Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật sinh trưởng cho rừng trồng bần chua (sonnerratia caseolaris l engl ) tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình​ (Trang 25 - 28)

Phương pháp xử lý và tính các đặc trưng mẫu

Sau khi thu thập số liệu ngoài thực địa, tiến hành xử lý và sắp xếp số liệu thu thập được theo phương pháp thống kê toán học.

+ Để chia tổ và cự ly giữa các tổ, sử dụng các công thức chia tổ của Brooks và Caruther[6].

- Số tổ: m = 5* log(n); hay m = 3,3* log(n) + 1 - Cự ly tổ: k =

Trong đó: m: số tổ quan sát

n: số cây đo đếm được (dung lượng mẫu) k: cự ly tổ

Xmax: trị số lớn nhất Xmin: trị số nhỏ nhất

+ Ứng với mỗi tổ có một tần suất tương ứng được tính:

+ Các số liệu thống kê được tính trên cơ sở: - Trung bình mẫu:

- Phương sai: S2 = (n-1)

- Hệ số biến động: CV% = .100 - Sai tiêu chuẩn trung bình mẫu: Sx =

- Thể tích cây bình quân được tính trực tiếp từ V các cây giải tích bằng phương pháp phân đoạn tiết diện giữa của Huber

ni (di)2.li

Trong đó: Vi: thể tích của các đoạn từ gốc lên ngọn di: đường kính giữa từng đoạn

li: chiều dài phân đoạn n: số phân đoạn cây giải tích

Phương pháp phân tích số liệu

+ Áp dụng phương pháp phân tích hồi quy và tương quan để mô hình hóa đường hồi quy thực nghiệm theo một dạng hàm toán học nào đó (bao gồm: mô hình hóa quy luật sinh trưởng của rừng qua các nhân tố D1,3, H, V). Việc chọn một hàm lý thuyết thích hợp ngoài việc căn cứ vào các tham số thống kê có được từ các phương trình xây dựng, kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan, kiểm tra sự tồn tại của hàm hồi quy, sự phù hợp của dạng phương trình còn phải căn cứ vào tính phù hợp với quy luật sinh học của loài cây tại khu vực nghiên cứu. Quá trình xử lý và tính toán thực hiện bằng phần mềm Excel.

+ Phương pháp tính toán, phân tích hồi quy và tương quan đã được trình bày rất chi tiết trong nhiều giáo trình thống kê sinh học.

* Phương pháp chung để thiết lập mô hình là: - Xác định các dạng phương trình toán học phù hợp

- Tính các tham số của mô hình bằng phương pháp hồi quy - Đánh giá mức độ phù hợp của phương trình bằng các tham số - Kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan (r)

Việc kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan để khẳng định các phương trình thử nghiệm có thật sự tồn tại trong tổng thể rừng hay không. Sau khi kiểm tra, loại ra những phương trình có hệ số tương quan không tồn tại.

Để kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan, dùng trắc nghiệm T (trắc nghiệm student) với k = n - 2 bậc tự do ở mức ý nghĩa α = 0,05 và α = 0,01 so sánh giá trị Ttính theo công thức:

Ttính = *

Trong đó: r: hệ số tương quan n: dung lượng mẫu

Ttính < Tα thì hệ số tương quan không đáng tin cậy.

Nếu kết quả cho hệ số tương quan đáng tin cậy, ta kết luận rằng mô hình thật sự tồn tại mối tương quan.

+ Kiểm tra mức ý nghĩa hàm hồi quy bằng trắc nghiệm F qua việc so sánh trị số Ftính = MShồi quy/MSsai số với trị số Fbảng với hai bậc tự do df1 = 1 và df2 = n - 2.

Nếu Ftính > Fbảng thì giả thuyết H0 bị bác bỏ (tồn tại dạng hồi quy). Ngược lại, nếu Ftính < Fbảng thì giả thuyết H0 được chấp nhận, nghĩa là hàm hồi quy không tồn tại thật sự.

+ So sánh để chọn dạng phương trình tốt nhất.

* Tiêu chuẩn chung để lựa chọn một mô hình phù hợp là: - Đường biểu diễn lý thuyết gần sát với đường thực nghiệm - Có sai biệt (sai số tiêu chuẩn) là nhỏ nhất

- Chỉ tiêu kiểm tra sự phù hợp của dạng phương trình được tồn tại

Ở đề tài này, tác giả đã vận dụng một cách kế thừa những hàm toán học của các kết quả nghiên cứu trước đây để mô phỏng quy luật tương quan giữa các nhân tố sinh trưởng. Qua tham khảo các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, nhận thấy rằng: các dạng hàm toán học dùng để biểu diễn mối tương quan giữa các nhân tố sinh trưởng thường được các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam sử dụng là:

1. y = a + b.x

2. y = a0 + a1x + a2x2 3. y = a + b.log(x) 4. y = a.xb

5. y = a.eb.x

Trong đó: y: là biến số phụ thuộc hay hàm số x: là biến số độc lập hay đối số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật sinh trưởng cho rừng trồng bần chua (sonnerratia caseolaris l engl ) tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)