Thực trạng hoạt động chi trả dịchvụ môitrường rừngtại lưu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực hồ sông đà nhà máy thủy điện hòa bình​ (Trang 49)

Sông Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình

4.1.2.1 Hiện trạng diện tích rừng

Thực trạng diện tích rừng khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại Bảng 4.1:

Bảng 4.1. Diện tích rừng tại địa bàn nghiên cứu

Đơn vị tính: ha

Trạng thái Tổng Đà Bắc Tân Lạc Mai Châu TP Hòa Bình Cao Phong Tổng diện tích 122.400,00 71.429,94 10.722,34 16.287,39 1.770,06 22.190,27 Đất Lâm nghiệp 87.656,60 54.587,63 6.773,53 13.258,77 877,17 12.159,50 Đất có rừng 71.069,00 44.237,30 5.169,14 11.814,34 795,14 9.053,08 Rừng tự nhiên 53.816,00 34.807,63 4.377,24 7.968,37 358,70 6.304,06 Rừng chưa có trữ lượng 25.308,23 18.332,20 46,62 3.580,08 218,69 3.130,64 Rừng Nghèo 8.579,05 5.803,46 760,89 690,46 1.324,24 Rừng trung bình 7.698,17 6.285,61 90,34 740,71 114,17 467,34 Núi đá có 12.230,55 4.386,36 3.479,39 2.957,12 25,84 1.381,84

Trạng thái Tổng Đà Bắc Tân Lạc Mai Châu TP Hòa Bình Cao Phong cây Rừng chưa có trữ lượng 25.308,23 18.332,20 46,62 3.580,08 218,69 3.130,64 Rừng trồng 17.253,00 9.429,67 791,90 3.845,97 436,44 2.749,02 Rừng trồng gỗ 7.204,75 3.714,82 505,29 338,80 379,59 2.266,25 Rừng trồng tre nứa 10.048,25 5.714,85 286,61 3.507,17 56,85 482,77 Đất trống 16.587,60 10.350,33 1.604,39 1.444,43 82,03 3.106,42 Đất trống (Ia,Ib) 15.102,15 9.315,76 1.495,94 1.213,38 82,03 2.995,04 Đất trống (Ic) 485,06 476,07 - 3,34 - 5,65 Rừng trồng chưa thành rừng 1.000,39 558,50 108,45 227,71 - 105,73 Đất Khác 34.743,40 16.842,31 3.948,81 3.028,62 892,89 10.030,77 Mặt nước 11.029,10 6.296,65 1.408,84 1.553,18 669,61 1.100,82 Đất nông nghiệp 4.671,86 3.362,30 235,85 588,61 - 485,10 Các loại đất khác 19.042,44 7.183,36 2.304,12 886,83 223,28 8.444,85

Nguồn: Số liệu tại Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 28/3/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt và công bố kết quả kiêm kê rừng tỉnh Hòa Bình.

Qua Bảng 4.1 cho thấy, tổng diện tích đất lâm nghiệp trong lưu vực hồ Sông Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình có 87.656,60 ha (chiếm 71,61% tổng diện tích lưu vực), trong đó:

- Diện tích đất có rừng chiếm 58,1% tổng diện tích lưu vực (71.069,00 ha), diện tích rừng tự nhiên chiếm 44% tổng diện tích lưu vực (53.816,00 ha), diện tích rừng trồng chiếm 14,1% (17.253,00 ha).

- Diện tích đất chưa có rừng trong lưu vực hồ Sông Đà chiếm 14% tổng diện tích lưu vực (16.587,60 ha).

- Diện tích đất khác trong lưu vực hồ Sông Đà chiếm 28,40% (có 34.743,40 ha).

4.1.2.2 Thực trạng hoạt động chi trả DVMTR lưu vực hồ Sông Đ

Qua điều tra khảo sát cho thấy, tính đến năm 2018 có 01 nhà máy thủy điện sử dụng DVMTR trên lưu vực hồ Sông Đà với diện tích sử dụng DVMTR là 71.069,00 ha. Thông tin về Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, đơn vị sử dụng DVMTR trên lưu vực hồ Sông Đà được thể hiện ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thông tin về đơn vị sử dụng DVMTR trong lƣu vực

Đơn vị sử dụng DVMTR Vị trí đơn vị sử dụng DVMTR Đập dâng k t cấu bằng đất đá, đất sét trọng lực Công suất thi t k (MW) Sản lƣợng dự ki n (KWh/năm) Diện tích rừng sử dụng DVMTR (ha) Nhà máy thủy điện Hòa Bình Phường Tân Hòa, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Chiều dài và bờ trái 743m, chiều cao 128m, chiều rộng mặt 15m chiều rộng đáy 900m. 1.920 8,16 tỷ 71.069,00

4.1.2.3 Diện tích rừng tại lưu vực hồ Sông Đ nh thủy điện Hòa Bình thực hiện chi trả DVMTR

Hiện trạng rừng áp dụng chính sách chi trả DVMTR trong lưu vực hồ Sông Đà phân theo quy hoạch 3 loại rừng, mục đích sử dụng rừng được thể hiện ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Hiện trạng rừng áp dụng chính sách chi trả DVMTR phân theo quy hoạch ba loại rừng, mục đích sử dụng rừng

Trạng thái Tổng diện tích (ha) Rừng đặc dụng (ha) Rừng phòng hộ (ha) Rừng sản xuất(ha) Tổng diện tích 122.400,00 6.139,99 50.108,25 66.151,76 1. Đất lâm nghiệp 87.656,60 5.886,52 44.712,31 37.057,77 - Đất có rừng 71.069,00 5.594,71 38.334,20 27.140,09 + Rừng tự nhiên 53.816,00 5.513,68 31.713,80 16.588,52 + Rừng trồng 17.253,00 81,03 6.620,40 10.551,57 - Đất trống 16.587,60 291,81 6.378,11 9.917,68 2. Đất khác 34.743,40 253,47 5.395,94 29.093,99

Nguồn: Số liệu tại Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 03/4/2007 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Hòa Bình.

Từ dữ liệu Bảng 4.3 cho thấy, đối tượng rừng áp dụng chính sách chi trả DVMTR là các loại rừng nằm trong đất lâm nghiệp, bao gồm các trạng thái rừng tự nhiên gồm rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và rừng trồng nằm trong diện tích đất quy hoạch cho ngành lâm nghiệp. Trong đó, diện tích rừng sản xuất nhiều nhất với 66.151,76 ha (chiếm 54,04% tổng diện tích lưu vực); tiếp đến là rừng phòng hộ với50.108,25 ha (chiếm 40,94%); ít nhất là rừng đặc dụng với 6.139,99 ha (chiếm 5,02%).

Tương tự, hiện trạng rừng áp dụng chính sách chi trả DVMTR trong lưu vực hồ Sông Đà phân theo đơn vị chủ quản lý được tổng hợp tại Bảng 4.4 cho thấy, diện tích do chủ rừng là cộng đồng xã, thôn, bản quản lý chiếm 45,87% tổng diện tích đất có rừng (với 32.595,90 ha); diện tích do chủ rừng là hộ gia đình quản lý chiếm 42,05% tổng diện tích đất có rừng (với 29.883,85 ha); diện tích do chủ rừng là tổ chức nhà nước quản lý chiếm 12,09% (với 8.589,25 ha).

Bảng 4.4. Hiện trạng giao đất giao rừng áp dụng chính sách chi trả DVMTR phân theo chủ quản lý

Trạng thái Tổng diện tích Chủ rừng tổ chức nhà nƣớc Chủ rừng cộng đồng xã, thôn, bản Chủ rừng hộ gia đình Tổng 71.069,00 8.589,25 32.595,90 29.883,85 Rừng tự nhiên 53.816,00 8.331,14 28.892,59 16.592,27 Rừng chưa có trữ lượng 25.308,23 3930,34 13579,52 7798,37 Rừng nghèo 8.579,05 1301,48 4622,81 2654,76 Rừng trung bình 7.698,17 1330,29 4044,96 2322,92 Núi đá có cây 12.230,55 1769,03 6645,30 3816,22 Rừng trồng 17.253,00 258,11 3.703,31 13.291,58

Nguồn: Số liệu tại Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 28/3/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh Hòa Bình

4.1.2.4 Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại lưu vực hồ Sông Đ nh máy thủy điện Hòa Bình

Kết quả giao đất lâm nghiệp và khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn lưu vực thủy điện Hòa Bình được thể hiện ở Bảng 4.5.

Bảng 4.5. K t quả giao đất lâm nghiệp và khoán quản lý bảo vệ rừng lƣu vực hồ S ng Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình

TT Hạng mục Đơn vị Diện tích Ghi chú

1 Giao đất lâm nghiệp 87.656,60

- UBND xã, cộng đồng thôn bản ha 10.518,79

- Chủ rừng tổ chức nhà nước ha 40.322,04

- Hộ gia đình ha 36.815,77

2 Diện tích rừng đã giao QL bảo vệ 71.069,00

- Chủ rừng tổ chức nhà nước ha 8.589,25

- Chủ rừng cộng đồng xã, thôn, bản ha 32.595,90

- Chủ rừng hộ gia đình ha 29.883,85

Nguồn: Số liệu Quỹ Bảo vệ và PT rừng tỉnh Hòa B nh xác định ranh gi i lưu vực và diện tích rừng trong lưu vực; giao đất giao rừng của UBND tỉnh số 611/QĐ-UBND ngày 24/7/2015; Sở Tài nguyên – Môi trường.

Hiện nay các hình thức giao khoán bảo vệ rừng trên địa bàn lưu vực hồ Sông Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình gồm có:

Giao rừng cộng đồng: UBND huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong, thành phố Hòa Bình đã tiến hành giao rừng cho một số cộng đồng dân cư thôn bản trong lưu vực vào giai đoạn 1994 - 1999 theo Nghị định 02/1994/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/01/1994 ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Tuy nhiên, cho đến nay, việc giao rừng cho tổ chức, cộng đồng thôn bản, hộ gia đình của các xã nêu trên không đạt hiệu quả, các chủ rừng được giao rừng không nhận diện được các khu vực rừng được giao, hồ sơ quản lý ở các xã, huyện đã bị thất lạc. Chủ trương của UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành kế

định giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/1994/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/01/1994 của tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình thuộc các xã nêu trên, rà soát, hoàn chỉnh thủ tục để giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2015 - 2018 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trong đó có mục tiêu cụ thể tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Ban Quản lý bảo vệ rừng: Ngày 08 tháng 8 năm 2015 UBND tỉnh Hòa Bình ban hành quyết định về đối tượng được giao rừng gồm: Ban quản lý rừng Bảo tồn thiên (Phu Canh; Thượng Tiến; Ngọc Sơn - Ngổ Luông; Hang Kia - Pà Cò) và các cộng đồng, nhóm hộ được nhận khoán, các chủ rừng tổ chức Nhà nước để bảo vệ rừng, khu Di tích lịch sử, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, các giá trị về đa dạng sinh học; bảo tồn nguồn gen quý hiếm các loài động vật, thực vật quý hiếm của khu rừng đặc dụng và môi trường nước vào lòng hồ Hòa Bình. Tuy nhiên, việc giao quản lý bảo vệ rừng trên cũng vẫn chưa đạt được kết quả cao.

Kết quả xác định diện tích rừng cung ứng chi trả DVMTR lưu vực hồ Sông Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình theo trạng thái rừng được thể hiện tại Bảng 4.6

Bảng 4.6. Diện tích rừng cung ứng DVMTR theo trạng thái rừng

Trạng thái rừng

Tổng cộng (ha)

Diện tích rừng cung ứng chi trả DVMTR (ha)

Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất

Rừng tự nhiên 53.816,00 5.513,68 31.713,80 16.588,52

Rừng trồng 17.253,00 81,03 6.620,40 10.551,57

Tổng 71.069,00 5.594,71 38.334,20 27.140,09

Nguồn: Số liệu giao đất giao rừng Quyết định số 611/QĐ-UBND ngày 24/7/2015 của UBND tỉnh Hòa Bình.

4.1.2.5 Thực trạng việc triển khai chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực hồ Sông Đ nh máy thủy điện Hòa Bình

Việc thực hiện chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng tại lưu vực hồ Sông Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình đã thực hiện có sự nhầm lẫn diện tích giữa các hộ gia đình và nhầm lẫn trong khi đơn vị sử dụng DVMTR, đã ký kết hợp đồng ủy thác và tự kê khai nộp tiền chi trả DVMTR từ năm 2013 với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hòa Bình, các chủ rừng đã tham gia bảo vệ rừng từ những năm trước 2015. Do chưa có hồ sơ nghiệm thu diện tích rừng đủ điều kiện cung ứng DVMTR, chưa đánh giá cụ thể chất lượng rừng, loại rừng, nguồn gốc hình thành rừng của đơn vị nghiệm thu. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hòa Bình nghiệm thu đối với chủ rừng là tổ chức; Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà nghiệm thu đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn, bản.

4.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động chi trả dịch vụ m i trƣờng rừng tại lƣu vực hồ S ng Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình

4.2.1 Mô hình khoán bảo vệ rừng D MR

Kết quả điều tra và phân tích tại Mục 4.1.2.3 cho thấy việc khoán bảo vệ rừng tại Hòa Bình có 3 mô hình khoán là tổ chức nhà nước; cộng đồng xã, thôn, bản; hộ gia đình. Tuy nhiên, mô hình khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn bản và hộ gia đình chưa thực sự hiện quả do ranh giới khoán và giao bảo vệ chưa thực sự rõ ràng ngoài thực địa, mặc dù tỉnh Hòa Bình đã có triển khai các hoạt động rà soát lại ranh giới và đối tượng được khoán bảo vệ.

Đối tượng khoán bảo vệ là các Khu bảo tồn thiên nhiên, các khu bảo tồn này đã thành lập Ban quản lý, gồm Phu Canh; Thượng Tiến; Ngọc Sơn - Ngổ Luông; Hang Kia - Pà Cò. Trên cơ sở diện tích nằm trong các KBT, các KBT tiến hành ký hợp đồng khoán bảo vệ với các nhóm cộng đồng địa phương, nhóm hộ được nhận khoán, nhìn chung kết quả ban đầu rất khả quan.

4.2.2 Hiệu quả về kinh tế - xã hội

Đa số những người cung cấp DVMTR ở lưu vực hồ Sông Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình là các hộ nghèo. Vì vậy, chính sách triển khai đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo và xây dựng chương trình nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta, từng bước xã hội hóa nghề rừng, đồng thời huy động, hình thành một nguồn tài chính mới bền vững cho công tác bảo vệ rừng để ổn định đời sốngvà góp phần ổn định an ninh chính trị xã hội. Cụ thể:

- Từ 2012 đến 2017 đã có 255 xóm tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Sau 06 năm có 56 xã, thị trấn tham gia chỉ trả dịch vụ môi trường rừng. - Sau 06 năm có 04 huyện, 01 thành phố tham gia chỉ trả dịch vụ môi trường rừng.

- Tổng số hộ gia đình là chủ rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực sông Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình là: 10.005 hộ.

- Tổng số hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng là: 47 hộ.

- Tổng số cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng là: 222 cộng đồng.

- Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình năm 2012 là: 134.233,94 đồng/ha/năm; năm 2017 tăng lên là: 237.123,42đồng/ha/năm; dự kiến năm 2018 tăng lên là 289.593 đồng/ha/năm.

- Diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng của hộ gia đình là chủ rừng cao nhất là: 83,13 ha; thấp nhất là: 0,01 ha.

- Diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng của hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng cao nhất là: 30,08 ha; thấp nhất là: 0,88 ha.

- Diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng của một cộng đồng dân cư cao nhất là: 1.096,48 ha; thấp nhất là: 2,96 ha.

- Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã chi trả cho các hộ gia đình là chủ rừng trong 06 năm từ 2012 - 2017 là: 26.330.190.755 đồng.

- Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã chi trả cho các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng rừng trong 06 năm từ 2012 - 2017 là: 1.328.369.700 đồng.

- Tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã chi trả cho cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng rừng trong 06 năm từ 2012 - 2017 là: 30.491.526.626 đồng.

Qua kết quả khảo sát đánh giá chính sách chi trả DVMTR thì chính sách đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao nhận thức của người dân giữ được rừng là có cuộc sống ấm no, có cơm ăn, áo mặc, không còn khó khăn như những năm trước đây khi chưa có chính sách. Từ khi triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên tham gia, huy động được nguồn nhân lực lớn trong xã hội tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng một cách thường xuyên, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, kinh tế, chính trị ở địa phương.

Mặt khác với tổng số tiền chi trả DVMTR cho các cộng đồng thôn bản trong vòng 06 năm qua tại lưu vực là: 30.491.526.626 đồng; Như vậy bình quân 01 năm mỗi cộng đồng sẽ nhận với số tiền là: 22.981.537 đồng, với 222 cộng đồng được hưởng lợi sẽ là một nguồn tài chính quan trọng góp phần xây dựng nông thôn mới khu vực nghiên cứu nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung, thay vì phải đóng góp tiền tại nhiều địa phương trong tỉnh các cộng đồng bản ngoài việc đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống người dân, còn được sử dụng hiệu quả cho việc xây dựng các công

trình: chi đầu tư cho tổ đội bảo vệ rừng và xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ rừng, sửa đường liên bản; xây dựng nhà văn hóa, lớp học, các công trình nước sạch vệ sinh môi trường...

Theo kết quả điều tra cho thấy, từ khi có các công trình này đã giúp người dân tiêu thụ nông sản dễ hơn, thu nhập cao hơn và đời sống người dân được cải thiện giảm được áp lực phá rừng. Sau khi triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR có những tác động tích cực tới công tác quản lý bảo vệ rừng. Qua khảo sát các chủ rừng, các cộng đồng thôn bản có những biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực hồ sông đà nhà máy thủy điện hòa bình​ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)