Tài liệu khí tượng, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính toán ngập lụt và xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu sông ba​ (Trang 68 - 71)

4. Kết quả của đề tài

3.1.2 Tài liệu khí tượng, thủy văn

Tài liệu khí tượng bao gồm:

 Tài liệu bốc hơi: Sử dụng tài liệu bốc hơi tại các trạm đo khí tượng là An Khê, Ayun Pa, Sơn Hoà.

 Tài liệu mưa: Trong lưu vực có nhiều trạm đo mưa, nhưng tài liệu mưa giờ chỉ có ở một số trạm khí tượng như An Khê, Ayun Pa, Sơn Hoà. Do đó trong phạm vi của đồ

án này, học viên sử dụng số liệu thực đo mưa giờ tại các trạm này để tiến hành hiệu chỉnh và kiểm định mô hình tính toán.

Hình 3.2. Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng và đo mưa lưu vực sông Ba Tài liệu thủy văn bao gồm:

 Số liệu lưu lượng: Tài liệu quan trắc lưu lượng mùa lũ tại trạm Củng Sơn được sử dụng để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình NAM cho lưu vực sông Ba. Đây là trạm thủy văn cấp I với số liệu đo đạc liên tục theo thời gian dài và có mức độ tin cậy cao. Mặt khác, vị trí của trạm nằm ở vùng hạ lưu sông Ba, không chế diện tích lưu vực

12.410 km2 (chiếm 92,5% diện tích toàn lưu vực sông Ba), nên phản ánh được gần như toàn bộ chế độ thủy lực, thủy văn của vùng lưu vực sông Ba. Ngoài ra, do mạng lưới trạm thủy văn trên lưu vực sông Ba rất thưa, trạm Củng Sơn là trạm thủy văn duy nhất ở vùng hạ lưu sông Ba có số liệu đo đạc cả 2 yếu tố mực nước và lưu lượng phục vụ cho công tác hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy văn, thủy lực.

 Tài liệu diễn biến mực nước, lưu lượng thực đo tại các trạm thủy văn Củng Sơn, Phú Lâm trong thời gian xuất hiện các trận lũ lớn trên lưu vực như trận lũ 10/1993, trận lũ tháng 11/2009

 Diễn biến quá trình lưu lượng tại các biên trên và biên nhập lưu của mô hình được tính toán bằng mô hình mưa dòng chảy MIKE NAM

 Diễn biến quá trình mực nước triều tại cửa Đà Rằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính toán ngập lụt và xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu sông ba​ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)