Đặc điểm cấu trúc các kiểu rừng chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng bền vững xã cẩm thịnh, huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 37 - 38)

- Rừng tự nhiên:

Rừng tự nhiên của xã bao gồm các loại rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi, trong đó chủ yếu là rừng nghèo và rừng phục hồi phân bố ở các vùng cao, vùng sâu trên diện tích rừng Đặc dụng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và khu rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc Ban QL RPH Cẩm Xuyên. Diện tích rừng tự nhiên đang được các Ban quản lý rừng quản lý bảo vệ tốt đảm bảo các chức năng phòng hộ đầu nguồn và giữ được đặc tính đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên do lực lượng quản lý mỏng, người dân có đời sống dựa vào rừng nên một vài nơi vẫn còn tình trạng săn bắn, khai thác trái phép xảy ra.

Rừng phục hồi và rừng nghèo đã xuất hiện tổ thành một số loài cây gỗ quý hiếm của vùng địa hình đồi thấp như Lim xanh, Gổi, Táu mật. Sự xuất hiện phục hồi tổ thành một số loài cây quý hiếm của vùng khẳng định nguồn gốc rừng Cẩm Thịnh từ xưa đã tồn tại các loài này, nhưng trước đây do khai thác quá mức đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Điều này khẳng định công tác bảo vệ rừng tốt, một số loài thực vật tuy đã cạn kiệt hoặc vắng bóng. nay có thể tái sinh phục hồi ngày càng nhiều (Lim xanh, Giổi...).

- Rừng trồng:

Rừng trồng với diện tích 1.524,7ha, chiếm 24,39% diện tích đất lâm nghiệp. Trước đây chủ yếu tập trung rừng trồng Thông và Thông + Keo. Một số diện tích rừng trồng Thông lấy nhựa qua nhiều năm khai thác lại bị sâu hại và nạn cháy rừng nên một số diện tích cho năng suất nhựa giảm. Một số diện tích rừng Keo bị gió, bão tàn phá cũng gây thiệt hại cho người trồng rừng. Hiện nay những diện tích đó đã được các Ban quản lý rừng và người dân tiến hành trồng lại và trồng bổ sung một số loài cây bản địa Lim, Cồng trắng…. Trong những năm gần đây người dân

tập trung trồng rừng Keo làm nguyên liệu băm dăm cho hiệu quả kinh tế cao hơn, chu kỳ kinh doanh ngắn hơn so với các loài khác.

- Ðất chưa có rừng:

Diện tích đất chưa có rừng 288,5ha, chiếm 4,6% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó chủ yếu là diện tích đất Ic thuộc các Ban quản lý, hàng năm được tiến hành bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng. Trong những năm gần đây diện tích đất chưa có rừng có xu hướng giảm, rừng và đất rừng ngày càng được phát huy tiềm năng, đem lại nhiều lợi ích kinh tế đặc biệt là cho các hộ gia đình. Huyện Cẩm Xuyên và xã Cẩm Thịnh đã tiến hành triển khai trồng rừng theo các dự án nhưng sự đầu tư còn manh mún, nhỏ lẻ và chưa có chiều sâu nên hiệu quả còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng bền vững xã cẩm thịnh, huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 37 - 38)