Giải pháp về giáo dục tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng bền vững xã cẩm thịnh, huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 56)

4.3.4.1. Nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân

Nhận thức của người dân trên địa bàn xã Cẩm Thịnh rất khác nhau về giá trị của rừng. Người dân chưa nhận thức được rừng như một tư liệu sản xuất quan trọng, chưa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng nhất là lâm sản ngoài gỗ. Điều đó dẫn tới tài nguyên rừng bị khai thác ngày càng cạn kiệt. Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân dưới nhiều hình thức khác nhau. Nâng cao nhận thức cho người dân thông qua công tác tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối tượng, để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trường... Tổ chức các nhóm tuyên truyền cần có sự tham gia của cộng đồng. Công tác tuyên truyền giáo dục phải đạt được

mục tiêu thu hút người dân tham gia vào các khâu công việc từ lập kế hoạch, thực thi và kiểm tra giám sát các hoạt động của dự án. Để làm được điều này cần thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách báo, áp phích, panô, phim ảnh.... Các biện pháp tuyên truyền vận động cần làm cho nhân dân nhận thấy được lợi ích, lâu dài nhiều mặt của công tác bảo tồn.

Công tác giáo dục tuyên truyền cần tiến hành thực thi tốt các khâu công việc cụ thể như:

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng cho nhân dân và cán bộ địa phương.

- Kết hợp với các hoạt động của các tổ chức như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, trường học ...để lồng ghép các chương trình giáo dục tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng, phổ biến kiến thức sản xuất nông lâm nghiệp cho người dân bản địa.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và BQL Khu BTTN Kẻ Gỗ thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, phát huy vai trò tuyên truyền của các cộng tác viên ở xã và từng thôn.

4.3.4.2. Nâng cao đời sống cộng đồng và chia sẻ lợi ích

- Tạo việc làm thông qua hợp đồng giao khoán trồng rừng, bảo vệ rừng tại phân khu phục hồi sinh thái để tăng thu nhập cho người dân vùng đệm giảm thiểu áp lực tiêu cực vào khu khu bảo tồn.

- Hỗ trợ đầu tư trồng cây phân tán, cải thiện vệ sinh nông thôn, hạn chế sự phụ thuộc của hộ gia đình vào gỗ, củi từ rừng, xây dựng các mô hình phát triển sinh kế hộ gia đình, du lịch cộng đồng.

- Vận động các thôn, bản tham gia công tác bảo vệ rừng phối kết hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn. Xây dựng quy chế, hương ước quản lý bảo vệ rừng trong cộng đồng nhằm chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Các quy định có tính chất hành chính về quản lý tài nguyên rừng ở các thôn xóm, làng bản nói chung và quyền lực của đối tượng thực thi các quy định đó cũng được ghi nhận là một trong những khía cạnh xã hội quan trọng có liên quan đến

hành vi ứng xử của con người với rừng ở các địa phương. Tại những thôn xóm, có quy định được nhiều người thừa nhận và rõ ràng tài nguyên rừng thường được bảo vệ và phát triển tốt. Các quy định về quản lý tài nguyên thường mang tính địa phương rất rõ rệt, chúng được xây dựng trên cơ sở luật pháp quốc gia và đặc điểm kinh tế xã hội ở địa phương. Chính vì vậy mà kinh nghiệm và thực tế cho thấy, để góp phần ngăn chặn nạn phá rừng đang xảy ra như hiện nay, bên cạnh các giải pháp kinh tế và khoa học công nghệ, cần phải có một nền hành chính đủ mạnh để ngăn chặn kịp thời các cá nhân, tổ chức phá rừng. Những đối tượng phá rừng chỉ chiếm số ít nên quản lý hành chính sẽ chiếm được cảm tình, chí ít cũng là không gặp phải sự phản đối của số đông. Thực tế cũng cho thấy, các quy ước về văn hóa xã hội, an ninh cũng như quản lý tài nguyên rừng ở các địa phương đã có từ rất lâu đời và phát huy tác dụng của nó trong quá trình phát triển. Chân lý đó đã được đúc kết trong các câu cửa miệng “lệ làng phép nước” hoặc “phép vua thua lệ làng”. Các phân tích và kết quả thảo luận tại địa bàn nghiên cứu cũng cho thấy các quy định của thôn xóm đóng một vai trò quan trọng trong bảo vệ và phát triển rừng cả thời kỳ trước đây và hiện nay. Mặc dù không được thừa nhận chính thức, tại các thôn bản quy định trong nội bộ cộng đồng vẫn hiện diện và được mọi người tự giác thực hiện. Để các quy định này có điều kiện phát huy thêm tác dụng của nó, sự cần thiết tất yếu đòi hỏi các địa phương phải có những quy định được nhà nước chính quyền các cấp thừa nhận. Chúng phải được pháp lý hóa, mặt khác các trưởng thôn bản cũng phải được trao đổi một số quyền lực nhất định. Vì vậy, để thực hiện công việc xây dựng Hương ước bảo vệ rừng, Cán bộ Kiểm lâm, Đội bảo vệ rừng, Ban lâm nghiệp xã và người dân các thôn bản cần phối hợp thực hiện để xây dựng nên một quy ước bảo vệ rừng cho riêng thôn bản mình.

Trên cơ sở Thông tư số 56/1999/TT/BNN - KL ngày 30/3/1999 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn " V/v hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ và phát

triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp" và những gì đã đạt

rừng. Các qui ước cần được xây dựng phù hợp với từng xã, từng thôn và tuyên truyền để nhân dân thực hiện đúng những thoả thuận ghi trong qui ước.

- Ngoài ra, để tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân cần có chính sách khuyến khích, động viên con em người dân sống trong vùng đệm đi học tập và hoạt động trong các lĩnh vực bảo vệ, bảo tồn, du lịch sinh thái, giáo dục môi trường v.v...

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên là xã vùng đệm của Khu BTTN Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh. Tổng diện tích đất Lâm ngiệp của xã tính đến năm 2013 là 6252,1 ha, trong đó diện tích đất có rừng tự nhiên là 4.408,7ha (70,52%); rừng trồng 1.524,7ha (24,39%); đất trống chưa có rừng 288,5ha (4,6%); đất khác 30,2ha (0,49%). Cơ cấu đất lâm nghiệp theo quy hoạch 3 loại rừng: rừng đặc dụng chiếm 49,53% (3.096,49ha); Đất rừng phòng hộ chiếm 24,92%; đất rừng sản xuất chiếm 25,55%. Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ sở hữu: 6.058,62ha (96,9%) thuộc quản lý của Khu BTTN; 44,24ha (0,07%) thuộc quản lý của Ủy ban xã Cẩm Thịnh; và các hộ gia đình quản lý 149,24ha (3,03%). Tài nguyên rừng trên địa bàn tương đối phong phú với nhiều loài cây gỗ, đông vật rừng, lâm sản ngoài gỗ quý hiếm, có giá trị cao. Trữ lượng rừng không cao, chủ yếu tập trung ở diện tích rừng tự nhiên thuộc Khu bảo tồn.

2. Diện tích các trạng thái rừng ở xã Cẩm Thịnh năm 2013 so với năm 1997 có sự biến động: Diện tích đất có rừng tăng 1647,84 ha, bình quân tăng 103 ha/năm. Trong đó diện tích rừng tự nhiên tăng 1256,3 ha; Diện tích rừng trồng tăng 391,54 ha; Diện tích đất trống, không có rừng giảm 1681,5 ha; Diện tích đất khác 30,2ha. Chất lượng rừng giảm qua thời gian, tài nguyên động thực vật suy giảm nghiêm trọng, cần có biện pháp bảo vệ, phục hồi.

3. Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển tài nguyên rừng chủ yếu là hệ thống quản lý và năng lực quản lý bảo vệ rừng ở địa phương còn thiếu và yếu; chưa có sự đầu tư đầy đủ cho khoa học kỹ thuật, công tác nghiên cứu khoa học. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động quản lý rừng ở xã Cẩm Thịnh là sự phân mùa khí hậu gay gắt, các yếu tố xã hội như vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp; nhận thức và kiến thức chưa đầy đủ của người dân về quản lý rừng; và các yếu tố Chính sách như tình trạng thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng chưa nghiêm. Đề tài cũng đã chỉ ra được những thuận lợi, hạn chế khó khăn trong công tác QLBV rừng ở xã Cẩm Thịnh.

4. Đề tài đã có một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng bền vững.

Tồn tại

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng đề tài vẫn còn một số tồn tại sau:

- Quản lý rừng là một hoạt động phức tạp, để xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cần áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau

- Tính định lượng của tư liệu sử dụng trong đề tài còn hạn chế nên việc đánh giá không thể tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại, chủ quan ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Vì vậy, có những giải pháp được đề xuất trong luận văn chỉ dừng lại ở góc độ định hướng, thiếu nghiên cứu cơ bản để đề xuất sát đúng và cụ thể hơn.

Kiến nghị

Để các giải pháp đề xuất trong đề tài có tính thực tiễn hơn:

- Cần có giai đoạn thử nghiệm và đánh giá trước khi áp dụng rộng rãi những giải pháp được đề xuất trong luận văn.

- Điều tra, nghiên cứu về sinh kế của người dân địa phương để đánh giá được sự phụ thuộc của họ đến tài nguyên rừng ở khu vực để đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập, một cách sát đúng, thiết thực hơn.

- Các nghiên cứu tiếp theo cần đánh giá trên diện rộng, đặt trong mối tương quan với Khu BTTN Kẻ Gỗ để có kết quả và cái nhìn tổng quát hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam

giai đoạn 2010 – 2020

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005), Quyết định số 1116/QĐ/BNN - KL về việc

công bố diện tích rừng và đất chưa sử dụng toàn quốc năm 2004

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006). Nghị định số: 32/2006/ NĐ-CP,

ngày 30/3/2006 của Thủ tướng chính phủ về: Quản lý thực vật rừng, động

vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

4. Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác Cẩm nang ngành Lâm nghiệp,

chương Quản lý rừng bền vững hỗ trợ kỹ thuật và tài chính dự án GTZ-

REFAS (2006) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

5. Davidson P., Lê Mạnh Hùng, Lê Trọng Trải và Ngô Xuân Tường (2005) Đánh

giá giá trị bảo tồn các loài chim của Vườn Quốc gia Tam Đảo. Hà Nội: Dự

án GTZ, Vườn Quốc Gia Tam Đảo.

6. Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt

Nam – SPAM (2003). Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh

học, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

7. Khu BTTN Kẻ Gỗ (2010). Danh lục thú Khu bảo tồn Kẻ Gỗ. Trung Tâm Môi

trường và Phát triển Nông thôn (CERD)- Trường Đại học Vinh.

8. Khu BTTN Kẻ gỗ (2010). Kết quả điều tra các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng tại

KBTTN Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh . Viện sinh thái rừng và môi trường Đại học Lâm Nghiệp.

9. Khu BTTN Kẻ Gỗ (2007). Kế hoạch quản lý hoạt động giai đoạn 2008 – 2012. 10. Hoàng Ngọc Thảo, Nguyễn Cử (2009). Thành phần loài chim ở khu bảo tồn

thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An: Tạp chí sinh học 4:32-43.

11. Lê Trọng Trai, Nguyễn Huy Dũng, Nguyên Cử, Lê Văn Chẩm, Jonathan C.

Eames (2000). Dự án khả thi khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Tổ chức bảo tồn chim quốc tế, Hà nội.

12. Lê Văn Phúc, Dương Văn Hùng, Marietta Sander (2008), Phương pháp đánh

giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA). Trong "Bộ tài liệu hướng dẫn

Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên có sự tham gia – PRUP". Dự án quản lý VQG Tam Đảo và vùng đệm (GTZ) xuất bản. Phần 4.

13. Nguyễn Cử, Eames, J. C. và Lambert, F. R. (1995) Kết quả khảo sát vùng rừng

núi thấp miền Trung Việt Nam và kiến nghi thành lập khu bảo tồn các loài trĩ: Gà lôi lam mào đen (Lophura imperialis) và 60 Gà lôi lam đuôi trắng (L. hatinhensis) Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh Thái và Tài

nguyên Sinh vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Pp.264-275

14. Nguyễn Cử (2002), Hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực bảo tồn đa dạng

sinh học tại các khu bảo vệ. Dự án tăng cường công tác quản lí hệ thống

khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF/ SPAM Project), Báo cáo kỹ thuật (số 8), Hà Nội.

15. Nguyễn Huy Dũng (2007), Cộng đồng và vấn đề quản lý các khu bảo tồn thiên

nhiên Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Lung (1998), “Hệ thống quản lý rừng và các chính sách lâm

nghiệp Việt Nam”, Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững bền vững và

chứng chỉ rừng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 28 – 35

17. Nguyễn Viết Ninh (2013), Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững

tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Trường

Đại học Lâm nghiệp.

18. Phân viện ĐTQHRBTB (2000-2010). Tài liệu điều tra ÔSC và Ô định vị sinh thái. 19. Richard B.P. (1999), Cơ sở sinh học bảo tồn, Bản tiếng Việt do Võ Quí, Phạm

Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội dịch. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

20. Sách Đỏ Việt Nam (Phần Động vật) (2007), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 21. Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật) (2007), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

23. Võ Quý, Nguyễn Cử (1995), Danh mục chim Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà nội. 24. Võ Quý (1999), Để cuộc sống và môi trường của người dân miền núi được bền

vững. Hội thảo quốc gia: “Nghiên cứu phát triển bền vững miền núi Việt nam”. CRES, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Võ Quí, Đường Nguyên Thụy (1995), Xây dựng vùng đệm xã Kỳ Thượng huyện

Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh, bảo vệ môi trường, Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước về bảo vệ môi trường ( KT.02), Hà Nội.

TIẾNG ANH

26. Burnham, K.P. & Anderson, D.R. (1984). Estimation of the population of wildlife by transect sampling lines. Hutchinson University, San Francisco.

27. Collar, N. J., Crosby, M. J. and Stattersfield, A. J. (1994). Birds to watch 2: the

world list of threatened birds. Cambridge, U.K.: BirdLife International

(BirdLife Conservation Series no. 4).

28. Hennache A., Rasmussen P., Lucchini A., Rimondi S.Ettore R. (2003). Hybrid origin of the imperial pheasant Lophura imperialis (Delacour and Jabouille,

1924) demonstrated by morphology, hybrid experiments, and DNA analyses. Biological Journal of the Linnean Society, 2003, 80, 573–600.

29. ICBP (1992). Putting biodiversity on the map: priority areas for global conservation. Cambridge, U.K.: International Council for Bird Preservation.

30. IUCN (2010). Red list of Threatened species, Website: http/www.redlist.org. Access on December 30, 2010.

31. F.A.O (1989), Review of management systems of tropical Asia. Rome.

32. Lambert, F. R., Eames, J. C. and Nguyen Cu (1994). Surveys for endemic pheasants in the Annamese Lowlands of Vietnam, June-July, 1994. Status and conservation recommendations for Vietnamese Pheasant Lophura hatinhensis and Imperial Pheasant L. imperialis. Oxford, UK.: IUCN.

33. Margoluis, R., & Salafsky, N. (2001). Is our project succeeding? A guide to threat reduction assessment for conservation. Washington, D.C: Biodiversity Support Program.

34. Nguyen Cu, Truong Van La and Duong Nguyen Thuy (1992). Pheasant surveys

in Ky Anh-Ho Ke Go,Ha Tinh province 5-1992. Study report to ICBP.

35. Nguyen Cu and Eames, J. C. (1993) The distribution and status of pheasants in

Vietnam. Pp: 20-27 in Jenkins, ed. Pheasants in Asia, 1992. WPA.

36. Robson, C. 2005. Birds of Southeast Asia. Princeton University Press,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng bền vững xã cẩm thịnh, huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)