Để tìm hiểu đặc điểm này, đề tài tiến hành đo đếm thu thập số liệu về chiều cao vút ngọn của tất cả các cây cá thể trong các ô tiêu chuẩn. Ở mỗi tuổi
chúng tôi gộp thành một bảng số liệu tổng hợp, được chia tổ và có tần suất tương ứng (bảng 4.3). Và các chỉ tiêu phân tích thống kê mô tả cấu trúc rừng được trình bày trong Phụ lục. Biểu đồ 4.6 đến 4.10 biểu thị đường cong phân bố được minh họa bằng quan hệ giữa trị số giữa tổ và tần suất.
Bảng 4.5: Bảng tóm tắt về phân bố số cây N (%) theo chiều cao Hvn (m) của rừng bần chua trồng tại khu vực nghiên cứu
Tuổi 5 Tuổi 7 Tuổi 9 Tuổi 11 Tuổi 13
Hvn N Hvn N Hvn N Hvn N Hvn N 4,5 0,8 5,5 1,4 5,5 2,9 6,5 4,1 6,5 3,8 5,5 2,4 6,5 12,2 6,5 6,4 7,5 9,8 7,5 2,8 6,5 2,4 7,5 10,1 7,5 10,7 8,5 23,0 8,5 13,2 7,5 24,8 8,5 42,4 8,5 27,1 9,5 36,1 9,5 18,9 8,5 69,6 9,5 33,8 9,5 25,7 10,5 21,3 10,5 36,8 10,5 27,1 11,5 5,7 11,5 24,5
Hình 4.6: Biểu đồ mô tả phân bố N – Hvn của bần chua trồng tuổi 5
Hình 4.8: Biểu đồ mô tả phân bố N – Hvn của bần chua trồng tuổi 9
Hình 4.9: Biểu đồ mô tả phân bố N – Hvn của bần chua trồng tuổi 11
Qua kết quả tính toán chỉ tiêu phân bố số cây theo chiều cao của rừng bần chua trồng được trình bày ở bảng 4.2 và các biểu đồ cho thấy chiều cao các cây của rừng bần chua tuổi 5 tương đối đồng đều bên cạnh một số cá thể này có chiều tăng nhanh nên phân bố chưa có đỉnh rõ ràng, điều này chứng tỏ chiều cao cây rừng đang phát triển mạnh để bước vào giai đoạn khép tán. Số cây tập trung cao nhất ở chiều cao từ 7,5m đến 8,5m (khoảng 90%), chiều cao bình quân của rừng là 7,3m, hệ số biến động về chiều cao tương đối Cv = 4,3%. Do rừng ở tuổi này (tại thời điểm nghiên cứu) chuẩn bị giao tán nên giữa các cá thể chưa có sự cạnh tranh về không gian sinh trưởng và dinh dưỡng. Ở giai đọan này sinh trưởng của rừng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố nội tại cũng như tiêu chuẩn cây con xuất vườn và khâu chăm sóc.
Qua giai đoạn tuổi 7 và tuổi 9 (hình 4.7 và 4.8) rừng khép tán nên giữa các cá thể diễn ra cạnh tranh không gian dinh dưỡng. Số cây tập trung chủ yếu ở cỡ chiều cao 8,5m đến 9,5m, nhưng vẫn còn nhiều cây có chiều cao từ 5,5m đến 7.5m (khoảng 40%), điều này cho thấy ở giai đoạn này hiệu quả tác động của chất lượng cây giống vẫn còn ảnh hưởng các cây khỏe sẽ phát triển nhanh hơn, lất át các cây yếu.
Vào tuổi 11, đường phân bố có dạng 1 đỉnh đối xứng tại chiều cao 9,5m xấp xỉ với chiều cao bình quân là 9m, hệ số biến động về chiều cao tương đối cao Cv = 6,2% và biên độ biến động R = 5,5m, số cây có chiều cao từ 8,5m đến 10,5m chiếm đa số đến khoảng 90,4%, điều này cho thấy các biện pháp lâm sinh tác động vào giai đọan này đạt hiệu quả cao.
Vào tuổi 13 (hình 4.10), đường phân bố chiều cao có dạng 1 đỉnh lệch hẳn về bên phải, với chiều cao tập trung từ cỡ 10m đến 12m và hệ số biến động cao Cv = 11,5%, điều này cho thấy việc chặt mở sáng, vệ sinh rừng ở 2 và 3 năm trước vẫn còn nhẹ nên các cá thể cây bần chua lại bước vào phân hóa, cạnh tranh không gian sinh trưởng.
Nhìn chung, rừng bần chua trồng tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình phát triển tốt nhưng cần phải chú ý đến các biện pháp lâm sinh tác động vào rừng cho
phù hợp hơn, cụ thể cần chặt vệ sinh, mở sáng mạnh hơn vào đúng thời điểm tạo điều kiện cho các cây phát triển tốt, qua đó sẽ nâng cao hiệu quả phòng hộ.