Quy luật sinh trưởng đường kính (D1,3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật sinh trưởng cho rừng trồng bần chua (sonnerratia caseolaris l engl ) tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình​ (Trang 57 - 58)

Để đánh giá quá trình sinh trưởng của rừng, đường kính giữ vai trò quan trọng, giúp định lượng cụ thể và chi tiết cho việc tỉa thưa, khai thác, điều chế rừng một cách có hiệu quả. Do vậy đề tài tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa đường kính với tuổi để xác định được quy luật sinh trưởng về

đường kính của rừng bần chua trồng tại khu vực nghiên cứu qua thử nghiệm một số dạng phương trình toán học được trình bày ở bảng 4.11

Bảng 4.11: Phương trình biểu thị mối tương quan giữa D1.3 – A bằng hàm Schumacher

Phương trình sinh trưởng Tham số của phương trình Số hiệu PT

m b c R2

D = 17,71*exp(-5,21/A^1,01) 17,71 5,21 1,01 0,997 4.1 Từ phương trình sinh trưởng ở bảng trên xác định đường cong sinh trưởng đường kính của rừng trồng bần chua tại khu vực nghiên cứu. Giá trị sinh trưởng đường kính từ tuổi 14 đến tuổi 15 là giá trị nội suy và chỉ có ý nghĩa tham khảo để phân tích và dự đoán chiều hướng sinh trưởng đường kính. Quá trình này được mô phỏng trong hình 4.18

Hình 4.18: Đường cong sinh trưởng D1.3 – A của rừng bần

Qua kết quả tính toán và đồ thị cho thấy rừng bần chua phát triển tương đối nhanh và đều đặn về đường kính 1,3m từ khi trồng đến tuổi lớn nhất hiện nay (13 tuổi). Đường kính tăng nhanh ở tuổi nhỏ từ tuổi 1 đến tuổi 4, và từ tuổi 5 trở đi đường kính vẫn tăng đều nhưng chậm hơn. Vì vậy đối với rừng bần chua trồng sau khi khép tán, từ tuổi 5 nên tiến hành chặt vệ sinh, loại bỏ các cây xấu, bị chèn ép tạo điều kiện cho các cây còn lại tiếp tục phát triển mạnh về đường kính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật sinh trưởng cho rừng trồng bần chua (sonnerratia caseolaris l engl ) tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình​ (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)