4. Kết quả của đề tài
1.2.3.1 Chế độ nhiệt
Nhiệt độ không khí tăng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông và từ cao xuống thấp. Nhiệt độ bình quân hàng năm vùng thượng du là 21,5oC ÷ 23,5oC, vùng trung du là 25oC ÷ 26oC, vùng hạ du là 25oC ÷ 27oC.
Nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm ở thượng du và trung du thường vào tháng IV đến tháng V và có thể đạt 24oC ÷ 28oC, ở hạ du thường là tháng VI đến tháng VII và có thể đạt tới trên 30oC. Nhiệt độ tối cao lớn nhất tại Sơn Hòa là 42,1oC đo được vào 2/IV/2007. Tháng có nhiệt độ thấp nhất trên toàn lưu vực là tháng XII hoặc tháng I hàng năm, trong đó vùng thượng lưu nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào khoảng 18oC ÷ 19oC, vùng thung lũng và đồng bằng ở hạ lưu đạt khoảng 19oC ÷ 22oC.
Bảng 1. 1. Nhiệt độ trung bình tháng, năm lưu vực sông Ba
Đơn vị: oC
Trạm
Nhiệt độ trung bình tháng năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Kon Tum 20,7 22,5 24,6 25,8 25,5 25,2 24,3 24,1 23,9 23,4 22,2 20,8 23,6 M' Đrak 20,2 21,6 23,6 25,6 26,3 26,2 25,8 25,7 24,9 23,6 22,3 20,6 23,9 An Khê 19,8 21,1 23,3 25,4 26,3 26,2 25,6 25,3 24,7 23,5 22,0 19,7 23,6 Ayun Pa 22,3 24,0 26,5 28,3 28,4 27,8 27,2 26,9 26,3 25,4 24,2 22,7 25,8 Sơn Hòa 22,1 23,3 25,5 27,8 28,8 28,7 28,4 28,2 27,1 25,6 24,3 22,6 26,0 Tuy Hòa 23,3 24,0 25,5 27,4 28,9 29,4 29,1 28,9 27,9 26,5 25,5 23,9 26,7
Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Ba và vùng phụ cận đến 2025 và tầm nhìn đến 2035 - Viện Quy hoạch Thủy lợi [10] 1.2.3.2 Độ ẩm
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa. Vào các tháng mùa mưa độ ẩm có thể đạt 80 ÷ 90%. Các tháng mùa khô độ ẩm chỉ từ 70 ÷ 80%. Độ ẩm không khí thấp nhất trên lưu vực sông Ba có thể xuống tới mức 15 ÷ 20%. Riêng ở Pleiku vào ngày 8/II/1978 đã quan trắc được trị số ẩm thấp nhất là 3%. Trong toàn vùng, độ ẩm thấp nhất xảy ra ở vùng hạ du ven biển, như trạm Tuy Hòa có độ ẩm trung bình nhiều năm chỉ là 77% trong khi đó các trạm trong lưu vực độ ẩm trung bình nhiều năm đều đạt trên 80%.
Bảng 1. 2. Độ ẩm tương đối trung bình năm
Đơn vị: %
Trạm Tháng Năm
I II III IV V VI VII VIII I X X XI XII
Kon Tum 71 69 69 73 80 84 85 87 85 81 77 73 78 An Khê 85 83 81 79 79 79 81 82 85 87 88 84 83 Ayun Pa 78 74 71 71 76 78 80 82 85 86 82 79 79 M' Đrak 86 83 81 78 79 78 77 78 84 88 89 89 82 Sơn Hòa 86 83 81 78 78 77 76 77 84 89 87 85 82 Tuy Hòa 81 81 81 80 76 72 71 73 78 80 79 78 77
Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Ba và vùng phụ cận đến 2025 và tầm nhìn đến 2035 - Viện Quy hoạch Thủy lợi [10]
1.2.3.3 Bốc hơi
Khả năng bốc hơi trên lưu vực phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ không khí, nắng, gió, độ ẩm, mặt đệm… Khả năng bốc hơi nhiều thường xảy ra vào các tháng ít mưa, nhiều nắng, nhiệt độ cao và tốc độ gió lớn, khả năng bốc hơi nhỏ thì ngược lại. Đối với vùng nghiên cứu, tuỳ từng vị trí lượng bốc hơi hàng năm khoảng 1.000 ÷ 1.500mm, trong đó tại thượng lưu và hạ lưu có lượng bốc hơi năm trong khoảng 1.000 ÷ 1.300mm. Vùng trung lưu của lưu vực, đặc biệt là khu vực máng trũng dọc theo sông Ba từ Ayun Pa đến Krông Pa là vùng có mưa lượng ít, thường xảy ra khô hạn thì có lượng bốc hơi năm là lớn nhất, từ 1.200 ÷ 1.400 mm.
Ở vùng thượng du và trung du, lượng bốc hơi lớn nhất thường vào tháng III và tháng IV có thể đạt 120 ÷ 200 mm/tháng, lượng bốc hơi nhỏ nhất thường từ tháng X đến tháng XI và chỉ đạt 50 ÷ 85 mm/tháng. Ở hạ lưu sông Ba lượng bốc hơi lớn nhất vào tháng VI đến tháng VIII với lượng bốc hơi khoảng 130 ÷ 200 mm/tháng. Bốc hơi nhỏ nhất vào tháng X đến tháng XII với lượng bốc hơi khoảng 50 ÷ 80 mm/tháng.
Bảng 1. 3. Tổng lượng bốc hơi trung bình năm
Đơn vị: mm
Trạm Tháng Năm
I II III IV V VI VII VIII I X X XI XII
Kon Tum 175 179 202 163 114 77 69 65 61 93 122 156 1476 An Khê 79 93 126 140 144 148 138 127 88 68 62 64 1277 Ayun pa 111 131 184 179 146 126 119 104 74 66 72 87 1398 M' Đrak 70 86 119 130 118 132 142 141 87 59 49 56 1188 Sơn Hòa 77 96 133 155 165 177 196 187 110 65 54 58 1473 Tuy Hòa 86 79 93 102 136 165 168 165 113 73 72 79 1330
Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Ba và vùng phụ cận đến 2025 và tầm nhìn đến 2035 - Viện Quy hoạch Thủy lợi [10] 1.2.3.4 Số giờ nắng
Số giờ nắng trên lưu vực sông Ba hàng năm khoảng 2.180 ÷ 2.440 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất thường rơi vào tháng III (cuối mùa khô) và đạt tới 240 ÷ 270
giờ/tháng (9 giờ/ngày). Tháng có số giờ nắng ít nhất thường vào tháng cuối mùa mưa và chỉ đạt khoảng 100 giờ/tháng (3 giờ/ngày).
Bảng 1. 4. Số giờ nắng trung bình năm
Đơn vị: giờ
Trạm Tháng Năm
I II III IV V VI VII VIII I X X XI XII
Kon Tum 285 264 266 240 196 152 139 138 128 182 204 242 2436 An Khê 196 227 255 250 251 213 207 190 168 163 152 151 2422 Ayun pa 138 189 239 247 240 214 212 199 168 141 101 91 2179 M' Đrak 138 177 229 252 258 228 232 217 184 151 116 96 2279 Sơn Hòa 164 197 245 265 268 229 236 224 192 166 125 117 2428 Tuy Hòa 221 235 255 244 238 203 194 177 157 163 162 167 2416
Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Ba và vùng phụ cận đến 2025 và tầm nhìn đến 2035 - Viện Quy hoạch Thủy lợi [10] 1.2.3.5 Gió
Tốc độ gió trung bình hàng năm vùng thượng và hạ du có thể đạt tới 2,3 ÷ 2,9 m/s, vùng trung du chỉ đạt 1,7 ÷ 1,9 m/s. Tốc độ gió lớn nhất tháng đã quan trắc được ở thượng du (trạm An Khê) là 23 m/s và ở hạ du (trạm Tuy Hoà) là 36 m/s, trong khi đó ở trung du trạm Cheo Reo lớn nhất chỉ đạt 20 m/s. Tại vùng thượng lưu tốc độ gió lớn nhất thấp hơn vùng đồng bằng nhưng lớn hơn vùng trung lưu.
1.2.3.6 Bão
Bão thường xuất hiện từ Biển Đông (BĐ). Do tác động chắn gió của dải Trường Sơn nên hàng năm lưu vực sông Ba phần thượng và trung lưu thường không có bão. Khi bão từ biển Đông đổ bộ vào gặp dải Trường Sơn làm cho tốc độ gió và tốc độ di chuyển của bão chậm lại. Bão trở thành vùng áp thấp gây gió mạnh và mưa lớn cho toàn lưu vực sông Ba. Riêng phần hạ du lưu vực sông Ba mở ra theo hướng Đông - Tây nên thuận tiện cho bão tràn vào gây gió mạnh và mưa lớn ở hạ lưu. Vùng hạ lưu sông Ba gánh chịu khoảng 2,3 cơn bão/năm.
Nguyên nhân gây lũ ở vùng này là do: bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh và sự phối hợp nhiễu động của dải hội tụ nhiệt đới hay của áp cao Thái Bình Dương.
1.2.3.7 Chế độ mưa
Do đặc điểm địa hình và điều kiện khí hậu mà chế độ mưa của vùng nghiên cứu khá phức tạp so với các lưu vực khác lân cận. Khi vùng thượng và trung du lưu vực đã là mùa mưa rồi nhưng vùng hạ du lại đang còn ở thời kỳ khô hạn, khi thượng và trung du đã kết thúc mùa mưa nhưng vùng hạ du vẫn trong thời kỳ mưa lớn. Mùa mưa ở vùng thượng và trung du thường đến sớm từ tháng V và kết thúc vào tháng X hoặc tháng XI, kéo dài trong 6 ÷ 7 tháng. Trong khi đó mùa mưa vùng hạ du đến muộn và kết thúc sớm, chỉ kéo dài 3 ÷ 4 tháng khoảng tháng IX đến tháng XII. Mưa lớn là nguyên nhân của mọi thiên tai như xói mòn lũ lụt… làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân cũng như nền kinh tế quốc dân.
Đặc điểm mưa sinh lũ
Các đặc trưng của mưa sinh lũ như cường độ mưa, tâm mưa, phân bố mưa là các yếu tố quyết định đến độ lớn nhỏ của dòng chảy lũ. Mưa sinh lũ trên lưu vực sông Ba chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Mưa dông do gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới. Do bão từ biển Đông vào đất liền, gặp dải Trường Sơn tạo thành vùng áp thấp nhiệt đới. Sự kết hợp của hai yếu tố trên thường xảy ra vào cuối mùa mưa Tây Trường Sơn, vào cuối tháng X hoặc tháng XI hàng năm. Khả năng của mưa sinh lũ lớn thường rơi vào tháng IX đến tháng XI hàng năm. Qua nghiên cứu cho thấy từ tháng V đến tháng VIII tuy đã là mùa mưa Tây Trường Sơn và lượng mưa cũng khá lớn song lượng mưa và cường độ mưa vẫn chưa đủ lớn, đất đai lại mới trải qua một mùa khô hạn gay gắt. Vì vậy mưa trong thời gian này chỉ gây nên các trận lũ nhỏ trên sông suối nhỏ và có biên độ không lớn.
Từ tháng IX đến tháng XI các nhiễu động thời tiết ở biển Đông (chủ yếu là bão muộn, có khi là gió mùa Đông Bắc) mạnh lên kết hợp với mưa cuối mùa phía Tây Trường Sơn làm cho lượng mưa và cường độ mưa trên lưu vực tăng lên mạnh mẽ vượt qua cường độ thấm, khả năng trữ nước trong đất đã đạt đến mức bão hoà do đó lũ trong thời gian này là lũ lớn nhất trong năm.
Phần lưu vực sông Ba từ trung du đến thượng nguồn nằm trên các khu vực địa hình khác nhau, có chế độ mưa khác nhau và cường độ mưa sinh lũ nói chung không lớn nên lũ vùng này không lớn và hầu như không có sự tổ hợp của các lũ sông nhánh gặp nhau ở dòng chính gây lũ lớn.
Phần lưu vực phía hạ lưu thì ngược lại, mưa lớn trong năm tập trung trong thời gian tương đối ngắn, cường độ mưa lớn, khi lũ cuối mùa trên dòng chính sông Ba về đến Củng Sơn thường trùng với thời kỳ mưa lớn vùng hạ lưu, do đó lũ lớn trong năm thường gặp nhau. Do lũ lớn hàng năm ở hạ lưu sông Ba thường gặp nhau nên tình hình ngập lụt vùng hạ du trong thời gian này nói chung là nghiêm trọng, nhất là đối với vùng canh tác lúa Tuy Hoà thuộc hệ thống Đồng Cam.
Mưa thời đoạn ngắn sinh lũ
Mưa lớn là nguyên nhân của mọi thiên tai như xói mòn lũ lụt… làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân cũng như nền kinh tế quốc dân.
Căn cứ số liệu mưa ngày của các trạm đo mưa trong lưu vực thì cường độ mưa ngày tại các nơi thuộc lưu vực như sau:
Khu vực Tây Trường Sơn và Trung gian: Trong hai khu vực này do ít chịu tác động của bão cũng như áp thấp nhiệt đới, các nhiễu động biển Đông nên lượng mưa ngày không lớn lắm. Lượng mưa bình quân ngày nhiều năm khoảng 100 đến 130 mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đã quan trắc được ở các trạm trong hai khu vực trên như sau:
Pleiku X1max = 227,8 mm ngày 21/VI/1979 Pơ Mơ Rê X1max = 227,0 mm ngày 18/X/1990 An Khê X1max = 248,2 mm ngày 15/XI/2013 Cheo Reo X1max = 250,5mm ngày 2/XI/1980
Trong các chuỗi số liệu quan trắc cho thấy lượng mưa ngày lớn nhất của vùng này chỉ đạt 250 mm và X1% là 270 mm ở vùng thung lũng, đạt 350 mm ở vùng cao nguyên Khu vực Đông Trường Sơn: Do chịu tác động mạnh mẽ của mưa do bão, áp thấp nhiệt đới và các nhiễu động thời tiết biển Đông gây ra nên khu vực này (phần hạ lưu sông Ba) có lượng mưa ngày khá lớn. Lượng mưa lớn nhất ngày bình quân nhiều năm từ 250 đến
350 mm. Lượng mưa lớn nhất ngày đã quan trắc được tại các trạm trên lưu vực như sau: Tuy Hoà X1max = 628,9 mm ngày 3/X/1993
Sơn Thành X1max = 502,0 mm ngày 4/X/1993 Sông Hinh X1max = 632,9 mm ngày 2/XI/1980
Lượng mưa lớn nhất ngày bình quân nhiều năm trên 250 mm, lớn nhất có thể đạt trên 600 mm.