Xác định tương quan giữa chiều cao với tuổi nhằm làm cơ sở đánh giá quá trình sinh trưởng của rừng từ khi trồng trên các dạng lập địa. Chiều cao phụ thuộc vào điều kiện nội tại của loài, điều kiện hoàn cảnh, đồng thời chúng cũng phụ thuộc nhiều vào các biện pháp tác động, nhất là đối tượng rừng trồng thuần loài. Để xác định được qui luật này, đề tài thử nghiệm các phương trình tương quan từ các số liệu thu thập về chiều cao của cây ở các ô tiêu chuẩn và cây giải tích, xử lý số liệu từ đó chọn được phương trình tương quan phù hợp, kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 4.5 và hình 4.17 dưới đây:
Bảng 4.12: Phương trình biểu thị mối tương quan giữa Hvn – A bằng hàm Schumacher
Phương trình sinh trưởng
Tham số của phương trình Số hiệu PT
m b c R2
H = 10,67*exp(-3,27/A^0,93) 10,67 3,27 0,93 0,990 4.2
Từ phương trình sinh trưởng ở bảng trên, xác định đường cong sinh trưởng chiều cao của rừng trồng bần chua tại khu vực nghiên cứu. Những giá trị sinh trưởng chiều cao từ tuổi 14 – 15 là giá trị nội suy và chỉ có ý nghĩa tham khảo để phân tích và dự đoán chiều hướng sinh trưởng chiều cao.
Quá trình này được mô phỏng trong hình 4.19
Từ kết quả tính toán và đồ thị cho thấy giữa chiều cao và tuổi có mối quan hệ chặt chẽ, khi tuổi càng tăng thì chiều cao cũng tăng theo dạng tương quan thuận (do hệ số b >0). Chiều cao bình quân của rừng bần chua từ tuổi 1 đến tuổi 7 tăng khá nhanh biểu thị qua độ dốc của đường cong khá rõ, và từ tuổi 8 đến tuổi 13 thì chiều cao của rừng tăng đều đặn và tương đối ổn định hơn. Quy luật này có thể còn duy trì và tiếp tục đến vài năm thì sẽ ổn định vì theo số liệu từ ô tiêu chuẩn và giải tích cây cho thấy chiều cao từ tuổi 11 đến tuổi 13 tương đối ổn định, ít có biến động.