4. Kết quả của đề tài
1.2.2.3 Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Vùng nghiên cứu có mạng lưới giao thông thông suốt khá phát triển, trong đó có cả đường bộ đường sắt đường biển và đường hàng không.
Quốc lộ:
Trung tâm vùng nghiên cứu có quốc lộ 25: Kết nối giữa tỉnh Phú Yên và Gia Lai, tuyến xuất phát từ TP. Tuy hoà tỉnh Phú Yên và kết thúc tại điểm giao nhau với QL14 tại ngã ba Cheo Reo, huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, tổng chiều dài tuyến là 180,8 km. Đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai dài 111,8 km, điểm đầu từ Km 69+000 tại cầu K’Lúi và điểm cuối Km180+800 tại ngã ba Thạch Mỹ huyện Chư Sê. Trên toàn đoạn
QL25 đi qua địa phận tỉnh Gia Lai có tổng số 24 chiếc cầu lớn nhỏ với tổng chiều dài 1.600,4 m; tất cả đều là cầu vĩnh cửu có tải trọng >13T, chất lượng trung bình. Phía Nam vùng nghiên cứu có quốc lộ 26 nối liền quốc 1A tại huyện Ninh Hoà (tỉnh
Khánh Hòa) qua các thị trấn M’Đrăk, thị trấn Ea Knốp, thị trấn Ea Kar, thị trấn Phước An (tỉnh Đăk Lăk) nhập vào quốc lộ 14 tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk). Chiều dài qua lưu vực 60 km chất lượng đường tốt, 100% đã được rải bê tông nhựa đường, hiện nay đang được nâng cấp mở rộng.
Phía Đông vùng nghiên cứu có đường sắt Bắc Nam chạy dọc vùng nghiên cứu với chiều dài 117 km, có 7 ga cho tàu hàng và 1 ga cho tàu khách thống nhất (ga Tuy Hòa). Hiện ga Tuy Hòa và ga Phú Hiệp đã được nâng cấp mở rộng để có thể tiếp nhận hành khách và hàng hóa từ khu công nghiệp tập trung Hòa Hiệp và các khu vực lân cận.
Tỉnh lộ: Hệ thống đường tỉnh lộ như đường 674 nối liền An Khê, với chiều dài 75 km. Đường 1B chạy từ Sơn Hoà đi M’ Đrăk dài 40 km, đường 645 nối từ quốc lộ 1A tại thị trấn Tuy Hoà đi sông Hinh, KrôngNăng gặp quốc lộ 14 tại Buôn Hồ (thị trấn Krông Pa) chiều dài qua lưu vực 165 km. Hệ thống đường liên tỉnh mới đảm bảo rải nhựa trên 45% còn lại là đường cấp phối, nhiều đoạn thiếu cầu cống, rãnh thoát nước nên mùa mưa xe cộ đi lại còn gặp khó khăn.
Đường sắt: Phía Đông lưu vực có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua dài 25 km.
Đường thủy: Giao thông thuỷ trong lưu vực sông Ba chưa phát triển bởi vì thượng trung lưu sông Ba có nhiều ghềnh thác mà chỉ phát triển vận tải nhẹ phía hạ lưu đập Đồng Cam về thành phố Tuy Hòa nhưng rất hạn chế vì về mùa cạn sông này rất nông, nhiều bãi bồi lấn chiếm dòng chảy.
Cảng cá Đông Tác: Phường Phú Đông, đây vừa là cảng cá, vừa là Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Đông Tác. Hiện đang được khai thác, với quy mô năng lực (Số lượt ngày/cỡ loại lớn nhất) 600 lượt/500CV, sản lượng thuỷ sản qua cảng 6.000 tấn/năm. Quy mô cảng nhỏ, với bến đứng dài 25m, vào mùa khô độ sâu trước cảng 1 – 1,5m, luồng lạch vào cảng thường bị bồi lấp.
Bến cá Phường 6: Nằm tại phường 6, quy mô năng lực: 50 lượt/200CV, sản lượng thuỷ sản qua cảng 5.000 tấn/năm. Tuy quy mô cảng còn nhỏ nhưng là nơi tập trung các ngư dân của TP Tuy Hoà nên sản lượng qua cảng khá lớn.
Đường hàng không: Trong vùng có cảng hàng không Tuy Hòa với tổng diện tích 697 ha, trong đó diện tích khu hàng không dân dụng 34 ha, khu bay dân dụng 383 ha, khu quân sự 280 ha. Cuối năm 2013, cảng hàng không đã đầu tư xây dựng hoàn thành Khu hàng không dân dụng.
b. Đô thị
Trên địa bàn lưu vực sông Ba hiện có khu đô thị của thành phố Tuy Hoà tỉnh Phú Yên, nằm ở vùng hạ lưu sông Ba là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế kỹ thuật văn hoá - xã hội và dịch vụ du lịch của tỉnh Phú Yên với diện tích tự nhiên 328.000 ha với 8 phường và 10 xã lân cận, có gần 200.000 dân trong đó tập trung ở khu vực đô thị 70.000 dân chiếm 35% tổng dân số của Thành phố, là một thành phố nằm ở đồng bằng ven biển duyên hải miền Nam Trung Bộ có nền kinh tế khá phát triển so với toàn lưu vực.