Đặc điểm hải văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật sinh trưởng cho rừng trồng bần chua (sonnerratia caseolaris l engl ) tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình​ (Trang 36 - 38)

- Chế độ thủy triều: huyện Thái Thụy cũng như vùng ven biển cửa sông đồng bằng sông Hồng có chế độ nhật triều khá thuần nhất. Biên độ dao động

mực nước triều tối đa 3,0 – 3,5 m, trung bình 1,7 – 1,9m và tối thiểu 0,3 – 0,5 m. Mực nước triều lớn nhất nhiều năm có thể đạt 4,0 m và thấp nhất khoảng 0,08m. Hàng tháng có 5 – 7 ngày có lần nước lớn và 2 lần nước ròng, mỗi kỳ kéo dài từ 11 đến 13 ngày với biên độ dao động ngày đêm từ 1,5 đến 3,0 m và giữa chúng là các kỳ nước kém, mỗi kỳ kéo dài 2 – 3 ngày với biên độ dao động nhỏ từ 0,5 – 0,8 m. Độ cao triều trung bình 1,8m; độ cao tuyệt đối từ 0,6 – 3,8 m. Số ngày triều cường từ 3m trở lên có từ 152 – 176 ngày. Trong những ngày triều cường, nước mặn có thể xâm nhập khá sâu vào các cửa sông.

- Độ đục nước biển: Do ảnh hưởng lớn của các cửa sông, độ đục nước biển khu vực huyện Thái Thụy thay đổi theo các mùa. Trong mùa lũ, các sông mang theo nhiều phù sa hơn nên độ đục khá lớn song độ đục lại giảm hẳn về mùa kiệt. Vùng biển khu vực có bề mặt biển thoáng, bãi triều nông và trải rộng nên sóng gây ảnh hưởng rất lớn đến phân bố độ đục ở khu vực này. Khi có sóng gió lớn, nhất là vào thời điểm mực nước triều cao mặc dù lượng phù sa sông đưa ra trong mà kiệt là nhỏ, sóng gió khuấy đảo bùn cát đáy làm độ đục tăng lên. Đặc biệt ở khu vực ngưỡng cửa sông độ đục có thể đạt trị số rất lớn là nguyên nhân dẫn đến phân bố độ đuc rất phức tạp ở khu vực cửa sông ven biển. Từ độ sâu 5m trở ra biển độ đục giảm đi một cách đáng kể.

Trong mùa đông, độ đục nước biển tương đối đồng nhất, ít thay đổi dao động từ 100 – 150 mg/l, được phân bố như sau:

+ Lòng dẫn các cửa sông độ đục ít thay đổi, dao động từ 100 – 140 mg/l theo quy luật tăng dần về phía biển cho tới ngưỡng cửa sông. Tại ngưỡng cửa sông độ đục

có thể đạt giá trị lớn hơn 150mg/l.

+ Vùng cửa sông từ ngưỡng cửa sông đến độ sâu 5m vè phía biển độ đục giảm đi một cách rõ rệt. Từ độ sâu 10m trở ra độ đục thường nhỏ hơn 100 mg/l. Khu vực gần các chương cát, bãi cạn có độ đục cao (có thể đạt 500 mg/l), chủ yếu là do ảnh hưởng của sóng và dòng chảy sóng làm bứt bùn cát đáy.

Trong mùa hè, thường gắn liền với mùa mưa lũ, độ đục thay đổi rất phức tạp dao động từ 100 – 550 mg/l. Khu vực cửa sông Trà Lý có độ đục lớn. Do lượng nước và lượng phù sa mùa này trong sông đưa ra lớn nên dòng nước đục do sông đưa ra khá xa, nhất là thủy triều xuống dòng phù sa ra tới trên 10km. Tại đây độ đục có thể đạt 150 mg/l hay lớn hơn. Ngoài độ sâu 10m độ đục giảm đi đáng kể nhưng cũng có nơi vẫn đạt 100 mg/l.

- Độ trong của nước trong các ao đầm: Độ trong ở các đầm nuôi nước lợ của khu vực ven biển Thái Thụy khá cao (dao động trong khoảng 40 – 60 cm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật sinh trưởng cho rừng trồng bần chua (sonnerratia caseolaris l engl ) tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)