Huy động vốn theo loại hình tiền gử

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh an phú (Trang 29 - 31)

IV Lao động trong biên chế 57 6 14 7.02%

2.2.2.1 Huy động vốn theo loại hình tiền gử

Từ năm 2009 đến nay tình hình biến động lãi suất huy động có nhiều biến

động phức tạp nên khách hàng ưa chuộng loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn ngày, để theo dõi dòng biến động của lãi suất, chủ yếu là loại 1 đến 3 tháng. Về phía các ngân hàng cũng đưa ra mức lãi suất từ 1 đến 3 tháng cao hơn. Từ 6 đến 36 tháng thường

đưa ra mức lãi suất thấp hơn để chờ ổn định giá cả trên thị trường tiền tệ, được thể

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo loại hình tiền gửi Đơn vị tính: Tỷđồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ Tổng vốn huy động 1,500 1,900 400 26.67% Không kỳ hạn 250 400 150 60% Kỳ hạn dưới 12 tháng 900 1,100 200 22.22% Kỳ hạn trên 12 tháng 350 400 50 14.28%

( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2009 – 2010)[5]

Năm 2010 tổng vốn huy động đạt 1,900 tỷ đồng, so với 1,500 tỷ đồng năm 2009 thì tốc độ tăng là 26.67%. Mặc dù thị trường tiền tệ có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong thời kì này nhưng Chi nhánh An Phú đã có những kết quả khá tốt trong nghiệp vụ huy động vốn. Cụ thể: Tiền gửi không kỳ hạn đạt tốc độ tăng 60%, đây là loại hình tiền gửi tăng nhanh nhất trong cơ cấu vốn huy động phân theo loại hình tiền gửi, điều này cho thấy Chi nhánh An Phú đã tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các TCKT. Mặc khác do tâm lý của khách hàng, họ muốn gửi tiền ngắn hạn hơn vì họ

mong chờ lãi suất cao, về phía ngân hàng họ chờ đợi lãi suất ổn định để đưa ra mức lãi suất cao hơn. Việc gia tăng nhanh chóng của tiền gửi không kỳ hạn còn cho biết rằng đã có thêm nhiều khách hàng quan tâm đến việc thanh toán qua ngân hàng và sử dụng dịch vụ này tại Chi nhánh An Phú, là một dấu hiệu tốt trong quá trình tiến tới thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1,100 tỷ đồng với tốc độ tăng 22.22%. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng chậm hơn với tốc độ tăng 14.28%. Như

vậy có thể thấy được sự thay đổi trong chính sách huy động của ngân hàng đối với loại hình tiền gửi có chi phí huy động cao hơn.

Cụ thể tình hình huy động vốn theo loại hình tiền gửi được biểu hiện theo biểu đồ sau:

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2009 – 2010)[5]

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn theo thời gian

Trong năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn tăng 150 tỷ đồng so với năm trước

đạt 400 tỷ đồng. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1,100 tỷ đồng tăng 200 tỷ đồng so năm 2009, và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng nhẹ đạt 400 tỷ đồng tăng 50 tỷđồng so năm 2009. Tốc độ tăng của tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng nhỏ

hơn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và nhỏ hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ

hạn. Nguyên nhân là vì xu thế hiện nay, lãi suất ngắn hạn cao hơn nhiều so với lãi suất dài hạn, nên dân chúng sẽ chuyển hướng sang loại hình tiền gửi có lợi cho họ

hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh an phú (Trang 29 - 31)