từ năm 1997 đến nay.
4.1.4.1. Thống kế số liệu biến động về diện tích các loại rừng
Bảng 4.5. Thống kê tình hình biến động đất lâm nghiệp xã Cẩm Thịnh giai đoạn 1997 – 2013 Đơn vị: ha TT Diện tích Năm 1997 Năm 1999 Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2011 Năm 2013 Tổng diện tích đất LN 6255,6 6255,6 6255,6 6255,6 6255,6 6255,6 6255,6 6255,6 6252,1 I Đất có rừng 4285,56 4343,76 4409,66 4434,96 4439,7 4465,9 4577,2 4627,1 5933,4 A Rừng tự nhiên 3152,4 3152,4 3152,4 3152,4 3152,4 3152,4 3152,4 3152,4 4408,7 B Rừng trồng 1133,16 1191,36 1257,26 1282,56 1287,3 1313,5 1424,8 1474,7 1524,7 II Đất chưa có rừng 1970,0 1911,8 1845,9 1820,6 1815,9 1789,7 1678,4 1628,5 288,5 III Đất khác 0 0 0 0 0 0 0 0 30,2
Nguồn: UBND xã Cẩm Thịnh, Khu BTTN Kẻ Gỗ, Viện Sinh thái rừng và Môi trường - ĐHLN
Dựa vào bảng trên cho thấy diện tích các trạng thái rừng năm 2013 với năm 1997 có sự biến động:
- Diện tích đất có rừng tăng 1647,84 ha, bình quân tăng 103 ha/năm. Trong đó:
+ Diện tích rừng tự nhiên tăng 1256,3 ha, bình quân tăng 78,52 ha/năm. + Diện tích rừng trồng tăng 391,54 ha, bình quân tăng 24,47 ha/năm. + Diện tích đất trống, không có rừng giảm 1681,5 ha.
+ Diện tích đất khác 30,2ha.
Trước bối cảnh tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng ngày càng cạn kiệt, áp lực đối với rừng ngày càng tăng, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên ngày càng có xu hướng giảm cả về diện tích và chất lượng thì tại xã Cẩm Thịnh diện tích rừng tự nhiên tăng khá lớn. Tuy nhiên việc tăng diện tích rừng tự nhiên này lại có nguyên nhân chủ yếu do việc điều tra kiểm kê rừng toàn bộ tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên do Viện Sinh thái rừng và Môi trường, trường Đại học Lâm nghiệp thực hiện đã đo đếm bổ sung chính xác số liệu về diện tích rừng tự nhiên ở khu vực. Điều này thể hiện qua số liệu diện tích rừng tự nhiên qua các năm do UBND xã Cẩm Thịnh và KBTTN Kẻ Gỗ quản lý từ 1997 đến 2011 hầu như không có sự thay đổi, chỉ đến năm 2012 sau chương trình kiểm kê rừng, diện tích rừng tự nhiên đã tăng thêm đến 1256,3 ha. Nguyên nhân có thể do việc quản lý và điều tra rừng ở khu vực xã vùng đệm Cẩm Thịnh của Khu BTTN Kẻ Gỗ những năm trước đây chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, số liệu chưa được cập nhật qua các năm. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận hiệu quả từ công tác quản lý bảo vệ rừng của xã Cẩm Thịnh và Khu BTTN Kẻ Gỗ.
Các yếu tố làm tăng diện tích đất có rừng: Nguồn vốn đầu tư thuộc các chương trình dự án (dự án 327, 661) đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, phát triển rừng; công tác phát triển rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng đã được Khu BTTN Kẻ Gỗ và UBND xã Cẩm Thịnh quan tâm, từ năm 1997 đến năm 2012 mỗi năm trồng mới trên 24 ha rừng tập trung và khoanh nuôi phục hồi rừng đạt 78,52 ha, làm cho diện tích đất trống đồi núi trọc
tại đây dần được thay thế bằng những diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên phục hồi tốt; ngoài ra yếu tố lập địa khá thuận lợi đảm bảo cho quá trình phục hồi rừng nhanh.
Qua đó cho thấy giải pháp khoanh nuôi phục hồi rừng tại xã Cẩm Thịnh và Khu BTTN Kẻ Gỗ mang lại hiệu quả, vừa tốn ít nhân lực, nguồn vốn đầu tư, rút ngắn thời gian thành rừng, cần được tiếp tục quan tâm đầu tư.
Số liệu trên phản ánh đúng quy luật và thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng tại xã Cẩm Thịnh trong thời gian qua. Mặc dù công tác quản lý bảo vệ rừng đã được UBND xã và Ban quản lý KBT quan tâm, tăng cường các biện pháp tuần tra bảo vệ, nhưng do nhu cầu về gỗ gia dụng và xây dựng tăng cao, mặt khác do tập quán làm nhà gỗ của một bộ phận người dân trên địa bàn xã chậm được thay đổi, lợi nhuận từ buôn bán lâm sản rất lớn do đó người dân đã bất chấp pháp luật vào rừng khai thác rừng gỗ tự nhiên để bán kiếm lời đã làm một số diện tích giảm chất lượng chủ yếu tập trung tại các khu vực gần khu dân cư.
Mặt khác quy luật sinh trưởng cây rừng, một số diện tích rừng có diễn thế đi lên như rừng phục hồi chuyển lên rừng trung bình, đất trống có cây gỗ tái sinh (IC) phát triển thành rừng phục hồi.
- Về chất lượng rừng hiện nay có xu hướng giảm. Một số diện tích rừng tiếp giáp với khu vực dân cư người dân thường vào rừng khai thác gỗ, lâm sản trái phép; đặc biệt là các loại gỗ có giá trị kinh tế cao như Lim, Gõ, Dổi, Táu v.v. làm thay đổi cấu trúc rừng. Độ che phủ hiện nay đạt 0,3 - 0,6. Theo kết quả điều tra trên các ô sơ cấp và ô định vị sinh thái của Viện Điều tra Quy hoạch rừng tiến hành từ năm 1990 đến năm 2010 và kết quả Kiểm kê rừng Hà Tĩnh do Viện Sinh thái rừng và Môi trường, Trường Đại Học Lâm nghiêp thực hiện năm 2012 [9] cho kết quả:
Trạng thái rừng IIIA3 (rừng giàu), trữ lượng đạt 180 - 200 m3/ha.
Trạng thái rừng IIIA2 (rừng trung bình), trữ lượng trung bình 100-120 Trạng thái rừng IIIA1 (rừng nghèo), trữ lượng 25- 80 m3/ha.
Như vậy, chất lượng tài nguyên rừng Khu BTTN Kẻ Gỗ nói chung và xã Cẩm Thịnh nói riêng đã giảm đi đáng kể. Những loài cây gỗ đường kính lớn, có giá trị kinh tế gần như đã cạn kiệt, chỉ còn một số cây ở nơi cao, xa.
4.1.4.2. Đặc điểm và xu hướng biến động các loại tài nguyên rừng a. Diễn biến về hệ thực vật rừng
Từ trước đến nay chưa có một đánh giá nào chi tiết về hệ động thực vật rừng ở khu vực xã Cẩm Thịnh, các báo cáo chỉ dựa trên đánh giá của Khu BTTN Kẻ Gỗ.
Kết quả phỏng vấn 30 hộ gia đình và các thợ rừng tại địa phương cho thấy, trước những năm 1997 tài nguyên thực vật khu vực Kẻ Gỗ nói chung và Cẩm Thịnh nói riêng còn tương đối đa dạng và phong phú. Các loài cây gỗ quý hiếm như Lim xanh, Giổi, Táu mật, Sến...còn nhiều, các loài cây phổ biến có đường kính lớn phân bố ở nhiều vùng trong khu vực.
Hiện nay, tài nguyên thực vật rừng đã có sự thay đổi nhất định: Số lượng cá thể cây gỗ lớn trong loài đã giảm đi đáng kể (đặc biệt là các loài quý hiếm). Nhiều loài cây trước đây rất to, cao, nay chỉ còn cây nhỏ hoặc cây tái sinh như Lim xanh, Giổi, Đinh, Táu mật... nhiều loài chỉ còn sót lại ở những khu vực cao và xa, nhiều loài trở nên hiếm, ít khi gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do đời sống của cư dân sống trong khu vực còn thấp, nhận thức của họ về bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng chưa cao, các hoạt động thu hái các sản phẩm từ rừng diễn ra ngày càng mạnh, làm cho nguồn tài nguyên rừng bị suy giảm đáng kể.
Mặc dù nguồn gen thực vật rừng trong khu vực có sự suy giảm, nhưng một số nguồn gen quý hiếm đặc trưng cho hệ thực vật rừng không bị mất đi, tuy nhiên số lượng cá thể của loài đã giảm đi đáng kể, đặc biệt là các loài: Lim Xanh, Đinh, Gụ mật,... Thay vào đó là sự thâm nhập mạnh và tăng lên về số lượng nguồn gen của những loài cây ưa sáng mọc nhanh như: Màng tang, Thôi ba, nang…
b. Động vật
Cũng giống như tài nguyên thực vật, tài nguyên động vật khu BTTN Kẻ Gỗ nói chung vẫn được đánh giá là đa dạng về bộ, họ, loài; đa dạng về xuất xứ; đặc biệt
là có đến 17 loài thú, 13 loài chim và 3 loài Lưỡng cư và bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007 và Nghị định 32/CP.
Tuy nhiên, do bị săn bắt và khai thác quá mức đã làm cho nhiều loài bị suy giảm về số lượng như: Chồn dơi Cynocephalus variegatus, Cu li lớn Nycticebus coucang, Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides, Khỉ đuôi lợn M. nemestrina, Khỉ mốc M. assamensis, Voọc vá Pygathrix nemaeus, Vượn má hung Hylobates gabriellae, Gấu
ngựa Selenarctos thibetanus, Gấu chó Helarctos malayanus, Rái cá thường Lutra lutra, Cầy mực Arctictis binturong, Beo lửa Felis temminckii, Hổ Panthera tigris,
Bò tót Bos gaurus, Sơn dương Capricornis sumatraensis, Tê tê vàng Manis pentadactyla, Sóc bay lớn Petaurista petaurista và các loài chim đặc hữu đặc trưng
cho hệ sinh thái đồi núi thấp của vùng Kẻ Gỗ. Đặc biệt các loài Voi, Hổ, Gà lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen hầu như ít gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do nạn săn bắt và khai thác quá mức đã dẫn đến môi trường sống của các loài thú bị thu hẹp (nhất là các loài thú lớn).
Nguồn gen động vật đã có sự biến động về số lượng cá thể trong loài, các loài có giá trị về kinh tế và bảo tồn nguồn gen đang có xu hướng giảm như: Voi, Hổ, Gấu ngựa, Gấu chó, Cu li lớn, Gà lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen ...