Địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực hồ sông đà nhà máy thủy điện hòa bình​ (Trang 41)

Do đặc điểm của vùng là nằm trên địa bàn rộng lớn trải dài trên chiều dài 80 km địa hình phức tạp, nên đặc điểm đất đai cũng không đồng nhất. Nhìn chung đất của khu vực được hình thành trên các loại đá mẹ chủ yếu là đá vôi, sa thạch, phiến thạch, đá mác ma trung tính, a xít.

* Thổ nhưỡng:

Khu vực hồ sông Đà có các loại đất chủ yếu sau:

- Nhóm đất Feralitic màu vàng phát triển trên đá phiến thạch sét có kết cấu hạt mịn, tầng dày trên 130cm.

- Nhóm đất Feralitic màu nâu, nâu đen phát triển trên đá vôi có kết cấu hạt mịn, tầng dày trên 120cm.

- Nhóm đất Feralitic màu vàng phát triển trên đá sa thạch có kết cấu hạt thô, tầng dày trên 80cm.

- Nhóm đất Feralitic màu nâu đỏ phát triển trên đá mác ma trung tính, axít. - Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước.

Nhìn chung các loại đất khu vực hồ Sông Đà có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ, thịt nặng tầng dày trung bình từ 50 - 130 cm, thích hợp với nhiều loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Đất canh tác nông nghiệp phần lớn là đất đồi núi, xen lẫn một số bãi bằng; một số nơi có diện tích đất bằng nhỏ đã được nhân dân trồng lúa, làm màu. Do đất canh tác trước đây đã bị ngập hết nên nhân dân chỉ có thể canh tác chủ yếu trên đất dốc, đất đồi, trong đó diện tích đất rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu cho hồ thủy điện Hòa Bình chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, diện tích đất gieo trồng cây nông nghiệp trong lưu vực rất ít.

3.2 Đặc điểm kinh t - xã hội của khu vực nghi n cứu

3.2.1 Dân số và lao động

- Dân số: Tổng dân số các xã vùng lưu vực là 62.615 người thuộc khu vực nông thôn. Mật độ dân số 110 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,17%.

- Dân tộc: Dân tộc sinh sống chính là dân tộc Mường chiếm 82%; Tày chiếm 5%; Dao chiếm 4%; dân tộc Kinh 3%, các dân tộc khác chiếm 6%.

- Lực lượng lao động các xã vùng dự án tương đối trẻ, số người trong độ tuổi lao động có 26.656 người chiếm 38,2% dân số.

3.2.2 Thực trạng về kinh tế

Hiện nay, trên 90% dân số các xã nằm trong lưu vực hồ thủy điện Hòa Bình sống chủ yếu vào phát triển sản xuất Nông - lâm - ngư nghiệp. Những xóm ven hồ ít ruộng thu nhập từ lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ kết hợp khai thác thuỷ sản; một số xóm có điều kiện là bến thuyền và điểm du lịch có mức thu nhập khá hơn nhờ kinh doanh dịch vụ (xã Thái Thịnh - thành phố Hòa Bình; xã Thung Nai, xã Bình Thanh - huyện Cao Phong; xã Vầy Nưa, xã Hiền Lương - huyện Đà Bắc; xã Ngòi Hoa - huyện Tân Lạc....); các hộ dân còn lại làm nông nghiệp (nương rẫy, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản...). Những xóm xa hồ có nhiều diện tích bưa bãi bằng thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm 80% (bao gồm: lúa, ngô, sắn, chè, mía, .... và kết hợp chăn nuôi). những nơi này đời sống nhân dân có khá hơn, thu nhập bình quân cao hơn và ổn định hơn và bắt đầu hình thành một số ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp nhưng quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng thấp, chậm phát triển.

Nguyên nhân chính là về tập quán, nhận thức vốn liếng, kỹ thuật..., hệ thống giao thông còn yếu, chưa đủ vì vậy chưa tạo điều kiện cho nhân dân khai thác tốt các thế mạnh tiềm năng về đất đai, tài nguyên rừng và nguồn lợi từ hồ Hoà Bình. Mặc dù đã có sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự nỗ lực khắc phục khó khăn của nhân dân để phát triển kinh tế. Nhưng đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào 56 xã thuộc lưu vực hồ thủy điện Hòa Bình nói riêng và nhân dân trong vùng nói chung vẫn còn rất khó khăn, chưa ổn định, nguy cơ tái nghèo là rất cao.

3.2.3 Thực trạng về hệ thống cơ sở hạ tầng

Trong nhiều năm qua các xã thuộc lưu vực hồ thủy điện Hòa Bình đã được Nhà nước đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.Đến nay hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu đã được xây dựng phát huy tốt hiệu quả phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Song do nhu cầu ngày càng lớn, mức đầu tư hàng năm có hạn lại kéo dài, quy mô nhỏ, lẻ... đến nay nhiều công trình đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng, chưa được đầu tư sửa chữa,... Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường học, trạm y tế,...) đến nay đã xây dựng đạt khoảng 70-80% nhu cầu, trong đó khoảng 30 - 40% đáp ứng được yêu cầu về quy mô và độ vững chắc ổn định lâu dài.

- Hệ thống đường bộ: Có các tuyến đường tỉnh lộ, đi qua các xã vùng dự án. Ngoài ra còn có hệ thống đường liên xã. Tất cả các xã trong vùng dự án đều có đường giao thông đến trung tâm xã, trong đó có một số xã có đường nhựa, mặt đường tương đối ổn định. Hệ thống đường từ xã đến xóm, đường liên thôn được nâng cấp và mở mới thường xuyên thông qua các chương trình dự án như Chương trình 135, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình dự án ổn định dân cư và phát triển kinh tế vùng hồ Sông Đà..., song hệ thống đường này vẫn thường xuyên bị sạt lở do mưa lũ, việc đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

- Hệ thống đường thuỷ: Có khoảng 85 km Sông Đà chảy qua thuận lợi cho giao thông đường thuỷ nội địa.

3.2.4 Thực trạng về văn hóa xã hội

Y tế: Toàn bộ các xã trong vùng đều có trạm y tế xã nhưng trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh hầu hết đã cũ và lạc hậu nên chỉ có thể sơ cứu và điều trị các bệnh thông thường, các ca bệnh nặng phải chuyển lên tuyến trên.

Giáo dục:Bằng các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, trường lớp học được đầu tư xây dựng mới, đủ phòng học, lớp học đáp ứng được nhu cầu

trường lớp học cho con em các xã đến trường học tập. Tuy nhiên một số xã trường học đã bị xuống cấp, cần được sửa chữa nâng cấp để đảm bảo điều kiện học tập.

3.3 Đánh giá chung điều kiện kinh t , xã hội

* Thuận lợi:

- Cơ chế chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước thông thoáng, hợp lòng dân đã tạo cơ hội cho các chủ rừng chủ động tổ chức sản xuất trên đất được giao, khoán rừng và đất rừng.

- Được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.

- Có hồ Hòa Bình rất thuận tiện cho giao thông và vận chuyển bằng đường thủy; có tiềm năng lớn về đất đai và lao động; có rừng, đất rừng thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp khác nhau, khí hậu thời tiết thuận lợi phù hợp với nhiều loại cây trồng nên có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

- Diện tích mặt nước lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.

- Tiềm năng khai thác về du lịch sinh thái, du lịch lòng hồ và tâm linh trên vùng hồ lớn.

- 56 xã thuộc lưu vực hồ thủy điện Hòa Bình được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/CP của Chính phủ.

- Lực lượng cán bộ làm công tác kỹ thuật của Ban quản lý rừng phòng hộ sông Đà có nhiều kinh nghiệm về hoạt động lâm nghiệp bám sát địa bàn và gắn bó mật thiết với nhân dân, hàng năm đều đạt kết quả tốt. Trong quá trình thực hiện dự án, nhân dân được tập huấn nâng cao nhận thức về luật và các chính sách lâm nghiệp của Nhà nước như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng… được chuyển giao kỹ thuật gieo ươm và trồng rừng cũng như kinh doanh rừng đem lại hiệu quả cao.

* hó khăn:

- Sản xuất hàng hóa chưa phát triển. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, khả năng huy động vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp hạn chế.

- Công tác sản xuất kinh doanh lâm nghiệp chưa được đầu tư đúng mức. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lâm nghiệp, trình độ thâm canh rừng còn hạn chế.

- Sản xuất, chế biến lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp quy mô nhỏ, chủ yếu bán sản phẩm thô, gây lãng phí nguyên liệu; giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng thấp, đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương chưa cao.

- Các hộ gia đình và các tổ chức khác thiếu vốn đầu tư cho trồng rừng, bảo vệ rừng.

- Hệ thống đường giao thông yếu, xuống cấp, chưa được thực sự quan tâm đầu tư đúng mức.

- Kinh phí đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đầu tư hạ tầng cơ sở lâm nghiệp... còn thấp so với nhu cầu phát triển chung của xã hội.

- Tập quán canh tác của nhân dân phần lớn là quảng canh, thu nhập của các xã chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông, lâm nghiệp có năng suất và lợi nhuận thấp. Đời sống nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4 Heading 1_Tran Ngoc The_Chuyển sang chữ trắng trƣớc khi in

4.1 Thực trạng và hoạt động chi trả dịch vụ m i trƣờng rừng tại lƣu vực hồ S ng Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình

4.1.1 Cơ sở pháp lý thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT, ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT, ngày 07 tháng 5 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT, ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Thông tư số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC, ngày 16 tháng 11 năm 2012 thông tư liên tịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTBT, ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;

Quyết định số 2284/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án triển khai Nghị định số

99/2010/NĐ-CP, ngày 06 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Quyết định số 3003/QĐ-BNN-TCLN, ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về việc công bố diện tích rừng thuộc lưu vực trong phạm vi từ hai tỉnh trở lên làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Quyết định 676/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 4 năm 2007 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc phê duyệt kết quả rà soát lại quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Hoà Bình;

Quyết định số 2642/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hòa Bình;

Quyết định số 447/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt đề án Dự án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2020;

Quyết định số 155/QĐ-UBND, ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí lập dự án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực Nhà máy thủy điện Hòa Bình;

Văn bản số 365/UBND-NLN, ngày 23 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc lập dự án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực hồ Hòa Bình;

Văn bản số 328/SNN-LN ngày 09 tháng 5 năm 2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giao chủ đầu tư lập dự án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực hồ Hòa Bình.

Nhận xét chung:

Để triển khai hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Hòa Bình có hiệu quả, ngoài những cơ sở pháp lý cấp Nhà nước như Luật, Nghị định, Thông tư và Quyết định… tỉnh Hòa Bình cũng đã ban hành các Quyết định, Hướng dẫn cụ thể hóa hoạt chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nhìn chung, các văn bản trên đều phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động triển khai chi trả dịch vụ một trường rừng tại các địa phương.

4.1.2 Thực trạng hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừngtại lưu vực hồ

Sông Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình

4.1.2.1 Hiện trạng diện tích rừng

Thực trạng diện tích rừng khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại Bảng 4.1:

Bảng 4.1. Diện tích rừng tại địa bàn nghiên cứu

Đơn vị tính: ha

Trạng thái Tổng Đà Bắc Tân Lạc Mai Châu TP Hòa Bình Cao Phong Tổng diện tích 122.400,00 71.429,94 10.722,34 16.287,39 1.770,06 22.190,27 Đất Lâm nghiệp 87.656,60 54.587,63 6.773,53 13.258,77 877,17 12.159,50 Đất có rừng 71.069,00 44.237,30 5.169,14 11.814,34 795,14 9.053,08 Rừng tự nhiên 53.816,00 34.807,63 4.377,24 7.968,37 358,70 6.304,06 Rừng chưa có trữ lượng 25.308,23 18.332,20 46,62 3.580,08 218,69 3.130,64 Rừng Nghèo 8.579,05 5.803,46 760,89 690,46 1.324,24 Rừng trung bình 7.698,17 6.285,61 90,34 740,71 114,17 467,34 Núi đá có 12.230,55 4.386,36 3.479,39 2.957,12 25,84 1.381,84

Trạng thái Tổng Đà Bắc Tân Lạc Mai Châu TP Hòa Bình Cao Phong cây Rừng chưa có trữ lượng 25.308,23 18.332,20 46,62 3.580,08 218,69 3.130,64 Rừng trồng 17.253,00 9.429,67 791,90 3.845,97 436,44 2.749,02 Rừng trồng gỗ 7.204,75 3.714,82 505,29 338,80 379,59 2.266,25 Rừng trồng tre nứa 10.048,25 5.714,85 286,61 3.507,17 56,85 482,77 Đất trống 16.587,60 10.350,33 1.604,39 1.444,43 82,03 3.106,42 Đất trống (Ia,Ib) 15.102,15 9.315,76 1.495,94 1.213,38 82,03 2.995,04 Đất trống (Ic) 485,06 476,07 - 3,34 - 5,65 Rừng trồng chưa thành rừng 1.000,39 558,50 108,45 227,71 - 105,73 Đất Khác 34.743,40 16.842,31 3.948,81 3.028,62 892,89 10.030,77 Mặt nước 11.029,10 6.296,65 1.408,84 1.553,18 669,61 1.100,82 Đất nông nghiệp 4.671,86 3.362,30 235,85 588,61 - 485,10 Các loại đất khác 19.042,44 7.183,36 2.304,12 886,83 223,28 8.444,85

Nguồn: Số liệu tại Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 28/3/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt và công bố kết quả kiêm kê rừng tỉnh Hòa Bình.

Qua Bảng 4.1 cho thấy, tổng diện tích đất lâm nghiệp trong lưu vực hồ Sông Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình có 87.656,60 ha (chiếm 71,61% tổng diện tích lưu vực), trong đó:

- Diện tích đất có rừng chiếm 58,1% tổng diện tích lưu vực (71.069,00 ha), diện tích rừng tự nhiên chiếm 44% tổng diện tích lưu vực (53.816,00 ha), diện tích rừng trồng chiếm 14,1% (17.253,00 ha).

- Diện tích đất chưa có rừng trong lưu vực hồ Sông Đà chiếm 14% tổng diện tích lưu vực (16.587,60 ha).

- Diện tích đất khác trong lưu vực hồ Sông Đà chiếm 28,40% (có 34.743,40 ha).

4.1.2.2 Thực trạng hoạt động chi trả DVMTR lưu vực hồ Sông Đ

Qua điều tra khảo sát cho thấy, tính đến năm 2018 có 01 nhà máy thủy điện sử dụng DVMTR trên lưu vực hồ Sông Đà với diện tích sử dụng DVMTR là 71.069,00 ha. Thông tin về Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, đơn vị sử dụng DVMTR trên lưu vực hồ Sông Đà được thể hiện ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thông tin về đơn vị sử dụng DVMTR trong lƣu vực

Đơn vị sử dụng DVMTR Vị trí đơn vị sử dụng DVMTR Đập dâng k t cấu bằng đất đá, đất sét trọng lực Công suất thi t k (MW) Sản lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực hồ sông đà nhà máy thủy điện hòa bình​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)