a. Tài nguyên đất.
Theo tài liệu điều tra về nông hóa thổ nhưỡng của huyện Cẩm Xuyên 1976 và các cuộc điều tra bổ sung, đất đai của xã chủ yếu thuộc 2 nhóm đất chính là:
* Nhóm đồng bằng: Đất phù sa không có sản phẩm feralit đào sâu 30cm trở xuống chưa có tầng cứng rắn có thành phần cơ giới thịt trung bình nặng khoảng 1067ha tập trung ở vùng canh tác, đất khu dân cư, từ đường I FAD đến đường Hưng Hà, vùng này thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây lúa.
* Đất mặn chua cá thành phần cơ giới trung bình nặng tập trung ở vùng đất canh tác, đất khu dân cư xóm 13,14 khoảng 100ha.
* Nhóm đồi núi: Đất ferralit xói mòn trơ sỏi đá có nguồn gốc từ đá mẹ sa thạch khoảng 100ha, tập trung từ đường I FAD lên hồ Thượng Tuy gồm đất khu dân cư, đất khu nông lâm nghiệp từ xóm 1 đến xóm 6.
- Đất feralit vàng xám phát triển trên đá Granit, Riôlít, Thạch anh, đá phiến thạch sét và biến chất tập trung dưới rừng khoảng 5513.84ha tập trung ở vùng từ hồ Thượng Tuy giáp Quảng Bình.
b. Tài nguyên nước:
- Xã có nguồn nước mặt chất lượng kém, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu dùng bằng giếng khơi, đây là mặt hạn chế về nguồn nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp đặc biệt vào mùa khô. Ngoài ra xã có Đập Thượng Tuy cung cấp một phần nguồn nước sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân.
- Nguồn nước ngầm của xã khá phong phú về số lượng, chất lượng nước phụ thuộc theo vùng, vùng trên thường nhiễm phèn, vùng dưới nhiễm mặn, nhiễm phèn, mức độ nông sâu thay đổi vào địa hình và lượng mưa trong năm trung bình 2,5m – 10m.
c. Tài nguyên rừng
Xã có diện tích đất lâm nghiệp đứng thứ 2 trong toàn huyện Cẩm Xuyên. Toàn xã có 6.252,6ha đất lâm nghiệp chiếm 0.82 % tổng diện tích tự nhiên.
d. Tài nguyên khoáng sản:
Xã Cẩm Thịnh không có các loại khoáng sản quý, nhưng có nguồn khai thác nguyên vật liệu xây dựng như đá, đất sét sản xuất gạch ngói nhưng với trữ lượng lớn đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho nhân dân và các vùng phụ cận.
e. Tài nguyên nhân văn
Cẩm Thịnh là xã có truyền thống văn hóa đặc trưng của huyện Cẩm Xuyên nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Kế thừa đức tình cần cù, chịu thương chịu khó và hiếu học, những thành tích rất đáng kể. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh đoàn kết tương thân tương ái và phát triển văn hóa giáo dục luôn được nhân dân trong xã phát huy.
g. Cảnh quan môi trường
Cẩm Thịnh là xã miền núi mang đậm bản sắc văn hóa nông thôn Việt Nam. Là xã có điều kiện cảnh quan rất hài hòa vừa có sông, suối, đồng bằng và miền núi. Xã có 16 thôn trải dài trên toàn vùng lãnh thổ của xã. Trong tương lai khi diện tích đất trống đồi núi trọc được trồng mới ở đây có thể phát triển du lịch theo mô hình hệ sinh thái, với không khí trong lành, mát mẻ có nguồn nước dồi dào, có nguồn đất
đai phong phú giúp xã phát triển đa ngành theo hướng bền vững về cảnh quan, môi trường sinh thái và kinh tế xá hội.
h. Nhận xét chung
Từ việc nghiên cứu, phân tích đặc điểm, điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường, xã Cẩm Thịnh rút ra được một số kết luận tiềm năng, hạn chế phát triển kinh tế xã hội của xã như sau:
Cẩm Thịnh là xã bán sơn địa vừa có đồng bằng, đồi núi có tổng diện tích tự nhiên lớn 7591.45ha, quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều đặc biệt là đất đồi núi, đây là thế mạnh tiềm năng để phát triển kinh tế nông - lâm kết hợp cảnh quan môi trường hài hòa, mát mẻ có vị trí địa lý gần trung tâm huyện, có tuyến đường quốc lộ 1A đi qua xã.
Về thời tiết, khí hậu: Phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp trong đó có nhiều cây con phong phú.
Bên cạnh đó năng suất cây trồng chưa cao nên còn nhiều khả năng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Là xã bán sơn địa nên khả năng chủ động nước tưới cho sản xuất còn nhiều bất cập, đây là một hạn chế cho việc phất triển kinh tế xã hội chủa xã.