực. Đó còn phải nói đến sự ô nhiễm không khí do lò gạch phía Đông Bắc của vườn gây ra. Bên cạnh đó, trong khu vực này cũng có nhiều kho khí tài quân sự của một số đơn vị quân đội đóng quân. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường khu vực đặc biệt là những lần tiêu huỷ vũ khí hoá học dưới lòng đất cũng có thể đã làm giảm đáng kể số lượng các loài động vật thuỷ sinh như tôm, cá, ốc, nhái... Ngoài ra, nước thải sinh hoạt từ các hàng quán và cư dân sống trong và quanh vùng nghiên cứu cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm các vùng đất ngập nước này, đặc biệt ở vùng bờ hồ đập Suối Hai.
Qua theo dõi chúng tôi thấy trong mùa sinh sản có nhiều cò non và cò trưởng thành chết, ví dụ: ngày 20/4/2010 có 1 cò Bợ trưởng thành và 1 Vạc đã yếu không di chuyển được, ngày 25/6/2010 có 2 cò Bợ non đi lại chậm chạp, có lúc đi vòng tròn . Ngoài những biểu hiện trên chúng tôi còn trực tiếp quan sát và thấy rằng hầu hết các cò vạc chết đều có phân dính bết lại ở lông quanh hậu môn. Trong khi khảo sát thực địa ngày 23/6/2010 chúng tôi quan sát thấy một số đàn cò Bợ kiếm ăn trên cánh đồng chỉ cách vườn chim khoảng 200 mét. Trong khi cò kiếm ăn thì cùng trên cánh đồng đó, cách mấy ruộng lúa có người nông dân đang phun thuốc trừ sâu.
(Nguồn điều tra: Trần Văn Long, 2010)
Hình 4.8: Thuốc bảo vệ thực vật đã được sử dụng
Như vậy, có thể một số chim bố mẹ chết do ăn phải những thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu, ngoài ra khi mang thức ăn về mớm cho chim non thì những con nào ăn phải thức ăn có thuốc trừ sâu cũng sẽ bị chết. Trong thời gian nghiên cứu tại vườn chim, chúng tôi đã phát hiện ra khoảng gần 30 con cò trắng bị liệt và sau một khoảng thời gian ngắn 2 đến 3 ngày là chết. Việc đảm bảo các bãi kiếm ăn an toàn và đầy đủ thức ăn là điều quyết định trước hết cho việc bảo vệ, sự tồn tại và phát triển của vườn chim. Để công tác bảo tồn thực sự có hiệu quả thì cần thiết phải mở rộng thêm các nghiên cứu sâu hơn về bệnh của chim như theo dõi vùng kiếm ăn của chim, theo dõi các hiện tượng bị chết của chim, mổ dạ dày các chim bị chết để phân tích thức ăn, từ đó đưa ra các giải pháp phòng và tránh.
- Ảnh hưởng của du lịch sinh thái trong mùa chim sinh sản.
Đối với vườn chim tư nhân, các chủ vườn đều hướng tới đầu tư vào du lịch sinh thái.
(Nguồn điều tra: Trần Văn Long, 2010)
Hình 4.9: Du khách đến thăm vườn
Bởi đây là một trong những hoạt động có giá trị kinh tế, giúp các chủ vườn mang lại lợi nhuận đáng kể.
Tại vườn chim Ngọc Nhị, vào mùa chim sinh sản hàng năm ( từ tháng 04 đến tháng 09) vườn chim trở thành một đảo chim khổng lồ giữa một vùng đồng bằng tạo nên một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, qua khảo sát vườn chim chúng tôi nhận thấy hoạt động du lịch sinh thái có những tác động tiêu cực tới các loài chim làm tổ tại đây. Thứ nhất, việc xả rác bừa bãi của các du khách gây ra ô nhiễm môi trường sống của chim đặc biệt là ô nhiễm những vùng đất ngập nước là những bãi ăn chính của chim.
(Nguồn điều tra: Trần Văn Long, 2010)
Hình 4.10: Rác thải của vườn
Thứ hai, việc phục vụ ăn uống cho du khách thông qua việc bắt chim non và cò để chế biến các món ăn theo yêu cầu của du khách và để phục vụ nhu cầu mang về làm quà khiến cho số lượng cò bị khai thác tăng đáng kể, thậm chí có thể dẫn tới đàn chim sẽ di chuyển nơi di trú và làm tổ sang chỗ khác.
(Nguồn điều tra: Trần Văn Long, 2010)
Hình 4.11: Các món ăn chế biến từ chim
Thứ ba, đối với đàn chim trong mùa sinh sản cần không gian yên tĩnh, tuy nhiên những hoạt động của các đoàn khách tham quan chúng tôi thấy
trong mùa này làm phá tan không gian yên tĩnh. Đã có nội quy hướng dẫn tham quan cụ thể của chủ vườn, nhưng một số thanh niên trẻ vẫn có các hành động như vỗ tay, xua đuổi chim hay hò hét làm cho chim sợ hãi bay lên. Khi bay chúng thường phải nhún đà, nhiều con cùng nhún sẽ làm rung mạnh các tổ chim mỏng manh khiến trứng bị rơi vỡ nhiều. Hơn nữa khi chim ấp trứng, mà luôn sợ hãi phải bỏ tổ không ấp dẫn đến tỷ lệ nở của trứng thấp. Thứ tư, phải nói đến nạn săn bắt chim tại các bãi kiếm ăn. Khi chim đi kiếm ăn phải trực tiếp mò thức ăn ở các mương nước và tìm mồi, đây chính là các cơ hội cho những người săn trộm rình để bắn chim hoặc dùng các bẫy kẹp, bẫy dính gần các khu vực ngập nước để bắt chim. Nhiều lần trên thực địa chúng tôi đã chứng kiến thấy nhiều cò bợ, cò trắng trưởng thành bị mắc bẫy kẹp và bẫy dính, khi bay về gần tổ thì bị mắc vào những cành cây và chết.
(Nguồn điều tra: Trần Văn Long, 2010)
Hình 4.12: Xác cò chết do dính bẫy 4.3.3.2. Các yếu tố tác động gián tiếp 4.3.3.2. Các yếu tố tác động gián tiếp
Các loài chim có tập tính làm tổ tập đoàn. Bắt đầu mùa sinh sản, các cá thể ghép đôi, làm tổ và sinh sản vào một khoảng thời gian nhất định trong năm nên dễ chịu tác động của những biến đổi khí hậu, thời tiết. Đặc biệt, đây cũng là khoảng thời gian trùng với mùa mưa bão của nước ta, nên chịu ảnh hưởng rõ rệt của tác động môi trường.
+ Gió, mưa: với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt, mùa hè nóng, nhiều dông bão, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8 trùng với mùa sinh sản của các loài chim. Thảm thực vật chủ yếu ở trong vườn là các loài tre nứa, hơn nữa các loài chim làm tổ tập đoàn ở vườn thường làm tổ với số lượng lớn trên những bụi cây này. Như trên đã nói, tổ của các loài chim ở vườn chim thường rất sơ sài và đơn giản. Do vậy, sau mỗi trận mưa bão, gió lớn nhiều tổ chim bị phá hủy cùng với lượng trứng chim bị rơi vỡ, thậm chí trong các trận mưa dông nhiều chim bố mẹ đã bị cành cây khô gãy đập vào làm chết. Chúng tôi đã thống kê số liệu thiệt hại về trứng và chim trong các trận mưa bão trong các năm: 1998, 1999, 2000 của chủ vườn chim Ngọc Nhị cung cấp và số liệu tự thu thập trong năm 2010 của chúng tôi:
Ngày 8/4/1998: Mưa lớn và bão làm cho khoảng 2000 quả trứng bị rơi vỡ, đồng thời 2 con cò trắng mẹ bị cây đập chết.
Ngày 16/5/1998: Mưa to gió lớn làm rơi vỡ khoảng 1000 quả trứng, 1 Cò bợ mẹ và nhiều cò con khác bị chết.
Ngày 4/6/1998: Mưa dông làm rơi 1500 quả trứng và 30 cò con cùng một số Cò bợ mẹ chết.
Ngày 25, 26, 27/6/1998: Mưa liền 3 ngày làm vỡ khoảng 1000 quả trứng và nhiều cò con bị chết.
Ngày 26/4/1999: Mưa dông làm rơi vỡ khoảng 1000 quả trứng. Ngày 3/5/1999: Mưa dông làm vỡ khoảng 300 quả trứng.
Ngày 24/4/2000: Trời có dông làm rơi vỡ khoảng 200 quả trứng.
Ngày 8/5/2000: Trời mưa dông đã làm rơi vỡ hầu hết trứng làm chết phần lớn cò con mới nở và làm 2 cây gỗ trong vườn bị đổ.
Từ đầu năm 2010 đến tháng 7 không có trận mưa bão lớn nên thiệt hại do gió bão là không nhiều chủ yếu xảy ra trong các ngày sau:
Ngày 23, 28/3/2010: Mưa và gió làm rơi khoảng 450 quả trứng. Ngày 20, 21/4/2010: Mưa làm thiệt hại khoảng 560 quả trứng. Ngày 20/5/2010: Mưa gây thiệt hại 60 quả trứng.
Ngày 18/6/2010: Gió to làm rơi 80 quả và chết một số cò non.
Qua các số liệu trên có thể thấy số lượng trứng rơi vỡ và chim bị chết do mưa bão gây ra là rất lớn. Đây là một vấn đề đang quan tâm, nguyên nhân gây giảm số lượng cá thể của quần thể các loài chim làm tổ tập đoàn ở vườn chim Ngọc Nhị mà chủ vườn cần có biện pháp khắc phục.
+ Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm tại khu vực nghiên cứu là 240C. Chế độ nhiệt ở đây tương đối điều hòa. Nhiệt độ cao có ảnh hưởng đến quá trình ấp trứng và nở con non. Nhiệt độ cao làm cho phôi không phát triển được nên trứng đã ấp nhưng không nở thành con. Những ngày mưa làm nhiệt độ hạ thấp, cùng với nước mưa làm cò con vài ngày tuổi có thể bị chết rét. + Ánh sáng
Cường độ chiếu sáng quyết định thời điểm sinh sản của các loài chim nói chung và các loài chim nước nói riêng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới sự
sinh trưởng, phát triển của các loài thực vật trong vườn. Nếu thiếu ánh sáng thực vật kém phát triển, cò, vạc thiếu giá thể làm tổ sẽ ảnh hưởng đến quần thể chim trong vườn. Ngoài ra một số cá thể còn có xu hướng bay đi để tìm nơi làm tổ tốt hơn.
- Diện tích và quy hoạch vườn chim hiện tại và tương lai.
Hiện nay, khi mức sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu nghỉ ngơi, thăm quan du lịch và giải trí trở thành nhu cầu cấp thiết. Thị hiếu về du lịch cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài một số hình thức truyền thống như tham quan phong cảnh, các di tích lịch sử - văn hóa, đã xuất hiện một hình thức mới với sức hấp dẫn khách du lịch. Đó là du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng là các loài động vật, thực vật. Đặc biệt là những loài chim với màu sắc rực rỡ và tiếng hót hay mà ta có thể chụp ảnh, quay phim và xem trực tiếp bằng mắt thường hay qua ống nhòm đang ngày càng hấp dẫn nhiều du khách. Vườn chim Ngọc Nhị từ lâu đã được nhiều người biết đến, nhưng do chưa được đầu tư quy hoạch hợp lý cho du lịch sinh thái, nên chưa khai thác được hết tiềm năng của nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng tại đây. Với mong muốn xây dựng một mô hình du lịch sinh thái tốt tại vườn chim, ngoài tiến hành nghiên cứu khảo sát thực trạng vườn chim, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của chủ vườn chim, của địa phương, của các chuyên gia và các du khách tới tham vườn. Dưới đây tôi xin trình bày phương hướng phát triển tiếp theo trong phát triển du lịch sinh thái vườn chim Ngọc Nhị:
+ Hoàn thiện nâng cấp bãi đỗ xe 400m2, xây dựng mới nhà để xe cho du khách.
+ Khu nhà đón khách sẽ được cải tạo và nâng cấp được làm bằng gỗ với kiến trúc đẹp để tăng tính thẩm mỹ cho khu vực.
+ Khu vệ sinh: hiện nguồn nước phục vụ du khách được lấy từ hai giếng khơi với một bể chứa 3 m3 vào những ngày đông khách thì lượng nước trong bể không đủ dùng. Do vậy, chủ vườn chim cần xây thêm một bể chứa lớn hơn.
+ Dịch vụ ăn uống: với cơ sở vật chất gồm một nhà bếp rộng 40 m2
cùng 3 đầu bếp chưa đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống của du khách. Do vậy, cần mở rộng khu vực nhà bếp về phía Đông Bắc của vườn.
+ Một nguyên tắc của du lịch sinh thái cần phải nói tới là hạn chế năng lượng và rác thải. Về rác thải chúng tôi đề nghị chủ vườn chim sau khi thu gom trong vườn cần có biện pháp chôn lấp ở một nơi hợp lý, không nên chôn