Ngoài các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao, đường kính 1,3m, thì đường kính tán cũng là nhân tố khá quan trọng trong việc đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng trên dạng lập địa cụ thể. Cũng như các nhân tố sinh trưởng khác, sinh trưởng về đường kính tán không những phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính của loài cây mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố như: các biện pháp tác động, mật độ trồng ban đầu, mật độ rừng hiện tại ở các tuổi rừng. Ngoài ra, đường kính tán còn được dùng để làm cơ sở cho việc điều chỉnh mật độ rừng cho thích hợp ở từng giai đoạn phát triển nhằm nâng cao được sức sản xuất của rừng.
Để xác định đặc điểm này, chúng tôi tiến hành đo đường kính tán của tất cả các cây cá thể trong các ô tiêu chuẩn theo hai hướng vuông góc, sau đó tính giá trị trung bình cho từng cây. Số liệu được gộp thành một bảng số liệu tổng hợp, được chia tổ và có tần suất tương ứng. Biểu đồ đường phân bố lúc này được minh họa bằng quan hệ giữa trị số giữa tổ và tần suất.
Kết quả nghiên cứu cụ thể được trình bày ở bảng 4.3, các hình từ 4.11 đến 4.15 và kết quả các chỉ tiêu phân tích thống kê mô tả cấu trúc rừng được trình bày trong Phụ lục.
Bảng 4.6: Bảng phân bố số cây N (%) theo đường kính tán Dt (m) của rừng bần chua trồng tại khu vực nghiên cứu
Tuổi 5 Tuổi 7 Tuổi 9 Tuổi 11 Tuổi 13
Dt N Dt N Dt N Dt N Dt N 0,8 5,6 0,8 12,9 0,8 6,4 0,8 2,5 0,8 0,9 1,3 18,4 1,3 10,8 1,3 11,4 1,3 5,7 1,3 3,8 1,8 38,4 1,8 18 1,8 20 1,8 20,5 1,8 21,7 2,3 33,6 2,3 36 2,3 38,6 2,3 46,7 2,3 39,6 2,8 4 2,8 15,1 2,8 17,1 2,8 21,3 2,8 23,6 3,3 5,8 3,3 2,9 3,3 3,3 3,3 7,5 3,8 1,4 3,8 3,6 3,8 2,8
Hình 4.11: Biểu đồ mô tả phân bố N – Dt của bần chua trồng tuổi 5
Hình 4.12: Biểu đồ mô tả phân bố N – Dt của bần chua trồng tuổi 7
Hình 4.14: Biểu đồ mô tả phân bố N – Dt của bần chua trồng tuổi 11
Hình 4.15: Biểu đồ mô tả phân bố N – Dt của bần chua trồng tuổi 13
Từ kết quả thu được ở bảng 4.6 và các biểu đồ cho thấy đường kính tán của lâm phần đều có dạng một đỉnh. Rừng ở tuổi 5 (hình 4.11), đường phân bố có dạng một đỉnh hơi tù, số cây tập trung ở đường kính tán 1,8m (Dt bình quân 1,7m) với hệ số biến động thấp Cv = 1,6%. Cho thấy bần chua mới trồng phát triển về đường kính tán tưong đối đồng đều, do bởi tại thời điểm này khi đường kính bình quân 1,7m nên khoảng không gian sinh trưởng còn tương đối lớn, giữa các cây chưa có sự canh tranh về không gian sinh trưởng và mức độ phân hóa tán chưa xảy ra. Còn việc tồn tại một số cây có đường kính tán cỡ 0,8m với tần suất thấp có thể được giải thích do bởi yếu tố di truyền như giống, chất lượng cây con, cây trồng dặm các năm đầu trồng rừng....
Các hình 4.12 đến 4.15 cho thấy các đường biểu diễn phân bố số cây theo đường kính tán đều có dạng giống nhau một đỉnh, đối xứng qua giá trị Dt = 2,3m với hệ số biến động tương đối nhỏ lần lượt là Cv = 1,2%, 1,2%, 1,4%, 1,9%. Đường kính tập trung ở cỡ từ 1,8m đến 2,8m. Ở giai đoạn này rừng bước vào khép tán và giữa các cá thể cây xảy ra cạnh tranh không gian sinh trưởng. Quá trình này diễn ra từ từ, số cây có điều kiện nội tại và ngoại cảnh phát triển mạnh về Dt tương đương với số cây có Dt nhỏ và vừa cùng tồn tại và phát triển, vì vậy đường phân bố có dạng một đỉnh, đối xứng. Sau giai đoạn tuổi 11, bắt đầu cần tỉa thưa điều chỉnh mật độ, giúp cho những cây còn lại phát triển mạnh và đều về Dt nhằm nâng cao sức sinh trưởng và khả năng phòng hộ của rừng.
4.2.4. Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính
Đây là một trong những quy luật cấu trúc cơ bản của rừng. Việc nghiên cứu tìm hiểu và nắm vững quy luật này là sự cần thiết đối với công tác điều tra kinh doanh và nuôi dưỡng rừng. Bởi lẽ, chiều cao cũng là m ột trong những nhân tố cấu thành thể tích thân cây và trữ lượng rừng. Thông qua quy luật này, kết hợp với quy luật Dt/D1,3 có thể cho phép xác định các nhân tố điều tra cơ bản của rừng.
Phương trình được chọn để mô tả tương quan Hvn/D1,3 cho rừng trồng Bần chua trên khu vực nghiên cứu dựa trên các tiêu chí như: R2 cao nhất, Sig.f < 0,05. Đề tài đã sử dụng một số phương trình phổ biến để xác lập tương quan . Kết quả được trình bày ở phụ lục và được tổng hợp trong bảng 4.7
Bảng 4.7: Tập hợp các dạng phương trình tương quan Hvn/D1,3 STT Dạng phương trình Các chỉ tiêu thống kê
R2 Std.E Sig.f a b c 1 Hvn = a + b*D1,3 0,964 0,228 0,000 1,886 0,506 - 2 Hvn = a + b*Ln(D1,3) 0,929 0,316 0,000 -5,805 5,587 - 3 Hvn = a + b*D1,3 + c*D21,3 0,975 0,191 0,000 3,025 0,304 0,009 4 Hvn = a * Db1,3 0,955 0,040 0,000 1,398 0,719 -
Kết quả bảng 4.7 cho thấy, có thể sử dụng cả 4 dạng phương trình như
trên để mô tả quy luật tương quan Hvn/D1,3 cho rừng trồng Bần chua tại khu vực nghiên cứu với hệ số xác định R2 được tính ở mức rất chặt, dao động từ 0,955-0,975, sai tiêu chuẩn nhỏ dao động từ 0,040-0,316 và các tham số đều
tồn tại trong tổng thể. Nhưng phương trình Hvn =
3,025+0,304*D1,3+0,009*D21,3 có hệ số xác định R2= 0,975 cao nhất là phương trình thích hợp nhất đáp ứng được yêu cầu xây dựng phương trình hồi quy giữa chiều cao vút ngọn và đường kính thân cây để ứng dụng và nuôi dưỡng rừng trồng Bần chua tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Quy luật này trình bày ở hình 4.16
Hình 4.16: Đường biểu diễn tương quan giữa Hvn – D1,3 của rừng trồng bần chua
Qua kết quả thu được cho thấy chiều cao vút ngọn và đường kính 1,3m có mối tương quan thuận rất chặt chẽ với nhau, khi đường kính tăng thì chiều cao cũng tăng theo một tỷ lệ tương ứng. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu rừng bần chua tăng về chiều cao nhanh hơn so với đường kính 1,3m và từ cỡ kính 14 – 16cm chiều cao phát triển chậm dần so với đường kính 1,3m. Như vậy, dựa vào quy luật tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính, cần phải có các biện pháp lâm sinh tác động thích hợp ngay sau khi rừng khép tán để chiều cao cây tiếp tục phát triển bên cạnh sự phát triển của đường kính, nhằm tạo cho cây cân đối về hình dáng, phát huy tốt khả năng phòng hộ.
4.2.5. Quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực
Cũng tương tự như hướng nghiên ứcu quy luật tương quan Hvn/D1,3, tiến hành chỉnh lý và xác lập tương quan Dt/D1,3 theo dạng phương trình đường thẳng và phương trình đường cong logarit. Kết quả được trình bày ở phụ lục và được tổng hợp trong bảng 4.8.
Bảng 4.8: Tập hợp các dạng phương trình tương quan Dt/D1,3
TT Dạng phương trình Các chỉ số thống kê R2 Std.E Sig.f a b 1 Dt = a + b*D1,3 0,945 0,151 0,000 0,035 0,471 2 Dt = a +b*Ln(D1,3) 0,904 0,185 0,000 -3,280 3,135
Kết quả bảng 4.8 cho thấy các phương trình tương quan có hệ số xác định R2 rất cao từ 0,904- 0,945, sai tiêu chuẩn từ 0,151- 0,185 và các tham số trong tổng thể đều tồn tại, nhưng phương trình đường thẳng Dt = 0,035 + 0,417*D1,3 có hệ số xác định lớn nhất với R2 = 0,945, sai số nhỏ nhất là 0,151. Vì vậy, phương trình đường thẳng là phương trình được chọn phù hợp nhất để nghiên cứu quy luật tương quan giữa Dt/D1,3 cho rừng trồng Bần chua tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Quy luật này được trình bày ở hình 4.17
Từ kết quả thu được cho thấy đường kính tán và đường kính 1,3m có mối tương quan thuận rất chặt chẽ với nhau, khi đường kính tăng thì đường kính tán cũng tăng theo. Điều này cho phép rút ra kết luận về mặt sinh học là một bộ tán cây lớn và khỏe mạnh có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt là sinh trưởng và tăng trưởng về đường kính 1,3m của cây.
Từ đồ thị cho thấy đường kính tán các cây trong rừng bần chua tăng đều đặn theo đường kính 1,3m. Tuy nhiên, từ cỡ kính 12cm trở đi, đường kính tán có xu hướng tăng chậm dần. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cá thể trong rừng bần chua khi đạt cỡ đường kính từ 14 - 16cm trở lên, đường kính tán của chúng phát triển chậm dần.