Hiện nay, trên 90% dân số các xã nằm trong lưu vực hồ thủy điện Hòa Bình sống chủ yếu vào phát triển sản xuất Nông - lâm - ngư nghiệp. Những xóm ven hồ ít ruộng thu nhập từ lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ kết hợp khai thác thuỷ sản; một số xóm có điều kiện là bến thuyền và điểm du lịch có mức thu nhập khá hơn nhờ kinh doanh dịch vụ (xã Thái Thịnh - thành phố Hòa Bình; xã Thung Nai, xã Bình Thanh - huyện Cao Phong; xã Vầy Nưa, xã Hiền Lương - huyện Đà Bắc; xã Ngòi Hoa - huyện Tân Lạc....); các hộ dân còn lại làm nông nghiệp (nương rẫy, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản...). Những xóm xa hồ có nhiều diện tích bưa bãi bằng thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm 80% (bao gồm: lúa, ngô, sắn, chè, mía, .... và kết hợp chăn nuôi). những nơi này đời sống nhân dân có khá hơn, thu nhập bình quân cao hơn và ổn định hơn và bắt đầu hình thành một số ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp nhưng quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng thấp, chậm phát triển.
Nguyên nhân chính là về tập quán, nhận thức vốn liếng, kỹ thuật..., hệ thống giao thông còn yếu, chưa đủ vì vậy chưa tạo điều kiện cho nhân dân khai thác tốt các thế mạnh tiềm năng về đất đai, tài nguyên rừng và nguồn lợi từ hồ Hoà Bình. Mặc dù đã có sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự nỗ lực khắc phục khó khăn của nhân dân để phát triển kinh tế. Nhưng đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào 56 xã thuộc lưu vực hồ thủy điện Hòa Bình nói riêng và nhân dân trong vùng nói chung vẫn còn rất khó khăn, chưa ổn định, nguy cơ tái nghèo là rất cao.