Đặc điểm thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật sinh trưởng cho rừng trồng bần chua (sonnerratia caseolaris l engl ) tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình​ (Trang 31 - 33)

Nếu phân theo cấu tạo đất, khu vực ven biển huyện Thái Thụy bao gồm những dạng đất sau:

- Đất cát biển: Dạng đất chua yếu (pH = 5,5 – 6,0) nghèo dinh dưỡng. Đây làloại đất cát thô tạo địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới chủ yếu là cát mịn rời rạc, thường xuyên chịu tác động của thủy triều, tạo ra các bãi khô, bãi triều, các giồng cát trẻ được phân bố ở ven biển huyện Thái Thụy. Đây là loại đất xấu khó cải tạo, chỉ thích hợp cho trồng phi lao chắn sóng gió, xây dựng các khu du lịch bãi tắm hoặc tạo ao đầm giữ nước để nuôi hải sản chứ không phù hợp cho canh tác nông nghiệp. Ở Thái Thụy, nhóm đất này phân bố tập trung ở các xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô.

- Đất nhiễm mặn: Đất bãi bồi cửa sông ven biển sau khi được quai đê vẫn còn có độ mặn rất cao. Quá trình cải tạo bằng các hệ thống thủy lợi như thau chua rửa mặn, đã làm hạn chế sự ảnh hưởng của nước biển, song vẫn còn bị nhiễm mặn do nước mạch ngầm mặn ngấm vào. Độ nhiễm mặn nhiều hay ít phụ thuộc vào khoảng cách với biển (càng gần biển độ mặn càng cao); lượng nước ngọt của các con sông theo mùa (mùa mưa và mùa khô) và tùy thuộc vào thành phần cớ giới đất, với khoảng cách gần biển như nhau, đất có thành phần cơ giới nặng và tầng sét ở sâu thì độ nhiễm mặn ít, đất có thành phần cơ giới nhẹ và tầng cát nông thì độ nhiễm mặn cao. Có thể chia thành các dạng nhiễm mặn như sau:

+ Đất mặn sú vẹt: Phân bố chủ yếu ở ngoài đê hoặc trong các đê bối, chỉcó tácloại cây chịu mặn như sú, vẹt, cói, lau sậy sinh trưởng. Loại đất này phân bố hầu hết ở dọc bờ biển Thái Thụy, ở địa hình thấp dọc theo cửa sông Trà Lý đến cửa sông Thái Bình (chiếm khoảng 16,68% tổng diện tích đất mặn của huyện), tại các xã Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô. Trên loại đất này chỉ thích hợp trồng các loại cây ngập mặn, tạo môi trường thuận lợi cho việc xây dựng đầm, ao NTTS vì nhiều chất hữu cơ từ các cây ngập mặn và nhiều sinh vật phù du từ ngoài biển đưa vào.

+ Đất mặn nhiều: Là vùng đất đã được quai đê ngăn mặn, nhưng do gần cửasông ven biển nên bị ảnh hưởng mặn của biển còn nhiều. Đất này đã qua nhiều năm cải tạo, độ mặn giảm, có thể cấy lúa chịu mặn và cấy được 1 vụ lúa vào mùa mưa nhiều, vào mùa khô độ mặn tăng lên nên thường bị bỏ hoang. Loại đất này phân bố ở khu vực ngoài đê, ven biển và nơi các cửa sông, chiếm khoảng 18% diện tích đất mặn, phân bố ở các xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô.

+ Đất mặn ít và trung bình: Là vùng đất bồi tụ phù sa lâu đời và đã qua canh tác nhiều năm, nằm ở xa bờ biển có khi lên đến 10 – 15 km hoặc gần biển nhưng ở trong đê. Đất mặn chủ yếu do nguồn nước mạch ngầm thấm lên, rất không phù hợp với cấy lúa và làm rau màu. Về mùa khô, nước sông cạn, nước triều theo các dòng sông vào sâu trong đất liền ngầm vào các tầng sâu của đất và thấm lên các tầng đất làm cho đất mặn. Tại khu vực ven biển huyện Thái Thụy, loại đất này tập trung nhiều ở xã Thái Đô và dọc theo sông Diêm Hộ ở phía trong cửa sông.

- Đất phèn: Nhóm đất này có thành phần cơ giới là thịt nặng, nhão dẻo khi ướt, cứng rắn, nứt nẻ khi khô và thường xuất hiện một lớp bột màu vàng đậm bám trên mặt hoặc trong các khe nứt. Theo hình thái địa hình người ta phân ra đất phèn tiềm tàng và đất phèn trong đê. Trong khu vực ven biển của huyện Thái Thụy, đất phèn là một nhóm đất quan trọng, chiếm diện tích khá lớn trong khu vực. Đất phèn tập trung ở vùng trong đê thuộc lãnh thổ các xã phía Bắc sông Diêm Hộ. Hầu hết đất phèn trung bình trong khu vực nghiên cứu đều có thành phần cơ giới trung bình với lớp phủ chủ yếu là thực vật ưa mặn, chua như sú, vẹt.

- Đất phù sa: Đất phù sa phù hợp với nhiều loại hình canh tác khác nhau, kể cả nông nghiệp và thủy sản. Tại khu vực ven biển huyện Thái Thụy, nhóm đất này được hình thành do sự bồi đắp của các con sông Trà Lý, sông Diêm Hộ, sông Thái Bình chiếm khoảng 23% tổng diện tích. Nhóm đất này

phân bố phần lớn ở trong đê, ít được bồi hàng năm, một diện tích nhỏ được bồi hàng năm dọc các sông chín ở khu đê nhưng xa biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật sinh trưởng cho rừng trồng bần chua (sonnerratia caseolaris l engl ) tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)