Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi – nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “chất khí” (vật lý lớp 10 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ của học sinh trong học tập (Trang 27 - 28)

B. NỘI DUNG

2.1.2.1 Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi – nghiên cứu

Dạy học khoa học tìm tòi – nghiên cứu là đảm bảo rằng học sinh thực sự hiểu biết những gì mà không phải đơn giản là nhắc và củng cố lại kiến thức. Động cơ học tập đƣợc xuất phát từ sự hài lòng của học sinh và không quan tâm đến lƣợng thông tin đƣợc ghi nhớ trong một thời gian ngắn mà là những ý tƣởng hay là khái niệm dẫn đến sự hiểu biết ngày càng sâu hơn cùng với sự lớn lên của học sinh.

+ Bản chất của nghiên cứu khoa học trong phương pháp LAMAP

Tiến trình tìm tòi khoa học của học sinh không phải là một đƣờng thẳng mà là một quá trình phức tạp. Học sinh tiếp nhận vấn đề, phân tích suy nghĩ logic rồi làm các thí nghiệm minh họa, nghiên cứu đối chiếu. Nếu không phù hợp thì học sinh phải quay trở về vị trí ban đầu, tiếp tục tìm tòi hƣớng đi khác. Trong quá trình đó, học sinh luôn phải phân tích, suy nghĩ trao đổi với các bạn trong nhóm và cả lớp cùng trao đổi làm cho không khí học tập của lớp sôi nổi.

+ Lựa chọn kiến thức khoa học trong phương pháp LAMAP

Lựa chọn kiến thức cho từng lứa tuổi và từng nhóm học sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định việc thành công của các bài học. Kiến thức phải vừa phải, phù hợp với trình độ của nhóm học sinh.

+ Quan niệm ban đầu của học sinh

Quan niệm ban đầu là những hiểu biết sơ khai của học sinh về một vấn đề trƣớc khi tìm hiểu rõ về bản chất sự việc và hiện tƣợng của vấn đề đó. Thông thƣờng quan niện này chƣa tƣờng minh, không chỉ là kiến thức cũ mà còn là kiến thức hay quan niệm của học sinh về một sự vật hiện tƣợng mới nào đó.

27

Quan niện ban đầu vừa và chƣớng ngại vật cản trở vừa là động lực thúc đẩy quá trình tìm tòi của học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu là một đặt trƣng quan trọng của phƣơng pháp LAMAP. Từ quan niệm ban đầu đó, giáo viên và học sinh cùng nhau làm các thí nghiệm hoặc dẫn chứng để kiểm tra tính đúng đắn hay sai lệch của quan niệm ban đầu đó.

Quan niệm ban đầu của học sinh rất đa dạng và phong phú, nhƣng để ý giáo viên sẽ thấy chúng có những nét tƣơng đồng. Từ những nét tƣơng đồng này, giáo viên có thể đặt các câu hỏi hay làm các thí nghiệm minh họa tùy theo nhận thức và độ tuổi của các em.

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “chất khí” (vật lý lớp 10 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ của học sinh trong học tập (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)