Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng bền vững xã cẩm thịnh, huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 44 - 47)

4.2.1.1. Hệ thống tổ chức quản lý rừng

Hệ thống tổ chức quản lý rừng ở xã Cẩm Thịnh hiện nay thể hiện qua sơ đồ sau:

+ Qua sơ đồ cho thấy hệ thống tổ chức quản lý rừng ở địa phương đã được thiết lập khá chặt chẽ từ tỉnh đến đơn vị cơ sở. Song sự phối hợp của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương với Khu bảo tồn chưa cao, còn nhiều bất cập; Chính quyền địa phương, kiểm lâm địa bàn chưa thực sự vào cuộc dẫn đến công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn và thách thức. Là đơn vị trực tiếp quản lý bảo vệ rừng nhưng Khu bảo tồn không có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm lâm luật do đó mọi vụ việc vi phạm xẩy ra trên địa bàn quản lý đều phải chuyển cho chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm và các cơ quan chức năng có liên quan để xử lý nhưng việc xử lý không kịp thời, kéo dài thời gian không có tính răn đe, giáo dục đã gây nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ rừng.

4.2.1.2. Trình độ và năng lực của độ ngũ tham gia quản lý rừng

Đội ngũ cán bộ, công chức, bán chuyên trách và hợp đồng lao động tại xã Cẩm Thịnh hiện nay có tổng số 35 người, trong đó 06 người có trình độ Đại học, 01 người có trình độ Cao đẳng, 13 người có trình độ Trung cấp, còn lại 15 người chỉ tốt nghiệp THPT. Số cán bộ có chuyên môn về quản lý lâm nghiệp mới chỉ có 2 người. Ở xã hiện nay có 1 cán bộ lâm nghiệp phụ trách chung, nhưng chỉ là lao

UBND tỉnh Hà Tĩnh UBND huyện Cẩm Xuyên Hạt Kiểm lâm Cẩm Xuyên UBND xã Cẩm Thịnh Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh BQL Khu BTTN Kẻ Gỗ Chi cục Kiểm Lâm Hà Tĩnh

động hợp đồng, có trình độ Trung cấp. Như vậy về năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý bảo vệ rừng ở xã Cẩm Thịnh hiện nay còn thiếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác bảo vệ phát triển rừng.

Đối với người dân ở xã vùng đệm Cẩm Thịnh còn thiếu nhận thức và kiến thức cần thiết đối với công tác quản lý rừng. Phần lớn người dân nhận thức rừng là nguồn tài nguyên vô hạn, rừng tồn tại là để phục vụ con người nên khai thác rừng trong khi không cần bảo tồn và phát triển. Trong quá trình phát triển rừng vùng đệm, người dân chỉ chú ý đến giá trị gỗ mà không tính đến lâm sản ngoài gỗ, không biết kết hợp để đem lại hiệu quả cao nhất. Không chỉ người dân mà ngay cả nhiều cán bộ quản lý cũng còn thiếu hiểu biết về những giá trị đa dạng của rừng, đặc biệt là những giá trị gián tiếp của nó. Vì vậy, người ta thường chỉ khai thác một vài giá trị trực tiếp của rừng mà bỏ qua giá trị gián tiếp của rừng.

Nhận thức chưa đầy đủ thực sự là một trong những nguyên nhân làm giảm nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng, làm giảm hiệu quả quản lý tài nguyên rừng ở xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Để góp phần phát triển rừng bền vững nhà nước cần phải quan tâm dầu tư phát triển vùng đệm, nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, tập huấn kỹ thuật sản xuất xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, sử dụng tài nguyên rừng hợp lý.v.v.

4.2.1.3. Đầu tư cho các hoạt động và trang thiết bị hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng

Trong thời gian qua, hệ thống trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý rừng ở xã Cẩm Thịnh còn thiếu rất nhiều và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Xã hiện nay chưa có biên chế cán bộ Lâm nghiệp chuyên trách, chưa có trang thiết bị chuyên dụng nào phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

Ngoài ra ở địa phương còn thiếu những kiến thức cần thiết sử dụng các thiết bị, phương tiện hiện đại vào điều tra theo dõi, giám sát, đánh giá tình trạng phát triển của rừng, những kiến thức để xây dựng và tổ chức thực hiện những giải pháp lôi cuốn cộng đồng vào quản lý rừng.

Những phân tích cũng cho thấy mặc dù hệ thống kiến thức bản địa liên quan đến quản lý rừng và quản lý tài nguyên nói chung ở xã Cẩm Thịnh rất phong phú, nhưng thiên lệch về khai thác và lợi dụng tài nguyên rừng và đất rừng. Còn ít kiến thức liên quan đến bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng, chẳng hạn như những kiến thức về gây trồng các loài cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi thú rừng, phát triển rừng trồng hỗn loài giá trị kinh tế cao v.v...

4.2.1.4. Công tác nghiên cứu khoa học, điều tra điều kiện cơ bản

Xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên là xã thuộc vùng đệm của Khu BTTN Kẻ Gỗ, là khu vực chứa đựng nhiều loài chim đặc hữu cho vùng đồi núi thấp của vùng Bắc Trung bộ, tuy nhiên từ khi thành lập KBT đến nay người ta vẫn chỉ biết rất ít về phạm vi phân bố cũng như tập quán của các loài này. Một trong những nguyên nhân chính là do công tác nghiên cứu ở Khu BTTN Kẻ Gỗ cũng như các vùng đệm chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, hàng năm kinh phí đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước hết sức hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng bền vững xã cẩm thịnh, huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 44 - 47)