Đa số những người cung cấp DVMTR ở lưu vực hồ Sông Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình là các hộ nghèo. Vì vậy, chính sách triển khai đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo và xây dựng chương trình nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta, từng bước xã hội hóa nghề rừng, đồng thời huy động, hình thành một nguồn tài chính mới bền vững cho công tác bảo vệ rừng để ổn định đời sốngvà góp phần ổn định an ninh chính trị xã hội. Cụ thể:
- Từ 2012 đến 2017 đã có 255 xóm tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Sau 06 năm có 56 xã, thị trấn tham gia chỉ trả dịch vụ môi trường rừng. - Sau 06 năm có 04 huyện, 01 thành phố tham gia chỉ trả dịch vụ môi trường rừng.
- Tổng số hộ gia đình là chủ rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực sông Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình là: 10.005 hộ.
- Tổng số hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng là: 47 hộ.
- Tổng số cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng là: 222 cộng đồng.
- Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình năm 2012 là: 134.233,94 đồng/ha/năm; năm 2017 tăng lên là: 237.123,42đồng/ha/năm; dự kiến năm 2018 tăng lên là 289.593 đồng/ha/năm.
- Diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng của hộ gia đình là chủ rừng cao nhất là: 83,13 ha; thấp nhất là: 0,01 ha.
- Diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng của hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng cao nhất là: 30,08 ha; thấp nhất là: 0,88 ha.
- Diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng của một cộng đồng dân cư cao nhất là: 1.096,48 ha; thấp nhất là: 2,96 ha.
- Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã chi trả cho các hộ gia đình là chủ rừng trong 06 năm từ 2012 - 2017 là: 26.330.190.755 đồng.
- Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã chi trả cho các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng rừng trong 06 năm từ 2012 - 2017 là: 1.328.369.700 đồng.
- Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã chi trả cho cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng rừng trong 06 năm từ 2012 - 2017 là: 30.491.526.626 đồng.
Qua kết quả khảo sát đánh giá chính sách chi trả DVMTR thì chính sách đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao nhận thức của người dân giữ được rừng là có cuộc sống ấm no, có cơm ăn, áo mặc, không còn khó khăn như những năm trước đây khi chưa có chính sách. Từ khi triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên tham gia, huy động được nguồn nhân lực lớn trong xã hội tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng một cách thường xuyên, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, kinh tế, chính trị ở địa phương.
Mặt khác với tổng số tiền chi trả DVMTR cho các cộng đồng thôn bản trong vòng 06 năm qua tại lưu vực là: 30.491.526.626 đồng; Như vậy bình quân 01 năm mỗi cộng đồng sẽ nhận với số tiền là: 22.981.537 đồng, với 222 cộng đồng được hưởng lợi sẽ là một nguồn tài chính quan trọng góp phần xây dựng nông thôn mới khu vực nghiên cứu nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung, thay vì phải đóng góp tiền tại nhiều địa phương trong tỉnh các cộng đồng bản ngoài việc đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống người dân, còn được sử dụng hiệu quả cho việc xây dựng các công
trình: chi đầu tư cho tổ đội bảo vệ rừng và xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ rừng, sửa đường liên bản; xây dựng nhà văn hóa, lớp học, các công trình nước sạch vệ sinh môi trường...
Theo kết quả điều tra cho thấy, từ khi có các công trình này đã giúp người dân tiêu thụ nông sản dễ hơn, thu nhập cao hơn và đời sống người dân được cải thiện giảm được áp lực phá rừng. Sau khi triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR có những tác động tích cực tới công tác quản lý bảo vệ rừng. Qua khảo sát các chủ rừng, các cộng đồng thôn bản có những biện pháp tích cực trong việc bảo vệ rừng, họ đề ra quy ước người dân trong thôn, bản không được lấn chiếm phá rừng trái phép, các hộ phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau thành lập tổ, nhóm thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng, kiên quyết không cho phá rừng, họ kết hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân không được phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, với cách làm này đã tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân bảo vệ rừng. Do đó tình trạng phá rừng, làm nương rẫy, khai thác gỗ trái phép…đã giảm đi đáng kể. Chất lượng rừng ngày một nâng cao, tăng khả năng phòng hộ, phát huy được vai trò, giá trị của rừng trong việc cung cấp chất lượng DVMTR ngày một tốt hơn.
Qua khảo sát thực tế từ các đơn vị chi trả DVMTR trong tỉnh đều cảm nhận được chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là rất quan trọng đã đem lại lợi ích cho các bên liên quan và xã hội giảm được nghèo.