- Dân cư
Theo số liệu năm 2009 của UBND xã Cẩm Lĩnh, tính đến 15/12/2009 [25, 26].
Xã có 2.273 hộ, số nhân khẩu là 11.527 người trong đó có 7.279 lao động được phân bố ở 11 thôn. Đó là: Bằng Tạ, Đông Phương, Ngọc Nhị, Tân Thành, Cẩm An, Tân An, Cẩm Tân, Cẩm Thuỷ, Phú Phong, Vô Qui và thôn An Thái.
Tổng giá trị sản xuất của xã ước đạt 70 tỷ 744 triệu đồng, bình quân giá trị làm ra 6,6 triệu đồng/người/năm. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt quy thóc ước đạt 4.649 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 460 kg/ người/năm.
+Về trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng đạt 1.068,0 ha. Tổng sản lượng quy thóc năm 2009 là 4.649 tấn. Tổng giá trị từ trồng trọt cả năm đạt 21 tỷ 144 triệu đồng.
+ Vụ chiêm xuân: diện tích gieo trồng đạt 603,0 ha, cây lúa 356,0 ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ ha, sản lượng đạt 1.961 tấn. Cây ngô xuân 36,0 ha, năng suất 45 tạ/ha, sản lượng 162 tấn. Cây khoai lang diện tích 7,0 ha, năng suất 60 tạ/ha, sản lượng đạt 4,2 tấn. Cây lạc diện tích 41,5 ha, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng đạt 4,2 tấn. Cây đậu các loại diện tích 9,5 ha, năng suất 12 tạ/ha, sản lượng đạt 11,4 tấn.
+ Vụ mùa: diện tích gieo trồng đạt 465,0 ha trong đó diện tích cây lúa là 438,0 ha, năng suất đạt 51 tạ/ha, sản lượng đạt 2.325 tấn. Cây màu vụ hè thu diện tích 27,0 ha; trong đó cây ngô 10,0 ha, năng suất 45 tạ/ha, sản lượng 45 tấn. Cây khoai lang diện tích 12,0 ha, năng suất 60 tạ/ ha, sản lượng 72 tấn. Cây rau màu khác 5,0 ha.
+ Làm tốt công tác khuyến nông, dự báo kịp thời tình hình sâu bệnh trên cây lúa và cây màu. Tổ chức chiến dịch thu mua được 2.578 kg ốc và trứng ốc bươu vàng.
- Sản xuất lâm nghiệp, vườn hộ
Trồng mới được 18,0 ha rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng theo dự án 661 được 48,0 ha, các hộ đã chú trọng đến công tác chăm sóc cây ăn quả ở vườn hộ kết hợp trồng xen các cây ngắn ngày tăng thêm thu nhập và giữ độ ẩm cho đất. Bình quân thu thập từ vườn hộ và trồng rừng là 1,5 triệu đồng/hộ.
- Chăn nuôi
+ Phong trào chăn nuôi tiếp tục được duy trì và phát triển tại các thôn. Tổng đàn trâu hiện có 603 con. Đàn bò hiện có 1.239 con. Đàn lợn hiện có là
29.000 con. Sản lượng lợn thịt xuất chuồng đạt 680.000 tấn, thu nhập từ chăn nuôi lợn ước đạt 23,5 tỷ đồng.
Đàn gia cầm hiện có 250.000 con. Sản lượng gia cầm xuất thịt ước đạt 850 tấn, giá trị ước đạt 10,7 tỷ đồng.
Đàn cá ổn định với diện tích 140 ha và cho thu nhập khá. Sản lượng thu hoạch ước đạt 220 tấn, giá trị ước đạt 2,5 tỷ đồng.
Nghề nuôi ong lấy mật tiếp tục được duy trì ở các thôn và cho thu nhập ổn định, năm 2009 toàn xã có khoảng trên 1.200 đàn ong, tổng sản lượng mật thu được là 20 tấn, giá trị ước đạt 1 tỷ 400 triệu đồng.
Tổng thu nhập từ chăn nuôi đạt 39,6 tỷ đồng.
+ Công tác thú y: làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngày được phát triển và cho thu nhập khá. Các nghề phụ như: xây dựng, mộc được nhân rộng và phát triển ở các thôn tạo công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
- Văn hoá, giáo dục
Xã có một tổng đài truyền thanh công suất 800w với 25 loa phân bố đều ở 11 thôn. Toàn xã thực hiện phong trào nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, mừng thọ, lễ hội và phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, làng văn hóa. Toàn xã có 2296 hộ đăng kí xây dựng gia đình văn hóa đạt 92%, có 1880 hộ đạt gia đình văn hóa cấp xã năm 2009 đạt 75,4%. Đã có 6/11 thôn đạt làng văn hoá.
Xã có hai đình chính là đình Bằng Tạ và đình Vô Khuy. Tiến hành trùng tu di tích lịch sử văn hóa đình làng Vô Khuy, đề nghị xếp hạng di tích lịch sử đền Cẩm An.
Phong trào thể dục thể thao được phát triển đều ở 11 thôn và các nhà trường với các môn thi đấu như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng…. Tham gia giải bóng chuyền tại huyện Ba Vì đạt giải ba. Các câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh của Hội người cao tuổi tại các thôn được duy trì thường xuyên.
Trường mầm non: tổng số có 24 lớp với 438 cháu; số cháu đến lớp nhà trẻ là 103 cháu. Mẫu giáo số cháu đến lớp là 335 cháu. Năm học 2008 -2009 nhà trường được UBND huyện Ba Vì công nhận là trường tiên tiến xuất sắc.
Trường tiểu học: tổng số có 30 lớp; với 671 học sinh. Năm học 2008 - 2009 nhà trường đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp huyện, 7 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 4 giáo viên có sáng kiến, kinh nghiệm cấp thành phố, 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn.
Trường trung học cơ sở: tổng số có 17 lớp với 547 học sinh. Năm học 2008 - 2009 nhà trường đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp huyện, 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn.
Trong năm 2009 toàn xã có 51 em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Trong đó thi đỗ đại học 23 em và thi đỗ cao đẳng 28 em.
- Y tế
Trạm Y tế với 1 bác sĩ và 3 y sĩ đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần chăm lo sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trong xã. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Quản lý chặt chẽ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, không để xảy ra dịch bệnh.
Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình; Tỷ lệ sinh tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 8,6% giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giao thông trong xã chưa phát triển. Toàn xã có 5 km đường nhựa, khoảng 15km được đổ bê tông và còn lại là đường đất, mặt đường nhỏ hẹp chất lượng xấu nên đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa.
- Công tác quản lý và hoạt động du lịch sinh thái vườn chim Ngọc Nhị
Vườn chim Ngọc Nhị thuộc sở hữu tư nhân của gia đình ông Phùng Đoài Học, luôn có 3 người của gia đình và 5 lao động thường xuyên làm công tác bảo vệ và phục vụ du khách. Do chủ nhân vườn chim đã có những đầu tư ban đầu trong phục vụ, nên vườn chim đã thu hút một lượng khách du lịch tương đối lớn. Khách đến thăm vườn chim, họ là những du khách đến từ huyện Ba Vì, các huyện khác trong tỉnh. Ngoài ra, hàng năm vườn chim còn đón một lượng khách lớn đến từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, vào mùa hè nhiều khách đến vườn chim từ thủ đô Hà Nội vào những ngày nghỉ cuối tuần.
Chương 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đặt được các mục tiêu sau:
- Xác định tương đối đầy đủ thành phần các loài chim có ở khu vực nghiên cứu và các loài chim làm tổ ở vườn chim.
- Xác định các yếu tố sinh thái chủ yếu tác động đến các loài chim làm tổ ở vườn chim Ngọc Nhị.
- Đề xuất các giải pháp khoa học nhằm bảo tồn, phát triển bền vững vườn chim.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được tập trung nghiên cứu của đề tài là các loài chim hiện diện ở khu vực vườn chim Ngọc Nhị , các yếu tố môi trường tạo nên các dạng sinh cảnh của vườn chim.
Nghiên cứu các loài thực vật mà chim chọn làm giá thể, làm tổ hay chọn dùng làm vật liệu làm tổ. Nghiên cứu các loài động vật là thức ăn của các loài chim ở các vùng đất ngập nước trong mùa sinh sản.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài đã tiến hành các nội dung nghiên cứu như sau:
- Điều tra thành phần loài chim tại vườn chim Ngọc Nhị.
- Thành phần loài và đặc điểm các loài chim làm tổ tập đoàn tại vườn chim.
- Nghiên cứu thức ăn của các loài chim làm tổ tập đoàn tại vườn chim. - Điều tra thành phần thực vật và xác định các loài cây chim dùng làm giá thể và vật liệu làm tổ ở vườn chim.
- Hiện trạng và các yếu tố sinh thái tác động, gây ảnh hưỏng đến các loài chim ở khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp khoa học để bảo tồn và phát triển bền vững vườn chim.
3.4. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại vườn chim Ngọc Nhị, thôn Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Tp Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2010. Trong khoảng thời gian trên chúng tôi tiến hành 5 đợt nghiên cứu thực địa cụ thể như sau:
Tổng số thời gian thực địa là 50 ngày. Đợt 1: từ 20/3 – 30/3
Đợt 2: từ 14/4 – 22/4 Đợt 3: từ 10/5 – 22/5 Đợt 4: từ 16/6 – 25/6 Đợt 5: từ 20/7 – 31/7
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Cách tiếp cận để nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu đa dạng sinh học mang tính tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực. Do vậy, mặc dù phạm vi đề tài này là các loài chim và các yếu tố sinh thái nhưng các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường vẫn được quan tâm.
+ Phương pháp kế thừa
Phương pháp kế thừa được nhiều nhà nghiên cứu chim thực hiện, đặc biệt đối với chim là những động vật nhạy cảm và có khả năng vận động nhanh. Do thời gian thực thực hiện đề tài có hạn, nên việc điều tra thực địa không thể có được đầy đủ thông tin về các loài chim. Vì vậy, chúng tôi đã áp dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc những tài liệu, số liệu và các báo cáo đã được công bố của các nhà khoa học về tính đa dạng thành phần loài của khu hệ chim ở vườn chim Ngọc Nhị. Các số liệu, kết luận tham khảo sẽ được kiểm chứng trong quá trình điều tra thực địa để có được kết luận chính xác. + Phương pháp điều tra trao đổi thông tin với nhân dân
Đây là công việc được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Nội dung phỏng vấn bao gồm các vấn đề: các loài chim có trong khu vực, tên địa phương, đặc điểm bên ngoài, nơi thường kiếm ăn, mùa sinh sản...
Phỏng vấn là hoạt động rất quan trọng đối với việc điều tra chim vì ngưòi dân địa phưong là những người biết rõ khu mình đang sống cũng như các sản phẩm họ khai thác được. Qua phỏng vấn ta có cái nhìn nhanh, khái quát về khu hệ chim ở đây.
Nguyên tắc nhất quán của việc phỏng vấn đó là phải tôn trọng ý kiến của người dân đưa ra, không được phản bác hoặc tỏ thái độ không vừa lòng. Trước khi phỏng vấn chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi với những câu hỏi đơn giản, rõ ràng, có mục tiêu nhất định. Trong khi phỏng vấn cần giao tiếp nhẹ nhàng, thoải mái để tạo không khí thân mật thuận lợi cho việc phỏng vấn. Câu hỏi cần được lặp lại với nhiều người khác nhau đảm bảo thông tin thu được là tương đối chính xác.
Chuẩn bị các hình vẽ, ảnh màu các loại chim, các sách nhận dạng chim có màu. Các hình và ảnh màu này được sử dụng khi phỏng vấn người dân ở khu vực vườn chim.
Quá trình phỏng vấn được chia làm các bước:
Bước 1: Để người dân địa phương tự kể tên các loài chim mà họ đã nhìn thấy hoặc biết được trong vùng, trong đó gợi ý để người được phỏng vấn mô tả đặc điểm nhận dạng của từng loài.
Bước 2: Đưa người được phỏng vấn xem các ảnh hoặc hình vẽ màu trong tài liệu.
Bước 3: Phân tích mẫu vật, tiến hành thu thập số liệu hoặc mẫu vật còn lưu giữ ở các gia đình như: loài chim được nuôi, lông, mỏ, chân. Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu sau:
Mẫu biểu: Phiếu điều tra qua nhân dân
STT Người được phỏng
Những thông tin mà người dân cung cấp là một phần quan trọng trong nghiên cứu khu hệ chim. Thông tin của nhân dân ban đầu giúp chúng ta biết được lịch sử hình thành vườn chim, thành phần loài, tập tính sinh hoạt, mùa sinh sản. Các thông tin này là cơ sở giúp chúng ta xây dựng lịch thời gian quan sát vào các thời điểm khác nhau trong ngày sao cho phù hợp nhất.
+ Phương pháp quan sát chim ngoài thiên nhiên
Đây là phương pháp nghiên cứu cơ bản truyền thống và cho kết quả chính xác nhất trong nghiên cứu chim. Các kỹ năng cơ bản trong phương pháp này được chúng tôi tham khảo các hướng dẫn trong một số tài liệu ở trong và ngoài nước.
Việc nghiên cứu chim ngoài thiên nhiên đòi hỏi người quan sát phải có những kiến thức nhất định về phân loại thông qua quá trình tìm hiểu, tích lũy kiến thức từ các tài liệu tham khảo, các mẫu lưu giữ trong bảo tàng và qua thực tế quan sát, đối chiếu thông qua các mẫu sống tại các cửa hàng chim cảnh, tập dượt định loại trong thiên nhiên tại những địa điểm dễ quan sát thông qua hướng dẫn của các chuyên gia nghiên cứu chim giàu kinh nghiệm...
Quan sát nhận biết chim ngoài thiên nhiên được thực hiện như sau: Quan sát trực tiếp bằng mắt thường khi tiếp cận được chim ở cự ly gần. Khi đi quan sát, cần ngụy trang quần áo, mũ và các dụng cụ phụ trợ có màu phù hợp với màu sắc của thảm thực vật. Đi lại nhẹ nhàng, không gây tiếng động mạnh. Chọn những điểm thuận lợi để quan sát, hạn chế tối đa việc làm chim sợ hãi khiến trứng rơi vỡ hoặc chim non rời tổ và hoảng sợ và rơi xuống đất có thể chết.
Quan sát bằng ống nhòm ở cự ly xa. Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng máy ảnh để chụp hình chim từ xa. Để định loại chính xác các loài chim, cần
quan sát kỹ đặc điểm của từng loài về màu sắc lông, màu mỏ, màu mắt, màu chân...
Có thể nhận biết chim qua tiếng kêu, tiếng hót. Trước khi ra thực địa, nghe tiếng kêu, tiếng hót của các loài chim dự kiến có thể gặp qua băng ghi âm, ghi nhớ đặc điểm phân biệt và nhận dạng. Nhờ đó, những lúc ở ngoài thực địa, trong những thời điểm ánh sáng không đảm bảo cho việc quan sát được rõ ràng thì việc nhận dạng tiếng kêu, tiếng hót của các loài chim sẽ hỗ trợ rất tốt bổ sung thông tin cho việc định loại được chính xác.
Mật độ các loài được đánh giá theo chỉ số phong phú, dựa vào tần suất bắt gặp trên thực địa (theo phương pháp của Trịnh Tác Tân,1973). Mật độ được đánh giá theo 4 cấp:
- Cấp hiếm: ( + ) loài tần suất bắt gặp nhỏ hơn 10%, hoặc không gặp trong quá trình điều tra, chỉ còn lại dấu vết hoặc nghe được từ thông tin của người dân địa phương.
- Cấp ít: ( ++ ) loài ít gặp trong quá trình điểu tra, tần suất bắt gặp từ 10% - 20% .
- Cấp trung bình: ( +++ ) loài trong quá trình điều tra có tần suất bắt