Tính toán hiệu quả giảm ngập lụt các phương án đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính toán ngập lụt và xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu sông ba​ (Trang 106 - 107)

4. Kết quả của đề tài

3.4.2 Tính toán hiệu quả giảm ngập lụt các phương án đề xuất

Phương án nạo vét mở rộng dòng chảy đoạn sông Ba từ xã Hòa Phú đến cửa Đà Rằng

Khu vực hạ lưu sông Ba, từ hạ lưu đập Đồng Cam đến cửa Đà Rằng, nhiều bãi sông được hình thành với chiều rộng lớn gấp nhiều lòng sông trong mùa khô, ảnh hưởng lớn tới khả năng thoát lũ. Việc cải tạo lòng dẫn đoạn hạ lưu sông Ba từ xã Hòa Phú đến cửa biển sẽ làm gia tăng rất lớn khả năng thoát lũ cho khu vực hạ lưu sông Ba, cụ thể:

Bảng 3.18. Mực nước lớn nhất tại một số vị trí

TT Vị trí Sông Địa danh 10% 10%_NV

1 219.915 Sông Ba TTV Củng Sơn - TT Củng Sơn 37,20 37,19

2 242.368 Sông Ba Phú Sen Hạ - Xã Hòa Định Tây 17,09 17,09

3 257.741 Sông Ba Thôn Định Thọ - Xã Hòa Định Đông 10,06 9,83

4 264.709 Sông Ba Thôn Vĩnh Phú - Xã Hòa An 6,01 5,75

Mực nước lũ trên sông Ba đoạn từ khu vực xã Hòa Định Đông xã Phú Hòa đến cửa Đà Rằng giảm từ 0,23 đến 0,33m. Đồng thời, hiệu quả của giải pháp đem lại khả năng làm giảm 2.190 ha diện tích cho vùng đồng bằng Tuy Hòa.

Phương án xây dựng tuyến đê bao phía Bắc và phía Nam thành phố Tuy Hòa

Hiệu quả của phương án xây dựng tuyến đê bao làm giảm diện tích ngập lũ cho khu vực hạ lưu Sông Ba thuộc tỉnh Phú Yên khoảng 1.896 ha và đảm bảo cho cơ sở hạ tầng vùng thành phố Tuy Hòa không chịu tổn thương do rủi ro ngập lũ. Mặc dù, giải pháp này sẽ làm gia tăng cục bộ mực nước trên sông Ba đoạn chảy qua thành phố Tuy Hòa từ 5 đến 15 cm nhưng giải pháp này sẽ đảm bảo cho khu vực không gian thoát lũ khu vực hạ lưu sông Ba đoạn chảy qua thành phố Tuy Hòa ổn định trong giới hạn phạm vi của hai tuyến đê bao. Mặt khác, việc tạo ra không gian thoát lũ ổn định thì dòng chảy lũ sông Ba đoạn qua thành phố Tuy Hòa sẽ không bị tác động gia tăng mực nước lũ thêm do ảnh hưởng của sự cản trở dòng chảy lũ phát sinh từ quá trình phát triển kết cấu hạ tầng đô thị trong khu vực nội thị của Thành phố Tuy Hòa.

Bảng 3.19. Mực nước lớn nhất tại một số vị trí – Phương án xây dựng đê bao

TT Vị trí Sông Địa danh 10% 10%_ĐÊ

1 219.915 Sông Ba TTV Củng Sơn - TT Củng Sơn 37,20 37,20

2 242.368 Sông Ba Phú Sen Hạ - Xã Hòa Định Tây 17,09 17,09

3 257.741 Sông Ba Thôn Định Thọ - Xã Hòa Định Đông 10,06 10,10

4 264.709 Sông Ba Thôn Vĩnh Phú - Xã Hòa An 6,01 6,07

5 268.050 Sông Ba TTV Phú Lâm - TP Tuy Hòa 4,55 4,70

Tuy nhiên, việc thực hiện giải pháp theo phương án này một mặt sẽ có tác động làm gia tăng mực nước cục bộ tại khu vực tuyến công trình, mặt khác sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân ở khu vực tuyến công trình. Ngoài ra, việc thực hiện giải pháp này trong điều kiện nguồn lực của địa phương còn hạn chế sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đề xuất cần nghiên cứu và đánh giá tác động và hiệu quả của phương án này trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính toán ngập lụt và xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu sông ba​ (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)