Lựa chọn phương án giảm ngập lụt hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính toán ngập lụt và xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu sông ba​ (Trang 107 - 113)

4. Kết quả của đề tài

3.4.3Lựa chọn phương án giảm ngập lụt hiệu quả

Căn cứ kết quả tính toán các phương án đề xuất cho thấy phương án nạo vét, mở rộng dòng chảy đoạn sông Ba chảy qua xã Hòa Phú, Hòa Định Đông, Bình Ngọc và mở rộng

cửa Đà Rằng có hiệu quả giảm thiểu phạm vi mức độ ngập lớn. Đồng thời, phương án nạo vét này còn đem lại khả năng thoát lũ ổn định cho vùng hạ du lưu vực sông Ba. Căn cứ trên điều kiện thực tế của lưu vực sông Ba cho thấy chưa thể chống lũ triệt để cho vùng hạ du lưu vực sông Ba tương ứng trận lũ tần suất 5% thì hiệu quả đem lại khả năng thoát lũ ổn định của phương án nạo vét là rất cần thiết.

Đối với phương án xây dựng tuyến đê bao phía Bắc và phía Nam thành phố Tuy Hòa, ngoài hiệu quả đem lại khả năng chống lũ triệt để cho vùng thủ phủ tỉnh Phú Yên là thành phố Tuy Hòa thì phương án này làm gia tăng mực nước cục bộ tại khu vực lân cận tuyến công trình. Ngoài ra, phương án này sẽ có tác động tới đời sống sinh hoạt của người dân ở khu vực tuyến công trình.

Chính vì vậy, trong phạm vi luận văn này tác giả lựa chọn phương án giảm ngập lụt là phương án nạo vét, mở rộng dòng chảy đoạn sông Ba chảy qua xã Hòa Phú, Hòa Định Đông, Bình Ngọc và mở rộng cửa Đà Rằng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Do đặc điểm thủy văn dòng chảy lũ trên lưu vực có biên độ cao, cường suất lũ lớn, thời gian lũ lên rất ngắn và đặc điểm địa hình vùng hạ lưu lưu vực sông Ba là vùng đồng bằng rộng lớn có độ chênh lệch cao độ tự nhiên giữa lòng sông và mặt ruộng không lớn (khoảng 1,5m) nên khi xảy ra các trận lũ thì vùng hạ lưu lưu vực sông Ba thường xuyên xảy ra trình trạng bị ngập lụt trên diện rộng.

Nghiên cứu này đã lựa chọn được bộ công cụ diễn toán lũ và áp dụng thành công bộ phần mềm MIKE (MIKE NAM, MIKE 11, MIKE 21, MIKE FLOOD) để tính toán ngập lụt và xây dựng bản đồ ngập lũ hạ lưu lưu vực sông Ba. Kết quả của nghiên cứu cho thấy khả năng mô hình hóa, diễn toán quá trình dòng chảy lũ chính xác và trực quan của bộ công cụ này cho vùng hạ lưu lưu vực sông Ba.

Cơ sở dữ liệu được thu thập, tổng hợp phục vụ cho nghiên cứu tính toán ngập lụt và xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Ba là tương đối đầy đủ và chi tiết bao gồm tài liệu khí tượng thủy văn, tài liệu bản đồ địa hình và tài liệu khảo sát địa hình sông, tài liệu điều tra khảo sát vết lũ (trận lũ tháng 10/1993, tháng 11/2009). Căn cứ trên bộ cơ sở dữ liệu đã được thu thập, học viên đã tiến hành thiết lập bộ mô hình thủy văn, thủy lực 1 chiều, 2 chiều và kết hợp 1 chiều và 2 chiều cho vùng ngập lũ ở hạ lưu sông Ba thuộc tỉnh Phú Yên trong đó:

 Mô hình thủy lực 1 chiều MIKE 11 được thiết lập với phạm vi từ trạm thủy văn Củng Sơn đến cửa Đà Rằng.

 Mô hình thủy lực 2 chiều được thiết lập cho phạm vi vùng ngập lũ từ trạm thủy văn Củng Sơn đến cửa Đà Rằng thuộc phạm vi các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa và Thành phố Tuy Hòa của tỉnh Phú Yên.

Bộ mô hình thủy văn, thủy lực đã được hiệu chỉnh và kiểm định dựa trên số liệu đo đạc thực tế trong các trận lũ lớn đã xảy ra trên lưu vực như trận lũ tháng 10/1993, trận lũ tháng 11/2009 và các vết lũ đo đạc nên đáp ứng độ tin cậy, chính xác để diễn toán diễn biến ngập lụt ở vùng hạ lưu lưu vực sông Ba.

Căn cứ trên bộ mô hình thủy văn, thủy lực, người đã thực hiện tính toán diễn biến ngập lũ tương ứng với trận lũ tần suất 5% và tần suất 10% và ứng dụng phần mềm quản lý thông tin GIS để trích xuất và xây dựng bản đồ ngập lũ tương ứng với trận lũ 10/1993, trận lũ tần suất 5%, trận lũ tần suất 10%.

Đồng thời, người nghiên cứu cũng đã áp dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu GIS để phân tích không gian và xác định mức độ ngập theo phạm vi không gian chi tiết cho từng xã, phường tương ứng trận lũ tháng 10/1993, trận lũ tần suất 5% và trận lũ tần suất 10%. Qua phân tích kết quả tính toán ngập lụt cho thấy vùng mức độ ngập lũ vùng hạ lưu lưu vực sông Ba rất nghiêm trọng, diện tích ngập lũ của vùng hạ lưu là rất lớn: Tổng diện tích ngập lũ vùng hạ lưu lưu vực sông Ba tương ứng với trận lũ tháng 10/1993 là 25.860 ha, tương ứng với trận lũ tần suất 5% là 19.313 ha, tương ứng với trận lũ tần suất 10% là 17.758 ha.

Trong khuôn khổ của luận văn, người nghiên cứu cũng đã đề xuất sơ bộ giải pháp giảm thiểu mức độ ngập lụt ở vùng hạ du lưu vực sông Ba là phương án nạo vét lòng dẫn, mở rộng cửa sông và xây dựng tuyên đê bao bờ Bắc và bờ Nam thành phố Tuy Hòa. Trong đó, phương án nạo vét lòng dẫn là phương án có hiệu giảm ngập lụt đáng kể, giảm mực nước lũ từ 23 đến 33 cm và giảm khoảng 2.190 ha diện tích ngập lụt ở khu vực hạ lưu lưu vực sông Ba.

Tuy nhiên, công tác nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định như:  Số liệu khảo sát vùng ngập lũ còn hạn chế

 Số liệu khảo sát cơ sở hạ tầng vùng ngập lũ còn hạn chế

 Các số liệu cao độ địa hình vùng ngập lũ mới chỉ căn cứ trên bản đồ 1/10.000 vùng hạ lưu vực sông Ba được thực hiện từ năm 2013 mà chưa có số liệu cập nhật mới hơn.  Các kết luận và đánh giá còn mang tính chất tổng quát, chưa đáp ứng được mức độ

chi tiết hơn.

 Bộ thông số của mô hình chưa được kiểm định với các trận lũ có lưu lượng nhỏ nên việc áp dụng bộ mô hình thủy lực để tính toán cho các trận lũ với tần suất lớn còn hạn chế về mức độ chính xác.

2. KIẾN NGHỊ

Cần điều tra, tổng hợp và thu thập thêm hệ thống cơ sở dữ liệu vùng bãi ngập, cơ sở hạ tầng vùng ngập lũ.

Cần nghiên cứu kiểm định mô hình với nhiều trận lũ khác nhau để bộ thông số của mô hình có thểm đảm bảo khả năng tính toán chính xác hơn tương ứng với nhiều phương án, kịch bản lũ khác nhau.

Cần nghiên cứu mở rộng phạm vi mô hình thủy lực 1 chiều và 2 chiều cho toàn bộ lưu vực sông để có thể đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu tính toán khác nhau trong phạm vi lưu vực sông Ba.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Các nguồn tài liệu in

[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. “Công trình thủy lợi – Hướng dẫn xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa nước trong tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập”, Việt Nam, SEP 04, 2015.

B. Các nguồn tài liệu điện tử

[2] Lê Văn Nghinh và nnk. (2006 MAY 24). Giáo trình cao học thủy lợi mô hình toán thủy văn. [Offline]. http://www.tailieumoitruong.org/2018/01/giao-trinh-cao-hoc-mo- hinh-tinh-toan-thuy-van.html

C. Các nguồn tài liệu khác

[3] Trần Văn Tình. “Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 2013.

[4] Bùi Minh Hóa. “Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Ba” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 2012.

[5] DHI Water & Environment. “MIKE 11 A Modelling System for Rivers and Channels - Reference Manual“, 2012.

[6] DHI Water & Environment. “MIKE 11 A Modelling System for Rivers and Channels - User Guide“, 2012.

[7] DHI Water & Environment. “MIKE 21 Flow Model FM - User Guide”, 2012.

[8] DHI Water & Environment. “MIKE 21 Flow Model FM. Reference Manual“, 2012.

[9] DHI Water & Environment. “MIKE FLOOD 1D 2D Modelling – User Manual“, 2012.

[10] Đặng Thị Kim Nhung. “Điều chỉnh Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Ba và vùng phụ cận đến 2025 và tầm nhìn đến 2035“, Báo cáo tổng hợp dự án, Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2018.

[11] Đặng Thị Kim Nhung. “Rà soát phòng chống lũ miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận“, Báo cáo tổng hợp dự án, Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính toán ngập lụt và xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu sông ba​ (Trang 107 - 113)