Ảnh hưởng của tốc độ lắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thu nhận levan từ (bacillus subtilis) và bước đầu ứng dụng sản xuât thức ăn chăn nuôi cho gà cảnh giai đoạn 1 14 ngày tuổi​ (Trang 45 - 47)

Tốc độ lắc có vai trò khá quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển đối với các chủng vi khuẩn hiếu khí. Tốc độ lắc góp phần phân bố đều mật độ vi sinh vật và cung cấp đủ lượng oxy cho vi sinh vật sử dụng do đó tốc độ lắc có ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp levan của chủng B. subtilis (Santos và cs, 2013).

Sau khi xác định được các điều kiện thích hợp nuôi cấy sinh tổng hợp levan: hàm lượng sucrose, pH, nguồn nito, nồng độ nito, tỷ lệ giống cấp, đề tài tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu sự ảnh hưởng của tốc độ lắc đến khả năng sinh levan từ chủng B. subtilis với các tốc độ lắc tương ứng: 100 vòng/phút, 125 vòng/phút, 150 vòng/phút và 175 vòng/phút. Kết quả được trình bày hình 3.10 và hình 3.11.

Hình 3.10. Kết quả ảnh hưởng của tốc độ lắc đến khả năng sinh tổng hợp levan

Hình 3.11. Canh trường sau khi nuôi cấy chủng B. subtilis với tốc độ lắc khác nhau

Kết quả hình 3.10 cho thấy hàm lượng levan cao nhất ở tốc độ lắc 150 vòng/phút (18,71 g/l).

Khi tốc độ lắc thấp 100 vòng/phút hàm lượng levan thu được ít (14,56 g/l). Khi tốc độ lắc quá cao 175 vòng/phút hàm lượng levan thu được giảm xuống (17,32 g/l) có thể do tốc độ lắc làm vỡ tế bào B. subtilis do đó khả năng sinh tổng hợp levan của chủng ở tốc độ lắc này có xu hướng giảm dần.

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Trí năm 2011 về điều kiện thích hợp nuôi cấy chủng B. subtilis CB15 sinh protease trên môi trường dịch ép đầu tôm, khi tốc độ lắc từ 130 vòng/phút trở lên cho kết quả tốt hơn so với tốc độ lắc thấp 100 vòng/phút. Tác giả Shin và cs (2005), cho thấy tốc độ lắc để thu được hàm lượng levan cao nhất của chủng B. subtilis Takahashi, từ 150 - 200 vòng/phút.

Trong nghiên cứu của Jothi và cs (2019), khi nghiên cứu ảnh hưởng tốc độ lắc lên chủng B. subtilis MTCC 441 sinh tổng hợp levan ở các mức 0, 100, 120, 150, 170 và 200 vòng/ phút. Kết quả của tác giả cho thấy, ở tốc độ lắc 150 vòng/phút thu được hàm lượng levan cao nhất và tương đương kết quả nghiên cứu của Khadiga và cs (2015), với tốc độ lắc 150 vòng/phút đối với chủng B. subtilis V8 sinh tổng hợp levan.

Do vậy, trong nghiên cứu này lựa chọn tốc độ lắc 150 vòng/phút cho quá trình sinh tổng hợp levan của chủng B. subtilis trên môi trường cơ bản bổ sung sucrose 80 g/l, ở pH 7, nguồn nito YE, nồng độ nio 2%, tỷ lệ giống cấp 7,5% , ở nhiệt độ 370C trong thời gian 24 giờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thu nhận levan từ (bacillus subtilis) và bước đầu ứng dụng sản xuât thức ăn chăn nuôi cho gà cảnh giai đoạn 1 14 ngày tuổi​ (Trang 45 - 47)