Đặc điểm mạng lưới sông ngòi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính toán ngập lụt và xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu sông ba​ (Trang 36 - 38)

4. Kết quả của đề tài

1.2.4Đặc điểm mạng lưới sông ngòi

Lưu vực sông Ba có 36 phụ lưu cấp I, 54 phụ lưu cấp II, 14 phụ lưu cấp III. Trong đó có các lưu vực sông lớn là sông Ia Pi Hao, sông Đăk Pô Kô, Ia Yun, Krông Hnăng và sông Hinh.

Bảng 1. 5. Sông suối lưu vực sông ba phân theo cấp diện tích lưu vực

1÷50 (km2) 51÷ 100 (km2) 101÷ 200 (km2) 201÷ 500 (km2) 501÷1.000 (km2) > 1.000 (km2) 32 36 16 15 3 3

Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Ba và vùng phụ cận đến 2025 và tầm nhìn đến 2035 - Viện Quy hoạch Thủy lợi [10]

Các phụ lưu có diện tích lưu vực F > 500 km2 gồm có:  Sông Ia Pi Hao, nhập lưu bờ phải F = 552 km2.  Sông Đăk Po Kor, nhập lưu bờ trái F = 719 km2.  Sông Ia Yun, nhập lưu bờ phải F = 2.855 km2.  Sông Krông năng, nhập lưu bờ phải F = 1.753 km2.  Sông Hinh, nhập lưu bờ phải F = 1.021 km2

Sông Ba còn gọi là Eapa ở thượng lưu và sông Đà Rằng ở hạ lưu, đây là con sông lớn nhất miền Trung, diện tích lưu vực là 13.417 km2 và chiều dài là 396 km, chủ yếu tập trung ở Gia Lai, Đăk Lăk và Phú Yên. Dòng chính sông Ba bắt nguồn từ đỉnh núi cao Ngọc Rô cao 1.549 m, thuộc địa phận tỉnh Kon Tum.

Từ thượng nguồn tới gần An Khê sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sông chính và sông nhánh chảy qua địa hình núi cao hiểm trở, chia cắt mạnh lòng sông hẹp, lắm thác ghềnh, độ dốc dòng sông lớn 20‰.

Từ An Khê đến Cheo Reo lòng sông mở rộng dần, khi đến thung lũng Cheo Reo, lòng sông hạ thấp, nhận thêm nước của phụ lưu lớn Ayun Pa đổ vào bờ bên phải sông chính tại Cheo Reo.

Từ Cheo Reo đến gần thị trấn Củng Sơn, sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam được nhận thêm nước của các phụ lưu chính: sông Krông Hnăng, diện tích 1.750 km2

và dài 130 km, đổ vào bờ phải sông Ba tại biên giới Gia Lai – Phú Yên. Ngoài ra còn có các sông nhánh nhỏ khác như: sông Cà Lúi, sông Tha bên bờ phải sông Ba.

Đoạn cuối cùng sông chảy theo hướng gần như Tây – Đông, nhưng từ Đồng Bò ra đến biển Đông thì sông chuyển hướng hơi lệch về Bắc và đổ nước ra cửa Đà Rằng cạnh Thành phố Tuy Hòa về phía Nam. Đoạn sông này còn nhận thêm nước của các sông nhỏ như sông Cát bên trái; sông Con và sông Đồng Bò bên phải. Lòng sông chính khá rộng, độ dốc nhỏ khoảng 1‰, dọc theo sông là các dãy bồi rộng lớn, hai bên sông là cánh đồng lúa phì nhiêu nhất miền Trung.

Sông Bàn Thạch còn gọi là sông Bánh Lái ở đoạn phía trên và sông Đà Nông ở phía gần biển, diện tích là 642 km2 và chiều dài sông chính là 69 km. Sông gồm ba nhánh hợp thành là suối Đá Đen, sông Trong (suối Thoại) và sông Mới. Sông bắt nguồn từ dãy núi cao Đèo Cả, phần thượng nguồn sông chảy theo hướng Nam – Bắc, gần như vuông góc với dãy núi Hòn Giữ - Đèo Cả. Sau đó chuyển hướng Tây Nam – Đông Bắc, đến Đông Mỹ (Phú Yên) chuyển hướng sang Tây Bắc – Đông Nam, đổ xuống cửa Đà Nông ra biển. Độ dốc sông ở thượng nguồn rất lớn 75‰, sau đó chảy ra vùng đồng bằng độ dốc chỉ còn khoảng 2‰. Vào mùa khô, diễn biến chế độ dòng chảy trên sông tương đối độc lập với dòng chảy trên sông Ba. Tuy nhiên, trong mùa lũ (đặc biệt là trong những trận lũ lớn như trận lũ tháng 10/1993, trận lũ tháng 11/2009) thì chế độ dòng chảy trên sông Ba và sông Bàn Thạch có sự giao thoa khá rõ ràng, khu vực xen kẹt giữa hai sông Ba và sông Bàn Thạch chịu đồng thời tác động ngập lũ do ảnh hưởng mực nước dâng trên hai sông này, kèm theo ảnh hưởng của mưa lớn làm phát sinh dòng chảy tràn trên bề mặt

khu vực xen kẹt giữa hai sông (thuộc huyện Đông Hòa, Tây Hòa tỉnh Phú Yên) sẽ tạo điều kiện cho sự kết nối, giao thoa dòng chảy lũ giữa sông Bàn Thạch và sông Ba.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính toán ngập lụt và xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu sông ba​ (Trang 36 - 38)