Xác cò chết do dính bẫy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến các loài chim làm tổ ở vườn chim ngọc nhị, xã cẩm lĩnh, ba vì, hà nội​ (Trang 70 - 98)

4.3.3.2. Các yếu tố tác động gián tiếp

Các loài chim có tập tính làm tổ tập đoàn. Bắt đầu mùa sinh sản, các cá thể ghép đôi, làm tổ và sinh sản vào một khoảng thời gian nhất định trong năm nên dễ chịu tác động của những biến đổi khí hậu, thời tiết. Đặc biệt, đây cũng là khoảng thời gian trùng với mùa mưa bão của nước ta, nên chịu ảnh hưởng rõ rệt của tác động môi trường.

+ Gió, mưa: với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt, mùa hè nóng, nhiều dông bão, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8 trùng với mùa sinh sản của các loài chim. Thảm thực vật chủ yếu ở trong vườn là các loài tre nứa, hơn nữa các loài chim làm tổ tập đoàn ở vườn thường làm tổ với số lượng lớn trên những bụi cây này. Như trên đã nói, tổ của các loài chim ở vườn chim thường rất sơ sài và đơn giản. Do vậy, sau mỗi trận mưa bão, gió lớn nhiều tổ chim bị phá hủy cùng với lượng trứng chim bị rơi vỡ, thậm chí trong các trận mưa dông nhiều chim bố mẹ đã bị cành cây khô gãy đập vào làm chết. Chúng tôi đã thống kê số liệu thiệt hại về trứng và chim trong các trận mưa bão trong các năm: 1998, 1999, 2000 của chủ vườn chim Ngọc Nhị cung cấp và số liệu tự thu thập trong năm 2010 của chúng tôi:

Ngày 8/4/1998: Mưa lớn và bão làm cho khoảng 2000 quả trứng bị rơi vỡ, đồng thời 2 con cò trắng mẹ bị cây đập chết.

Ngày 16/5/1998: Mưa to gió lớn làm rơi vỡ khoảng 1000 quả trứng, 1 Cò bợ mẹ và nhiều cò con khác bị chết.

Ngày 4/6/1998: Mưa dông làm rơi 1500 quả trứng và 30 cò con cùng một số Cò bợ mẹ chết.

Ngày 25, 26, 27/6/1998: Mưa liền 3 ngày làm vỡ khoảng 1000 quả trứng và nhiều cò con bị chết.

Ngày 26/4/1999: Mưa dông làm rơi vỡ khoảng 1000 quả trứng. Ngày 3/5/1999: Mưa dông làm vỡ khoảng 300 quả trứng.

Ngày 24/4/2000: Trời có dông làm rơi vỡ khoảng 200 quả trứng.

Ngày 8/5/2000: Trời mưa dông đã làm rơi vỡ hầu hết trứng làm chết phần lớn cò con mới nở và làm 2 cây gỗ trong vườn bị đổ.

Từ đầu năm 2010 đến tháng 7 không có trận mưa bão lớn nên thiệt hại do gió bão là không nhiều chủ yếu xảy ra trong các ngày sau:

Ngày 23, 28/3/2010: Mưa và gió làm rơi khoảng 450 quả trứng. Ngày 20, 21/4/2010: Mưa làm thiệt hại khoảng 560 quả trứng. Ngày 20/5/2010: Mưa gây thiệt hại 60 quả trứng.

Ngày 18/6/2010: Gió to làm rơi 80 quả và chết một số cò non.

Qua các số liệu trên có thể thấy số lượng trứng rơi vỡ và chim bị chết do mưa bão gây ra là rất lớn. Đây là một vấn đề đang quan tâm, nguyên nhân gây giảm số lượng cá thể của quần thể các loài chim làm tổ tập đoàn ở vườn chim Ngọc Nhị mà chủ vườn cần có biện pháp khắc phục.

+ Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm tại khu vực nghiên cứu là 240C. Chế độ nhiệt ở đây tương đối điều hòa. Nhiệt độ cao có ảnh hưởng đến quá trình ấp trứng và nở con non. Nhiệt độ cao làm cho phôi không phát triển được nên trứng đã ấp nhưng không nở thành con. Những ngày mưa làm nhiệt độ hạ thấp, cùng với nước mưa làm cò con vài ngày tuổi có thể bị chết rét. + Ánh sáng

Cường độ chiếu sáng quyết định thời điểm sinh sản của các loài chim nói chung và các loài chim nước nói riêng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới sự

sinh trưởng, phát triển của các loài thực vật trong vườn. Nếu thiếu ánh sáng thực vật kém phát triển, cò, vạc thiếu giá thể làm tổ sẽ ảnh hưởng đến quần thể chim trong vườn. Ngoài ra một số cá thể còn có xu hướng bay đi để tìm nơi làm tổ tốt hơn.

- Diện tích và quy hoạch vườn chim hiện tại và tương lai.

Hiện nay, khi mức sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu nghỉ ngơi, thăm quan du lịch và giải trí trở thành nhu cầu cấp thiết. Thị hiếu về du lịch cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài một số hình thức truyền thống như tham quan phong cảnh, các di tích lịch sử - văn hóa, đã xuất hiện một hình thức mới với sức hấp dẫn khách du lịch. Đó là du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng là các loài động vật, thực vật. Đặc biệt là những loài chim với màu sắc rực rỡ và tiếng hót hay mà ta có thể chụp ảnh, quay phim và xem trực tiếp bằng mắt thường hay qua ống nhòm đang ngày càng hấp dẫn nhiều du khách. Vườn chim Ngọc Nhị từ lâu đã được nhiều người biết đến, nhưng do chưa được đầu tư quy hoạch hợp lý cho du lịch sinh thái, nên chưa khai thác được hết tiềm năng của nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng tại đây. Với mong muốn xây dựng một mô hình du lịch sinh thái tốt tại vườn chim, ngoài tiến hành nghiên cứu khảo sát thực trạng vườn chim, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của chủ vườn chim, của địa phương, của các chuyên gia và các du khách tới tham vườn. Dưới đây tôi xin trình bày phương hướng phát triển tiếp theo trong phát triển du lịch sinh thái vườn chim Ngọc Nhị:

+ Hoàn thiện nâng cấp bãi đỗ xe 400m2, xây dựng mới nhà để xe cho du khách.

+ Khu nhà đón khách sẽ được cải tạo và nâng cấp được làm bằng gỗ với kiến trúc đẹp để tăng tính thẩm mỹ cho khu vực.

+ Khu vệ sinh: hiện nguồn nước phục vụ du khách được lấy từ hai giếng khơi với một bể chứa 3 m3 vào những ngày đông khách thì lượng nước trong bể không đủ dùng. Do vậy, chủ vườn chim cần xây thêm một bể chứa lớn hơn.

+ Dịch vụ ăn uống: với cơ sở vật chất gồm một nhà bếp rộng 40 m2

cùng 3 đầu bếp chưa đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống của du khách. Do vậy, cần mở rộng khu vực nhà bếp về phía Đông Bắc của vườn.

+ Một nguyên tắc của du lịch sinh thái cần phải nói tới là hạn chế năng lượng và rác thải. Về rác thải chúng tôi đề nghị chủ vườn chim sau khi thu gom trong vườn cần có biện pháp chôn lấp ở một nơi hợp lý, không nên chôn tại vườn gây ô nhiễm môi trường trong vườn. Về năng lượng, đây cũng là vấn đề cần bàn. Bởi vì năng lượng dùng để đun nấu vẫn chủ yếu là củi, tre trong vườn. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng cây cho chim làm giá thể bị giảm. Để giải quyêt vấn đề trên chúng tôi khuyến cáo chủ vườn chim nên thay thế củi đun bằng ga.

+ Để phục vụ cho việc quan sát, sự an toàn chim của du khách và việc quản lý của vườn, chúng tôi khuyến cáo chủ vườn chim cần cải tạo và nâng cấp lại chòi quan sát.

+ Gắn biển lại một số cây tên Việt Nam và tên khoa học do biển cũ đã bị hỏng.

+ Sửa lại một số đoạn lưới B40 đã bị hỏng ở phía Tây Nam của vườn. + Hạn chế mức thấp nhất lượng khách đến vườn chim trong thời gian các loài tập trung sinh sản (tháng 6, 7, 8).

4.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững vườn chim

- Mở rộng thêm diện tích vườn ( nếu được phép) và trồng bổ sung hàng năm các loài cây chim ưa thích làm tổ như : tre, bương, mai. Trồng thêm những cây có hoa quả và màu sắc sặc sỡ, có hương thơm để thu hút những loài chim đẹp đến với vườn.

- Liên kết với các địa phương lân cận trong việc cấm săn băn các loài chim khi chúng đi kiếm ăn. Nâng cao nhận thức cho người dân để họ hiểu tác hại của việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, chuyển sang sử dụng thuốc trừ sâu sinh học ở những địa phương trong khu vực chim kiếm ăn.

- Quản lý và sử dụng hợp lý và khoa học các vùng đất ngập nước là những nơi kiếm ăn của các loài chim loài tổ ở vườn chim.

+ Có qui hoạch tổng thể vùng đất ngập nước của xã Cẩm Lĩnh và những xã xung quanh cho mục đích bảo tồn và khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Cần nâng cao, phát huy vai trò của cộng đồng sinh sống trên các vùng đất ngập nước và các vùng lân cận.

- Về quản lý và sử dụng bền vững vườn chim.

+ Trước mắt thì nên để tư nhân tiếp tục quản lý, lâu dài nên chuyển sang hình thức nhà nước và tư nhân cùng quản lý. Các nhà khoa học giúp đỡ cho chủ Vườn chim về kiến thức quản lý khoa học, nhà nước có cơ chế giúp đỡ về chính sách cũng như kinh phí.

+ Hạn chế mức thấp nhất, tiến đến không được khai thác chim non để phục vụ việc chế biến các món ăn từ chim cho du khách tới thăm quan vườn chim.

+ Hạn chế khách tham quan du lịch vào trong vườn chim trong mùa sinh sản, nhất là các tháng mà chim tập trung sinh sản cao nhất.

+ Giới thiệu và hướng dẫn đưa vườn chim vào trong hệ thống du lịch sinh thái ở khu vực Ba Vì, của Tp Hà Nội.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu tại vườn chim Ngọc Nhị, Cẫm Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội. Chúng tôi có rút ra một số kết luận như sau:

1. Khu hệ chim ở khu vực vườn chim Ngọc Nhị nghèo nàn, ít nhất có 67 loài chim thuộc 27 họ và 9 bộ đã được ghi nhận. Trong đó, bộ Sẻ (Passeriformes) là bộ có số họ và loài nhiều nhất. Họ Diệc (Ardeidae) là họ chiếm ưu thế về số loài và số lượng các thể vì nó giữ vai trò quyết định hình thành nên vườn. Ở vườn chim có 5 loài với số lượng lớn là: Cò bợ, Cò trắng, Cò ngàng nhỏ, Cò ruồi và Vạc, là những loài làm tổ tập đoàn.

2. Mùa sinh sản của các loài chim làm tổ tập đoàn ở vườn chim bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9. Năm loài chim nước chỉ làm tổ trên 50 loài thực vật trong 171 loài cây có ở vườn chim, đã xác định được 5 loài thực vật chim ưa thích làm tổ nhất.

3. Các vùng đất ngập nước có là nơi kiếm ăn của các loài làm tổ ở vườn chim tuy bị giảm về số lượng cũng như chất lượng, ít nhiều ảnh hưởng đến sự duy trì và phát triển của vườn chim.

4. Khai thác chim non quá mức để chế biến các món ăn phục vụ khách du lịch là tác động lớn nhất đến sự tồn tại của vườn chim Ngọc Nhị.

5. Vườn chim Ngọc Nhị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động du lịch sinh thái ở khu vực du lịch Ba Vì - Suối Hai. Vườn chim Ngọc Nhị, khu du lịch sinh thái Đầm Long, hồ Suối Hai thực sự là một cụm du lịch sinh thái hấp dẫn, có vai trò quan trọng trong giáo dục bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên và môi trường cho cộng đồng địa phương cũng như khách tham quan.

5.2. Kiến nghị

- Tiếp tục nghiên cứu các yếu tố sinh thái ảnh hưởng, tác động đến các loài chim làm tổ. Trong đó nghiên cứu sâu hơn về bệnh của chim để đề xuất hướng bảo tồn.

- Có những nghiên cứu về phương thức quản lý thích hợp vườn chim để có các chính sách đầu tư, hỗ trợ tư nhân tham gia quản lý tài nguyên thiên nhiên. Chúng tôi kêu gọi các tổ chức quốc tế về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đầu tư cho việc quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững vườn chim Ngọc Nhị.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân địa phương về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài chim và khuyến khích các hoạt động bảo vệ và sử dụng hợp lý vườn chim.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bibby C., Martin Jones và Stuart Marsden (2003), Kỹ thuật điều tra thực địa khảo sát khu hệ chim. Nxb, Mũi Cà Mau, Cà Mau.

2. Buckton, S. T., Nguyễn Cử, Hà Quý Quỳnh, Nguyễn Đức Tú (2000), Bảo tồn các vùng đất ngập nước quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long, Báo cáo bảo tồn số 12, Chương trình BirdLife quốc tế Việt Nam, Hà Nội.

3. Cục kiểm lâm và WWF (1999), Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học - Dự án SPAM, Nxb. Giao thông - Vận tải, Hà Nội. 4. Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillips (2000), Chim Việt Nam, Nxb.

Lao động- Xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Cử (2005), “Một số kết quả điều tra nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học chim ở Việt Nam”. Kỷ yếu Hội nghị khoa học về môi trường và phát triển bền vững, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 6. Lê Diên Dực (1999), Xác định chim ngoài thiên nhiên, Trung tâm nghiên

cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Hảo (2001), Ngô Sỹ Vân, Cá nước ngọt Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

8. Đặng Huy Huỳnh, Phạm Khắc Hiền, Nguyễn Văn Luyện, Lê Đình Thuỷ, Lê Ngọc Anh, (1994). Bảo vệ, khai thác và sử dụng lâu bền vườn chim Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội.

9. Trần Thị Miên (2008), Nghiên cứu thành phần loài chim và một số đặc điểm sinh thái học của các loài chim nước làm tổ tại vườn chim Chi

Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Luận văn Thạc sĩ khoa học sinh học, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

10. Phạm Nhật (2001), Bài giảng đa dạng sinh học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

11. Pedersen A., Lê Đình Thuỷ, Lê Trọng Trải, Sanne Schnell Nielsen (1996), “Về các loài chim di cư vùng châu thổ sông Hồng”, Tạp chí hoạt động Khoa học, (số 7), Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

12. Phòng dự báo, Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc bộ (2008, 2009), Số liệu khí tượng thủy văn khu vực Ba Vì.

13. Võ Quý (1975), Đời sống các loài chim, Nxb, Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 14. Võ Quý (1975), Chim Việt Nam, hình thái và phân loại, tập1, Nxb Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội.

15. Võ Quý (1978), Sinh học của những loài chim thường gặp ở Việt Nam,

Nxb. Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

16. Võ Quý (1981), Chim Việt Nam, hình thái và phân loại, tập2, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội.

17. Võ Quý, Nguyễn Cử (1999), Danh lục chim Việt Nam, in lần thứ 2, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Lân Hùng Sơn (1999), Một số nghiên cứu bước đầu để bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý trong du lịch sinh thái vườn chim Ngọc Nhị xã Cẩm Lĩnh, Huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, Luận văn tốt nghiệp Đại học KHTN – Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

20. Lê Mạnh Tuấn (2001), Nghiên cứu đặc điểm tổ thành và tập tính một số loài chim tại vườn Cò Ngọc Nhị, Hà Tây, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

21. Lê Đình Thuỷ, Lê Xuân Cảnh, Lê Diên Dực (1994), “Tính số lượng loài cò trắng (Egretta garzetta) và loài cốc đen (Phalacrocorax niger) trong mùa sinh sản ở sân chim Bạc Liêu, tỉnh Minh Hải”, Tạp chí Sinh học,(số 2).

22. Lê Đình Thủy (1995), Một số đặc điểm sinh thái, sinh học của các loài chim làm tổ tập đoàn ở sân chim Bạc Liêu (tỉnh Minh Hải) và ứng dụng chúng trong việc quản lý sân chim, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

23. Lê Đình Thuỷ (1999), “Kết quả khảo sát bước đầu nhằm bảo vệ, quản lý vườn chim núi Đấu, quận Kiến An, Hải Phòng”, Tạp chí Bảo vệ Môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến các loài chim làm tổ ở vườn chim ngọc nhị, xã cẩm lĩnh, ba vì, hà nội​ (Trang 70 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)